Các nhóm lan cắt cành được trồng phổ biến hiện nay như lan Dendrobium, lan Mokara, lan Vanda, lan Oncidium – vũ nữ. Có thể trồng các nhóm lan này thành băng bằng xơ dừa hoặc luống.
1. Cơ sở vật chấtKhung sườn giàn lan – Cột chống đỡ cho giàn lan thường bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây (tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ). – Chiều cao của cột: 3 – 3,5 m. – Chiều rộng tuỳ theo kích thước vườn. – Nóc có thể làm theo kiểu nhà một mái hoặc hai mái.Thiết kế hệ thống liếp
– Chiều rộng mỗi liếp (tuỳ mục đích trồng hàng đôi hay hàng ba): 40 – 60 cm. Xung quanh liếp được dựng các viên gạch thẻ hoặc được xây kiên cố cao khoảng 10 – 15 cm. – Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.Mái che
Mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu.Giá thể
– Giá thể trồng lan cắt cành gồm xơ dừa và vỏ đậu phộng (lưu ý: trong xơ dừa có chất tannin là chất chát, vì vậy trước khi dùng nên ngâm nước nhiều ngày, sau đó vớt ra phơi khô, phun thuốc trừ bệnh để phòng ngừa). – Các loại cột (có thể bằng ống nhựa hoặc cây gỗ nhỏ) để tưạ cây giống.2. Kỹ thuật trồng: Đối với lan cắt cành có thể trồng một trong những cách sau:Trồng ghép trên thân cây
– Sử dụng thân cây còn sống, cây lan được trồng ghép phải nhận được ánh sáng ban mai (cách này rất thích hợp cho tất cả các giống lan, đặc biệt lan rừng). – Sử dụng thân cây đã chết (cây vú sữa, bóc vỏ), cắt thành các khúc ngắn để treo hay thành những đoạn dài để đứng, có giàn che cây lan. – Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng để giữ độ ẩm cây. Vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm không cần dùng xơ dừa. Khi buộc phải để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí, rễ lan ló ra.Trồng thành băng bằng xơ dừa
– Chọn xơ dừa của những quả già, khô xé ra to bằng bàn tay. – Xếp các mảnh xơ dừa này thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre, mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, giữ chặt chúng bằng 2 thanh nẹp tre ở 2 bên . – Hoặc xếp các miếng xơ dừa theo chiều đứng thành từng bánh khoảng 3 – 5 cm. – Dùng các cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng. – Buộc cây lan vào cọc, gốc lan sát với xơ dừa. – Tưới nước ít hơn so với trồng bằng than trong chậu. Để tránh úng nước có thể đục một lỗ nhỏ ở giữa miếng xơ dừa trước khi trồng. – Trồng lại sau 2 – 3 năm khi xơ dừa đã mục.Trồng thành luống
– Luống cao 15 – 20 cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn. – Giá thể: có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, tro trấu. Nhưng hiện nay giá thể trồng luống được sử dụng là võ đậu phộng cho kết quả rất tốt, vì giá thể này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nước tốt, đồng thời quá trình phân hủy võ đậu phộng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây.- Hai bên luống dựng 2 hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngang để đỡ cây lan. Cọc cao khoảng 1 – 1,5m; khoảng cách giữa 2 hàng là 30 – 50 cm. Cách tiến hành như sau: – Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20 cm. Các cành lan dài khoảng 40 – 50 cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 – 3 tầng rễ. – Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp (tính từ mặt đất cho đến lớp xơ dừa cao khoảng 20 cm). – Che nắng cho lan khi mới trồng bằng lưới, phen tre hay bằng tán lá dừa để có khoảng 50% – 60% ánh sáng, gỡ bỏ dần khi cây phát triển tốt. – Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lan và thường xuyên bón phân. Có thể hoà loãng phân bò, lợn bôi lên các nẹp tre. – Trồng lại sau 3 – 4 năm. Trồng thành băng hay thành luống đều phải làm giàn che cho cả vườn lan: giàn cao khoảng 3 – 3,5m.
- Các bài viết liên quan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư – Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ – bù lạch – rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan
- Ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hoa lan
Source: http://www.vuonhoalan.net/default.asp?tab=detailnews&tin=82&title=ky-thuat-trong-lan-cat-canh