Phong lá đỏ là giống cây cảnh nổi tiếng vì vẻ đẹp lãng mạn của nó. Mùa thu trở trở nên rực rỡ đầy sắc đỏ làm thiên nhiên trở nên thơ mộng và đây cũng là khung cảnh làm du khách xao xuyến khi đến tham quan ở Hàn Quốc hay Nhật Bản. Hiện nay, cây đã được nhân giống trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều người thắc mắc về cây phong lá đỏ ở Việt Nam, bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn đôi điều về loài cây này nhé.
Thông tin cây phong lá đỏ
Nguồn gốc cây phong
CÂY PHONG LÁ ĐỎ KHOE SẮC RỰC RỠ TẠI NHÀ VƯỜN NGỌC LÂM
Phong lá đỏ có tên khoa học là Acer rubrum, tên tiếng anh là Red Maple, thuộc chi Phong trong họ Bồ Hòn. Loại cây này là là loại cây rụng lá phổ biến ở miền đông Bắc Mỹ và các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Hiện nay cây này đã được nhân giống rộng rãi và trồng được ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, loại cây này đã và đang trở thành loại cây cảnh dùng để trang trí trong nhà hay khu đô thị, công viên,… không thì thế Phong lá đỏ bonsai đang được nhiều người yêu thích và lựa chọn để làm đẹp trong nhà.
Loài cây này còn có tên gọi khác là cây Thích, cây Phong nước, Phong đầm lầy, cây Phong mềm, … và được dùng như cây cảnh để làm đẹp cảnh quan môi trường. Trong quá trình lai tạo, gây giống thành 3 nhóm phong lá đỏ với những đặc điểm khác nhau như:
- Nhóm Dissectum: lá phong có màu đậm với khoảng 5 – 9 thùy và có hình răng cưa ở mép lá.
- Nhóm Palmatum: lá phong có từ 5 – 7 thùy.
- Nhóm Linearilobum: lá phong có 5 thùy nhưng có 1 thùy dài hơn các thùy khác, các thùy mảnh.
Đặc điểm cây phong lá đỏ
Loài cây này thuộc loại thân gỗ lâu năm có tốc độ phát triển cây thuộc tầm trung, chất gỗ rắn chắc, cành lá xum xuê, chiều cao trung bình từ 2 – 10m. Khi cây còn nhỏ thì vỏ cây có màu xám trắng, cây càng lớn tuổi thì vỏ càng sẫm màu, xuất hiện vảy và trông vỏ sần sùi hơn. Cành Phong có màu hơi tối hoặc có màu đỏ tươi, cành to khỏe.
Lá chính là đặc điểm nổi bật của cây Phong, có hình dáng và màu sắc độc đáo, lá xẻ thành 5 – 9 thùy xòe ra các hướng khác nhau. Khi còn non, mặt trên lá có màu xanh nhạt, mặt dưới có màu kem, viền lá có răng cưa, các thùy có cạnh sắc nét, khe giữa các thùy nông. Lá sẽ chuyển dần sang màu cam rồi đến màu đỏ rực rỡ nhất trước khi rụng xuống vào mùa đông.
Hoa của cây Phong nở thành chùm trông như vương miện, quả Phong còn gọi là Phím Phong(Samaras), quả chín vào mùa hè, thường là vào tháng 6, bên trong có hạt màu đỏ, hạt này có thể dùng để nhân giống.
Cây Phong lá đỏ có nguồn gốc ở địa phương có khí hậu ôn đới nhưng vẫn có thể phát triển tốt ở nước ta. Loài cây này có thể chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, không cần tưới nhiều, khí hậu nóng hay lạnh đều chịu được. Nhưng nhiệt độ cao từ 30 – 40 độ C cây sẽ có hiện tượng cháy lá nhưng vẫn sống. Nhìn chung là loài cây này dễ trồng và không cần chăm sóc nhiều.
Ý nghĩa của cây phong lá đỏ
Cây Phong lá đỏ ở Việt Nam là loài cây mang ý nghĩa phong thủy tốt, đem lại nhiều may mắn, tài lộc và sức khỏe cho những người trồng cây, chính vì vậy loài cây này rất được ưa chuộng trên thị trường cây cảnh hiện nay.
Những gia đình nào rộng rãi đều có thể trồng trong chậu hoặc trong vườn, đối với những gia đình ở chung cư hoặc có diện tích hẹp thường rất thích những cây Phong lá đỏ bonsai hoặc Phong lá đỏ mini, vừa đẹp nhà lại mang ý nghĩa tốt đẹp.
Không chỉ thế, cây này còn được coi là biểu tượng của nhiều đất nước, đặc biệt là Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, …
Tác dụng cây phong lá đỏ
Với vẻ đẹp độc đáo và rực rỡ, chiều cao vừa đủ và các tán cây tỏa rộng nên có thể trồng ở ven hai bên đường, trong khu đô thị, trong công viên hay trồng trong sân vườn, cửa nhà, những cánh rừng phong cũng là địa điểm được nhiều du khách yêu thích đến chụp ảnh …
Ngoài ra, cây còn được trồng làm chậu cảnh trang trí trong nhà hàng, quán cà phê,… Chưa kể đến loài cây này còn có dáng cây, cành lá đẹp, màu lá, hoa rực rỡ như ánh nắng chiều tà, là dạng cây dễ tạo hình và mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nên được các nghệ nhân bonsai yêu thích sáng tạo thành nhiều mẫu cây Phong lá đỏ bonsai khác nhau.
Gỗ loài cây này rất chắc chắn, có độ cứng cao và ít bị mối mọt nên thường được dùng là nguyên liệu cho đồ thủ công mỹ nghệ hoặc nội thất.
Cành và lá của nó sau khi được xử lý và phối hợp với các vị thuốc khác có thể dùng trong đông y có tác dụng giảm đau, giải độc, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, trị mụn nhọt,…
Cây phong mini thường được dùng để trang trí trên bàn làm việc, bàn học, tủ, bàn phòng khách, …
Cách trồng cây phong lá đỏ giống
Tiêu chuẩn giống
Cây Phong lá đỏ giống có thể được nhân giống từ hạt với các cây phong trên 4 năm tuổi hoặc cắt mầm từ cây mẹ. Tiêu chuẩn cây giống là phải khỏe mạnh, cành lá tươi tốt, không bị sâu bệnh hay héo úa, rễ đầy đủ, không bị thối rễ, cây cao từ 35 cm trở lên.
Để nhân giống bằng hạt cần chọn hạt giống là chọn những hạt khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, sau khi chọn được thì cần ngâm hạt giống trong nước nóng từ 1- 2 ngày sau đó đem đi làm mát 3 tháng rồi mới đem gieo hạt. Nên gieo hạt vào mùa thu, với cây phát triển từ hạt cây Phong có thể cao đến 4 – 5m.
Với cây giống tạo từ phương pháp cắt mầm thì cây phát triển nhanh, sinh trưởng tốt nhưng chỉ cao khoảng 2,5 – 3m.
Đất trồng
Đất trồng tốt nhất dành cho loài cây này là đất mùn nhiều dinh dưỡng, tơi xốp, dễ thoát nước, chất đất hơi chua một chút. Loài cây này không chịu được ngập úng cũng như nắng quá gắt.
Thời vụ trồng và phương pháp trồng
Giống cây này là loài khá dễ trồng, không kén đất, phù hợp với nhiều loại khí hậu và độ ẩm khác nhau. Tuy nhiên, nếu trồng ở nơi khí hậu nóng ẩm thì cây sẽ chậm lớn, ít ra lá. Thời điểm tốt nhất để trồng loài cây này là khoảng tháng 10 đến tháng 3 tức là trồng vào hai mùa thu và đông.
Khi trồng cây nên đào hố sâu và đủ rộng để có thể giữ cây đứng vững. Rải một lớp phân hữu cơ trộn đất tơi xốp xuống mặt hố. Nếu trồng trong chậu thì cần chọn chậu rộng, có lỗ thoát nước dưới đáy phù hợp với kích thước của cây, đất trồng cây phải có đủ dinh dưỡng, tơi xốp và dễ thoát nước, đảm bảo trồng ở nơi có ánh nắng nhưng không chiếu vào cây cả ngày vì loài cây này không thích nắng gắt. Khi trồng cây vào hố thì nên trồng cao hơn mặt đất khoảng 10 – 15cm, có thể dùng que hoặc cọc gỗ cố định thân cây rồi lấp đất kín gốc cây, như vậy sẽ tránh tình trạng cây bị ngập úng.
Cây Phong lá đỏ không ưa gió, vì gió có thể làm cây bị mất nước. Khi trồng nên trồng ở nơi ít gió. Lưu ý nên phủ một lớp mùn hữu cơ quanh gốc cây để giữ cho đất ẩm cũng như bổ sung dinh dưỡng cho cây. Nên trồng bằng loại đất có nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt.
Kỹ thuật chăm sóc phong lá đỏ
Tưới nước
Cây Phong ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, nên chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ, nếu trong mùa hanh khô thì cần tưới tăng lượng nước lên, nên phủ một lớp cỏ hoặc mùn vào gốc cây để giữ ẩm cũng như bảo vệ cho cây vì rễ cây Phong ăn nông, dễ bị nắng và gió làm hỏng.
Trong tháng đầu tiên sau khi trồng, cứ khoảng 2-3 ngày thì tưới nước 1 lần, sau đó thì cứ 1 tuần tưới 1 lần, nếu vào mùa hè nắng nóng thì thấy đất khô thì tưới, nên tưới vào sáng sớm. Mùa đông (tháng 12 – tháng 2) là thời điểm ngủ đông của cây, giai đoạn này không cần tưới nhiều nước, cứ thấy phần đất quanh gốc khô thì tưới, chỉ tưới ẩm, không tưới ướt đẫm gốc.
Từ tháng 3- tháng 5, đây là lúc cây bắt đầu phát triển trở lại, nếu trồng cây trong chậu thì có thể tiến hành thay đất và bón bổ sung cho cây. Giai đoạn này cần tưới đủ nước thì cây mới ra nhiều cành lá.
Từ tháng 6 – tháng 8 là mùa mưa nên không cần tưới nhiều, nếu cây bị nấm do mưa ẩm thì cần xử lý ngay để tránh lây lan.
Từ tháng 9 – tháng 11, đây là mùa lá cây đổi màu, lúc này cần tránh tác động đến cây, đặc biệt không thay đất cho cây vào lúc này.
Bón phân
Loài cây này không cần bón nhiều phân, mỗi lần cũng chỉ nên bón vừa đủ, nên dùng phân chuồng đã ủ mục hoặc phân hữu cơ, phân N-P-K đều được, khi bón thì không nên bón quá nhiều vào gốc và không nên dùng các loại phân quá nóng như phân Ure, phân bò,… hay phân bón có hàm lượng nitơ cao sẽ làm chết rễ.
Ánh sáng, độ ẩm
Cây Phong lá đỏ là cây ưa khí hậu ôn đới, thích ánh sáng nhẹ, không gắt, ưa bóng râm, nếu nắng quá gắt sẽ khiến cây bị chết hoặc cháy lá. Nếu không đủ ánh sáng thì cây phát triển không tốt.
Cây phát triển tốt ở nhiệt độ mát mẻ từ 15 – 22 độ C ở Việt Nam, phù hợp nhất để trồng loài cây này là ở Đà Lạt, ở miền Bắc hoặc miền Nam trồng thì cần lưu ý về ánh nắng cũng như độ ẩm, tưới tiêu,…
Cắt tỉa cây
Trừ mùa xuân, lúc cây đang phát triển thì không được tỉa cành lá, còn lại vào ba mùa còn lại đều có thể cắt tỉa cây, cuối mùa hè hay mùa đông là những thời điểm vàng để thực hiện việc tạo tán, cắt tỉa cây.
Cắt tỉa cây vào mùa hè có thể kích thích cây Phong sinh trưởng, đâm chồi nảy lộc và có thể cắt bớt các cành quá xum xuê. Vào mùa đông thì có thể quan sát kỹ các cành cây hơn, thích hợp cho việc điều chỉnh tán cây.
Các sâu bệnh trên cây phong lá đỏ
Phòng trừ sâu bệnh là vấn đề khó khăn nhất khi trồng và chăm sóc cây Phong lá đỏ.
Các loại bệnh chính
+ Bệnh thán thư: do nấm gây ra, bệnh này gây ra các đốm và sọc màu nâu hay nâu đỏ gần các gân lá, làm cây bị rụng lá, bệnh này thường gặp sau mùa đông, cây bị bệnh này có thể sẽ ảnh hưởng đến phần chồi và cành lá non của cây. Nếu bệnh kéo dài từ năm này qua năm khác cây sẽ còi cọc, biến dạng vì lá hay bị rụng sớm. Để phòng bệnh cần dọn sạch lá rơi vào mùa thu vì đây là nơi sinh sản lý tưởng của bệnh này, có thể đem đi nơi khác hoặc đốt hết và có thể phun thêm thuốc diệt nấm.
+ Bệnh đốm lá phyllosticta cũng do nấm gây ra, nó sẽ tạo thành các đốm nâu trên lá, các đốm này sẽ khô dần, giòn và vỡ vụn tạo thành các lỗ hổng trên lá. Để phòng ngừa bệnh này, cũng như bệnh thán thư cần loại bỏ hết lá rụng vào mùa thu để nấm phyllosticta không có nơi ẩn náu và phát triển.
+ Bệnh héo lá: nguyên nhân do vi khuẩn trong lòng đất như Verticillium gây ra, cây bị bệnh sẽ xuất hiện những chiếc lá màu nâu hoặc như bị cháy sém, nếu bị nhẹ thì có thể cắt bỏ hết các cành lá bị bệnh, nếu cây bị nặng cần loại bỏ cả cây để tránh lây lan sang cây khác.
+ Nấm Fusarium: loại nấm này chủ yếu gây hại cho cây giống, sẽ làm cây xuất hiện các đốm màu nâu đen, sau đó lan ra cành, chồi. Để phòng trừ cần tránh ẩm ướt, giúp không khí thoáng đãng, có thể phun thêm thuốc diệt nấm.
Các loại sâu bệnh hại
Không chỉ dễ bị bệnh, cây Phong lá đỏ còn hay bị các loại sâu hại như rệp, sên, nhện, ve, … gây hại. Ốc sên và sên sẽ ăn lá cây vào buổi tối, chúng ăn lá làm lá cây trông nham nhở và cây không thể phát triển.
Trong khi đó rệp sẽ ký sinh trên thân cây hút chất dinh dưỡng của cây và có thể làm đổi màu sắc giống cây chúng ký sinh. Khi bị rệp ký sinh có thể phun thuốc trừ sâu cho cây.
Nhện, ve sẽ ăn lá làm lá xuất hiện các đốm nhỏ mờ mờ, lá màu ảm đạm, hai loại này cũng hút nhựa cây, làm cây kém phát triển. Cần phun thuốc diệt côn trùng, sâu hại định kỳ vào mùa xuân, thuốc diệt nấm vào mùa hè để bảo vệ cây.
Một số câu hỏi thường gặp
Cây phong lá đỏ hợp mệnh gì?
Theo phong thủy ngũ hành, cây có màu sắc thuộc hành Hỏa, do vậy hợp với những người mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Với hai mệnh này, loài cây này sẽ giúp cải thiện phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc, bình yên và sức khỏe đến cho người trồng cây.
Cây phong lá đỏ có thể trồng được ở Việt Nam?
Có rất nhiều người thắc mắc, cây Phong lá đỏ có trồng được ở Việt Nam không? Tất nhiên là có, dù là cây ngoại lai, nhưng trong quá trình lai giống đã được lai tạo sao cho phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở nước ta. Chỉ cần lưu ý về vị trí trồng, lượng nước tưới, chuẩn bị che chắn hay tạo bóng mát khi trời nắng quá gắt là cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Lưu ý: Phong lá đỏ ưa ẩm ướt, chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng, cây không chịu được nắng gắt, thích hợp nắng nhẹ vào sáng hoặc chiều, nên có thể dùng lưới để che bớt nắng cho cây.
Cây phong lá đỏ mua ở đâu?
Từ lâu, Phong lá đỏ đã được trồng ở nước ta như một loại cây cảnh, cây trồng cảnh quan được nhiều người ưa chuộng vì vẻ đẹp độc đáo của màu lá cây. Hiện nay ở hầu hết các nhà vườn, trung tâm bán cây giống đều có bán loài cây này, rất dễ dàng để mua ở bất kỳ nơi nào, mức giá cũng dao động cũng khác nhau, cây dáng bonsai hay cây công trình sẽ có giá cao hơn so với cây mini.
Nếu quan tâm đến cây giống Phong lá đỏ hãy liên hệ với nhà vườn Ngọc Lâm qua số hotline 0968.750.386 để được tư vấn và cung cấp các thông tin, hướng dẫn chi tiết nhất về loài cây này.
Source: https://nhavuonngoclam.com/phong-la-do/#cach-trong-cay-phong-la-do-giong