Cách trồng lan Đai Châu đúng kỹ thuật, cây khỏe, hoa nở đẹp

Lan Đai Châu hay còn được gọi với cái tên lan lưỡi bò, lan ngọc điểm, lan tai châu. Loại lan này có sức sống khỏe, kỹ thuật chăm không quá khó, hoa nở thành chùm to đẹp. Vì vậy được nhiều người ưa chuộng tự trồng và chăm sóc tại nhà. Mặc dù chăm sóc không quá khó nhưng cũng cần có kỹ thuật để giò lan phát triển khỏe mạnh, cây ra hoa to đẹp, chơi hoa bền. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm trồng lan Đai Châu từ A đến Z, cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu.

Thông tin cây lan Đai Châu

Lan Đai Châu có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Maylaysia, Lào, Campuchia,… Loài lan này thường nở vào khoảng tháng 12 âm lịch, hoa nở rất đẹp vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt lành vì vậy thường được chơi trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Hoa lan Đai Châu có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng rất dễ chịu. Màu sắc đặc trưng của loài lan này là trắng pha đốm tím, cánh hoa dày. Hiện nay loài hoa này đã được lai ghép thêm nhiều màu sắc bắt mắt hơn như: Hồng, vàng, đỏ, cam,…

Lan Đai Châu là loài cây ưa ẩm, có khả năng chịu nhiệt cao từ 25-30 độ C. Ở những cánh rừng ẩm nhiệt đới, điều kiện tự nhiên thuận lợi loài lan này phát triển rất mạnh. Tuy nhiên hiện nay loài lan Đai Châu rừng tự nhiên không còn nhiều, do nạn khai thác tràn lan. Lan Đai Châu rừng và lan Đai Châu Thái rất dễ nhầm lẫn nếu bạn là người mới chơi. Giá thành của lan Đai Châu Thái rẻ hơn so với lan Đai Châu rừng tự nhiên, màu sắc cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên điểm cộng mà những người chơi lan kinh nghiệm cho rằng: Lan Đai Châu rừng có hương thơm đặc trưng rất dễ chịu.

Xem thêm  Lan Trúc Phật Bà: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Chuẩn bị trồng lan Đai Châu

Thời vụ trồng

Thời gian tốt nhất để trồng lan Đai Châu vào mùa xuân hoặc hè, khoảng tháng 3-4 dương lịch. Thời điểm này cây nhanh ra rễ, sinh trưởng tốt. Tuy nhiên nếu tiến hành trồng, ghép vào mùa hè thì phải che chắn giảm ánh sáng ít nhất từ 50-70%, ngoài ra cần thường xuyên giữ ẩm cho cây.

Dụng cụ trồng

Có thể trồng lan Đai Châu theo 2 cách: Trồng trong chậu hoặc ghép trên gỗ. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm các dụng cụ như: Máy khoan, máy bắn ghim, dây nhựa, dây rút, kéo, búa,…

Trồng trong chậu bạn cần chuẩn bị thêm các giá thể như xơ dừa, than củi, giá treo, vỏ cây sắt nhỏ nhằm giữ độ ẩm cho cây, tăng khả năng thoát nước. Chuẩn bị từng đoạn gỗ có độ dài từ 10-15cm, kích thước to bằng cổ tay hoặc cán dao. Nếu trồng ghép trên thân gỗ thì yêu cầu miếng gỗ cần có độ dài tối thiểu 2-30cm.

Giống trồng

Nên chọn những cây giống khỏe mạng, có tuổi từ 3 năm trở lên đã cho ra hoa. Cây nuôi cây mô có từ 5-6 lá, độ dài của lá từ 12-15cm, có bộ rễ to khỏe, không sâu bệnh. Nếu lấy giống từ cây tách thân, cây tự nhiên cần phải cắt bỏ ngồng hoa, bỏ lá vàng, lá sâu bệnh, sau đó mới tiến hành đem trồng.

Cách trồng lan Đai Châu

Cách trồng ghép

Tiến hành xử lý cây giống trước khi trồng. Loại bỏ phần rễ dư, chừa lại khoảng 3-4cm rễ sát gốc. Dùng keo liền sẹo để bôi vào vết cắt giúp vết thương nhanh liền hơn, hạn chế tình trạng thối rễ. Dùng dây buộc túm gọn treo ngược lan giống lên trên giàn, để khoảng 15-30 ngày. Định kỳ khoảng 7 ngày phun dung dịch B1 1/1000 + 5 ml/l Rootplex, kích thích khả năng ra rễ mới của cây. Trong thời gian này thường xuyên duy trì cấp ẩm cho cây lan giống. Khi cây có rễ mầm ở gốc là có thể đem ghép.

Xem thêm  Cách bố trí cây cảnh trước nhà để mang lộc về mà bạn nên biết

Tiến hành ghép gốc lan Đai Châu vào gỗ đã chuẩn bị. Yêu cầu gỗ ghép phải chắc, độ bền cao, phần mầm rễ và phần ngọn hướng ra ngoài. Số lượng cây giống phụ thuộc vào kích thước miếng gỗ ghép.

Cách trồng trong chậu

Trồng trong chậu cây rất khó cố định, vì vậy nên dùng một miếng xốp đủ lớn để lót phía đáy chậu. Sau đó cắm đứng que gỗ hay cọc trê vào giữa miếng xốp để cố định thân lan. Làm móc cho giỏ lan, dùng dây buộc lá vào móc giúp cây không bị rung lắc. Cho các giá thể đã chuẩn bị như xơ dừa, mùn, vỏ thông,… vào chậu và nén. Dùng dây thít để buộc cố định thân cây vào cọc gỗ/cọc tre, tháo dây khi rễ đã bám chắc vào giá thể. Sau khi trồng, dùng bình xịt nước để cấp ẩm cho giỏ lan, sau đó đem treo lên nơi thoáng mát. Tránh treo trực tiếp ở nơi có ánh sáng quá mạnh.

Cách chăm sóc lan Đai Châu

Tưới nước: Sau khi trồng nên giữ ấm thường xuyên cho giá thể bằng cách tưới nước. Lượng tưới từ 2-3 lần/ngày. Độ ẩm trong giá thể luôn duy trì ở 60-80%, độ ẩm không khí đạt 80-90%. Ở giai đoạn cây sinh trưởng ổn định nên giảm lượng nước tưới lại, chỉ khoảng 1-2 lần/ngày. Những ngày mưa, mây có độ ẩm cao thì không cần tưới nước.

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc cây nhất mạt hương | Nông nghiệp phố

Bón phân: Dùng dung dịch đạm cá và dịch chuối đã pha rồi phun đều lên rễ, gốc và mặt lá cây lan. 1 tháng nên phun định kỳ từ 1-2 lần giúp cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, kích thích sự phát triển của cây, đặc biệt trong giai đoạn mới trồng. Khi cây đến giai đoạn ra hoa và nuôi hoa thì cần tăng cường dung dịch chuối, giúp hoa to, lên đều màu. Phun thuốc chống nắm thường xuyên, ít nhất 1 tháng/lần, đặc biệt là vào mùa mưa.

Phòng trừ sâu bệnh: Lan Đai Châu thường gặp bệnh thối nhũn lá. Nguyên nhân do vi khuẩn Erwinia xâm nhập tạo ra các đốm bệnh và lây lan khắp mặt lá. Cần thường xuyên kiểm tra và cắt bỏ những lá hỏng, sau đó dùng dung dịch nước vôi pha sệt bôi vào các vết cắt để khử khuẩn. Không nên tưới nước vào buổi tối hay ban đêm, không để lá đọng nhiều nước.

Cách kích thích lan Đai Châu nở hoa

Để kích thích hoa nở sớm hãy tăng nhiệt độ cho cây, bằng cách trồng trong nhà kính có độ ấm cao. Hoặc đem trong nhà và để dưới ánh đèn, tuy nhiên cần chú ý treo nơi thoáng gió và giữ độ ẩm. Ngược lại nếu muốn hoa nở muộn hãy đem vào phòng lạnh hoặc để nơi râm mát, nhiệt độ thấp. Giai đoạn lan ra nụ nên dùng bình xịt để tưới sơ qua.

Như vậy bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn cách trồng lan Đai Châu. Hi vọng cùng với những kiến thức này kết hợp cùng kinh nghiệm cá nhân, bạn sẽ trồng và chăm sóc thành công những giỏ lan Đai Châu tươi tốt tại nhà.