Giá cá rồng hiện nay là bao nhiêu? Trong thế giới cá cảnh, cá rồng được mệnh danh là “Đế Vương”. Cá rồng trên thế giới có rất nhiều loại, mỗi loại đều có những vẻ đẹp riêng, đặc tính riêng. Vì thế mà giá trị mua bán cá rồng của mỗi loài cũng không giống nhau. Nếu bạn đang quan tâm đến loài cá cảnh đẹp này và muốn mua chúng nhưng còn băn khoăn về giá cá rồng, thì chắc chắn bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
I. Cá rồng là gì?
Cá rồng là một họ cá xương nước ngọt. Chúng còn có tên gọi khoa học Osteoglossidae. Một số vùng còn gọi loại cá này là cá lưỡi xương. Trong họ cá này, đầu của chúng nhiều xương và thân thuôn dài được che phủ bằng các vảy lớn và nặng, với kiểu khảm ống. (định nghĩa theo Wikipedia)
II. Có mấy loại cá rồng
1. Cá rồng châu Á
Nghiên cứu của Pouyaud và đồng sự (2003) đã phân lập các loài cá rồng châu Á thành những loài riêng biệt. Bao gồm: Cá rồng huyết long, cá rồng thanh long Borneo và kim long hồng vĩ. Kim long quá bối và thanh long Nami vẫn được xếp chung với thanh long dù chúng cũng có thể là những loài riêng biệt.
2. Cá rồng châu Úc
Riêng với cá rồng châu Úc thì chúng có vảy nhỏ hơn so với cá rồng châu Á. Mỗi bên thân cá rồng châu Úc có 7 hàng vảy so với 5 hàng vảy ở cá rồng châu Á. Đường bên cá rồng châu Úc có từ 32 – 35 vảy so với từ 21 – 25 vảy ở cá rồng châu Á.
3. Cá rồng châu Mỹ
Cá rồng Nam Mỹ phân biệt với cá rồng châu Á và châu Úc ở bộ vây. Ở cá rồng Nam Mỹ, Vây lưng và vây hậu môn bắt đầu từ phần giữa thân và chồng xếp lên vây đuôi tạo ra cảm giác chúng là một dải liên tục. Riêng vây ngực và đuôi nhỏ so với thân mình. Bao gồm cả dòng cá rồng hắc long (black arowana) phân bố ở lưu vực sông Negro. Cá ngân long (silver arowana) phân bố ở lưu vực sông Amazon, sông Rupununi và Oyapock Nam Mỹ.
Tóm lại:
Về chủng loại cá rồng cực kỳ phong phú. Mỗi chủng có những nét đặc biệt riêng mê hoặc dân chơi cá cảnh trên toàn thế giới. Đặc biệt giá cá rồng này cũng không giống nhau. Nếu bạn quan tâm đến giá bán của chúng và cách nuôi thì hãy tham khảo tiếp thông tin bên dưới nhé.
III. Tổng hợp giá cá rồng hot nhất hiện nay
1. Giá cá rồng Huyết Long
Tên khoa học của cá rồng Huyết Long là Scleropages Formosus. Chúng thường có vây đỏ sậm và đều. Đặc biệt, ngay từ khi còn nhỏ cá Huyết Long đã có màu sắc nổi bật và nhiều ánh kim trên thân. Chính vì đặc điểm này mà nó là loài cá đứng đầu trong dòng cá rồng về cả màu sắc cũng như giá trị.
✅Cá rồng Chili Red ✅Cá rồng Blood Red Màu đỏ tươi, thân rộng, dày và dài đều từ đầu cho đến đuôi. Màu đỏ sậm, thân dài, mảnh và thuôn về phía đuôi. Mắt màu đỏ và to chạm đến viền ngoài của đầu và hàm dưới. Mắt có màu nhạt và nhỏ hơn. Đuôi hình thoi. Đuôi hình quạt.
Giá cá rồng Huyết Long khoảng từ 5 – 20 triệu/con tùy thuộc vào kích thước dài ngắn của cá, trọng lượng lớn hay nhỏ và màu sắc toàn thân.
2. Giá cá rồng Kim long quá bối
Cá rồng Kim Long quá bối hay còn gọi là Kim Long Malaysia sinh trưởng trong môi trường nước mềm. Độ axit vừa phải, 24 – 32 độ C là nhiệt độ thích hợp cho loài cá này sinh sôi và phát triển. Chúng có thể đạt tới 90 cm khi sinh trưởng trong tự nhiên.
✅Kim Long quá bối 24k ✅Kim Long quá bối đầu vàng Có màu vàng óng trên người như thỏi vàng nên tượng trưng cho sự giàu sang và may mắn. Điểm đặc biệt của giống cá này chính là chiếc đầu vàng – không giống ai của chúng. Đều sở hữu những chiếc vảy vàng óng đến hàng vây thứ năm. Đặc biệt, ở bộ phận đầu màu vàng chói lóa sẽ phát triển nhất.
Tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng và màu vàng ánh kim trên vây. Giá cá rồng kim long quá bối dao động từ 5 – 22 triệu/con.
>>> Kham khảo ngay: Cá hải tượng giá bao nhiêu và kỹ thuật nuôi cá thế nào?
3. Giá cá rồng Kim Long hùng vỹ
Cá rồng Kim long hùng vỹ hay “kim long Indonexia” có xuất xứ từ đảo Sumatra của Indonesia. Tùy thuộc vào màu sắc ở tâm vảy của cá mà chúng sẽ được phân thành các loại khác nhau: “green-based”, “blue-based” và “gold-based”. Loại cá này gây ấn tượng bởi chiếc lưng hơi gù và 1/3 vây lưng phần chóp có màu sậm. Chúng chỉ có thể lên màu tới hàng vây thứ 5 mà thôi.
Giá cá rồng này chủ yếu dựa vào kích thước và mức độ lên màu của vảy. Cá rồng Kim Long hiện đang được bán trên thị trường cá rồng giá tầm khoảng 2 – 3 triệu/con. Khá rẻ so với những dòng khác. Giá cá rồng con cũng không quá đắt.
4. Giá cá rồng Hồng Long
Tên khoa học của loài cá này là Osteoglossidae. Điểm đặc trưng của loài cá này là vảy hồng, đuôi đỏ hoặc hồng nhẹ nhàng uyển chuyển bơi trong dòng nước.
Cá rồng Hồng Long không được nổi tiếng bằng các loại cá rồng khác. Mức giá cá rồng này dao động trong khoảng 1.8 – 2.5 triệu đồng/con.
5. Giá cá rồng Thanh Long
Tên khoa học của cá rồng Thanh Long là Scleropages formosus. Chúng thường sinh sống tại nhiều nơi khác nhau như Malaysia, Campuchia, đảo Borneo và Sumatra ở Indonesia, miền Nam Thái Lan và miền Nam Việt Nam. Nên hình dạng và màu sắc cũng vì thế mà thay đổi ít nhiều. Loại cá này được chia thành 4 loại, bao gồm: Cá rồng Thanh long thường, Thanh long Borneo, Thanh long Nami và Thanh long chỉ vàng.
Đặc điểm nhận dạng của loại cá này là lưng màu xanh đậm, tia vây màu đỏ nâu, màng vây màu xanh tím và thân màu bạc hay phớt xanh. Đặc biệt, vùng xung quanh mắt có màu xanh ngọc. Trong môi trường tự nhiên loài cá này có thể dài khoảng 60 cm. Giá cá rồng thanh long thường được bán 600.000 ngàn cho đến 1 triệu đồng/con.
>>> Kham khảo ngay: 3 loài cá cảnh đẹp mang lại nhiều phú quý may mắn
6. Giá cá rồng Ngân Long
Cá rồng Ngân Long (Osteoglossum bicirrhosum) sinh sống chủ yếu ở lưu vực sông Amazon, sông Rupununi và Oyapock của Nam Mỹ. Đặc điểm: hàm dưới trề, vảy to và thân hình như con dao bầu. Khi còn nhỏ cá thường có những lằn xanh ánh kim và cam, có những đốm đen ở đầu và vây. Viền vây màu hồng. Khi trưởng thành chúng có thể dài đến 1.2m và có màu ánh bạc.
Giá cá rồng Ngân Long khoảng 120 – 300 ngàn đồng/con. Nếu bạn là người mới chơi cá thì có thể lựa chọn loại cá này để chơi thử.
IV. Cách nuôi và chăm sóc cá rồng
1. Chọn bể thả cá phù hợp
Tùy vào kích thước cá nuôi của bạn là bao nhiêu, giống cá bạn nuôi là loại nào thì sẽ chọn bể cá có diện tích phù hợp. Nếu loại cá nuôi có chiều dài chưa đến 20 cm thì chỉ cần bể cá có kích thước lần lượt là 1.2 x 0.5 x 0.5 m. Đối với cá trưởng thành có thể chọn bể kích cỡ 1.8 x 0.6 x 0.5 m.
Vệ sinh bể thường xuyên bằng cách thay nước cho bể, khoảng 2 tuần/lần. Tùy theo mức độ của bể nước, nếu bẩn có thể thay 1 tuần/lần.
Đối với bể nuôi những chú cá có kích thước nhỏ, hãy thay khoảng 30% lượng nước mới vào bể mỗi ngày. Còn đối với những loại cá có kích thước lớn hơn, bạn hãy thay mới 50% lượng nước đang có trong bể.
Bể nuôi cá rồng bạn cũng nên đậy miệng thật kĩ lưỡng. Nên chừa một chỗ nhỏ đủ để cá thở. Bởi loài cá này rất hiếu động. Nếu bạn không đậy kỹ khi chúng quẫy rất dễ văng ra ngoài.
2. Chọn nước thả cá có nồng độ PH thích hợp
Duy trì độ PH của nước trong bể là 7. Vì đây là độ duy trì lý tưởng để nuôi cá rồng. Nếu độ PH bị tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cá này, thậm chí làm cá ốm yếu hoặc chết. Trường hợp nước nuôi cá có độ pH tăng cao thì bạn nên đổ dung dịch Black Water Extract vào bể để làm dịu lại chỉ số này.
Lưu ý: Nước nuôi cá rồng cần đảm bảo nhiệt độ nước vừa phải. Nước không nên quá lạnh, quá nóng. Nhiệt độ tầm khoảng 29 – 30 độ là lý tưởng nhất để nuôi dòng cá đặc biệt này.
3. Lưu ý vị trí đặt bể cá
Cá rồng nên được đặt ở vị trí ít người qua lại. Bể cá cũng nên đặt ở chỗ có nhiều ánh sáng tự nhiên vì ánh sáng rất quan trọng với sự phát triển của cá. Ngoài ra nếu có ánh sáng tốt, cá sẽ thể hiện rõ nét nhất vẻ đẹp của mình.
Ban đêm bạn có thể để đèn ở bể. Nếu cần tắt đèn thì nên giảm ánh sáng từ từ, giảm ánh sáng đột ngột sẽ làm cá sợ và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
>>> Xem thêm: Đặt bể cá cảnh như thế nào cho hợp phong thủy với ngôi nhà của bạn
4. Không nên nuôi nhiều con trong cùng 1 bể
Cá rồng là loài cá có cá tính mạnh. Do đó, bạn không nên nuôi nhiều con trong một bể. Không nên nuôi quá chật vì chúng sẽ cắn nhau rất dữ dội.
Cần phải chuẩn bị bể nước trước khi thả cá vào bể. Đo độ PH xem nước có đúng 7 độ không. Khi thả cá cần chú ý từng bước, đầu tiên cần thả cả cá và bịch đựng vào bể trước. Sau đó một thời gian sẽ đổ nước bể vào bịch đựng các trước để cá quen với môi trường nước. Tiếp sau đó một thời gian thì mới thả cá ra cho quen với môi trường mới hoàn toàn.
5. Chọn thức ăn và cho cá rồng ăn
Thức ăn ưa thích của cá rồng là cá nhỏ, côn trùng, tôm, tép, đồ viên sẵn,… Chúng phải được ăn các thức ăn còn tươi. Thức ăn sẵn cần còn hạn sử dụng, không bị hỏng, ẩm mốc.
Để chúng sinh trưởng và phát triển nhanh thì ngày cần cho chúng ăn khoảng 3 lần. Cá trưởng thành lớn hơn thì sẽ ăn 1-2 bữa. Không nên cho ăn nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Dư thừa thức ăn sẽ dễ làm ô nhiễm nước bể.
Ngày đầu tiên thả cá bạn chỉ cần xục khí cho cá nếu chúng khỏe mạnh. Không cần cho ăn hoặc cho rất ít thức ăn vào bể. Khi cá trưởng thành, bơi lội linh hoạt, bạn hãy tăng cường cho cá ăn tôm hoặc tép còn nguyên vỏ.
6. Cách thả cá vào bể khi mới mua về
Khi mới mua cá rồng về, trước khi thả cá rồng vào bể, bạn cần điều chỉnh độ pH có trong túi cá cùng bể nuôi cân bằng với nhau. Hãy đợi cho nước trong bể lắng xuống được 48 tiếng thì mới có thể thả cá vào bể.
Chỉ số chất lượng nước thích hợp để nuôi cá rồng là: Amonia = 0,Nitrites > 10, Độ pH = 6.5-7.5. Để có được chỉ số này bạn có thể bỏ vào bể cá một lượng muối hạt tương đương với 1% so với dung tích nước. Và tăng máy oxi hoạt động hết công suất.
Tiến hành thả cá rồng vào bể: Tắt đèn trong hồ rồi ngâm túi cá rồng mới mua vào bể khoảng 15-20 phút. Sau đó mở túi cá ra, múc một gáo nước trong bể đổ vào túi cá để chúng làm quen với môi trường sống mới.
Cứ khoảng 5-7 phút thì bạn múc một gáo nước như thế đến khi túi cá đầy thì ngừng lại và chờ thêm 5 phút nữa. Hãy dùng tay mở rộng miệng túi, nhúng cả túi vào bể để cá tự động bơi ra. Sau khi thả cá vào bể, bạn đừng vội cho cá ăn mà hãy đợi hơn 24 tiếng đồng hồ sau khi cá đã quen với môi trường mới, thì mới thả thức ăn vào cho chúng nhé!
>>>Có thể bạn quan tâm: Đặt bể cá cảnh như thế nào cho hợp phong thủy với ngôi nhà của bạn.
V. Cách phòng bệnh cho cá rồng tại nhà
Thông thường, cá rồng có sức khỏe rất tốt, nhưng nếu cá rồng sống trong môi trường nước không đảm bảo sẽ dễ dàng mắc các loại bệnh như: lồi mắt, mẻ vảy, trùng mỏ neo, leo vảy,…
1. Cá rồng bị đục mắt
- Hiện tượng cá đục mắt thường xảy ra khi mà nguồn nước trong bể nuôi bị ô nhiễm hoặc mắt cá bị trầy xước,…
- Khắc Phục: Bạn nên thay ⅓ lượng nước trong bể và cho thêm một chút muối để tăng tính sát khuẩn cho nước.
2. Các bệnh khác
- Bệnh ký sinh trùng: Nguyên nhân chủ yếu gây nên là do môi trường sống của cá không được vệ sinh, nước trong bể lâu ngày không được đổi mới, khiến cho sức đề kháng của cá sẽ bị giảm sút.
- Bệnh về mang, bệnh về hô hấp,… : Do môi trường sống của cá bẩn, nhiệt độ hoặc độ pH của nước không phù hợp. Đặc biệt là cá có thể bị thiếu chất dinh dưỡng.
- Bệnh xệ mắt: Mắt cá có tích tụ một lớp mỡ, khiến cho mắt cá bị lồi.
Để phòng chống các căn bệnh này, bạn cần phải đặc biệt chú trọng môi trường sống của cá và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
3. Cá rồng bị stress
Ngoài các loại bệnh liên quan đến sức khỏe thân thể cá, cá rồng còn có thể mắc bệnh về tâm lý. Nếu như bạn thấy cá bỏ ăn, ít bơi, nằm một chỗ, thả mình theo dòng nước thì đây chính là dấu hiệu của bệnh stress.
- Nguyên nhân: Bể nuôi cá quá nhiều cá nhỏ, bể quá nhỏ, nguồn nước sinh sống bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng sinh sống trên cơ thể cá.
- Khắc phục: Bạn cần thường xuyên vệ sinh môi trường sống cho cá và chỉ nên thêm 1- 2 loài cá nhỏ trong bể.
VI. Giá cả rồng bao nhiêu tiền là rẻ nhất?
Cá rồng rất đa dạng về chủng loại, chính vì vậy mà giá cá rồng ở nhiều chủng loại cũng sẽ khác nhau.
- Giá cá rồng loại thông thường chỉ có 100.000 – 200.000 đồng/con.
- Nhưng giá cá rồng đỏ hay cá rồng Platinum lại có giá trị lên đến hàng ngàn USD/con.
VII. Những lưu ý khi chọn nuôi cá Rồng
Khi mua cá, không chỉ phụ thuộc vào mức giá cá rồng mà bạn cần lưu ý các đặc điểm sau:
- Thân mình: Nên chọn cá có thân dài, mình đẹp, không dị dạng, khỏe mạnh, không bị thương tật.
- Chọn râu: Chọn con cá có đầy đủ hai sợi râu dài bằng nhau và dáng râu thẳng phía trước.
- Chọn mắt: Mắt cá rồng cần phải long lanh, trong sáng và không bị dị tật ở mắt.
- Chọn miệng: hàm trên, hàm dưới của cá khép kín được khi ngậm miệng; môi vểnh lên một chút sẽ đẹp hơn.
- Chọn vảy: Vảy cá rồng phải to, xếp hàng thẳng và ngay ngắn.
- Chọn vây: Vây cá có màu sắc đậm, không bị dị dạng, lành lặn, không trầy xước, không bị rách, cụt.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về khái niệm cá rồng, các loại cá rồng phổ biến trên thế giới, giá cá rồng và cách nuôi chúng. Hy vọng những thông tin của Muaban.net sẽ hữu ích với những ai đang có nhu cầu muốn nuôi cá rồng.
Trần Thanh – Hồng Phạm – Content Writer
>>>Xem thêm:
- 3 loài cá cảnh đẹp mang lại nhiều phú quý may mắn
- Giá cá rồng, cách nuôi để cá có màu đẹp
- 3 loài cá cảnh đẹp mang lại nhiều phú quý may mắn.
Source: https://muaban.net/blog/tong-hop-gia-ca-mua-ban-cac-loai-ca-rong-223/#iv-cach-nuoi-va-cham-soc-ca-rong