Cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo vôi đầy đủ nhất – Sfarm

Video Cách chăm sóc lan hoàng thảo vôi

Hoàng thảo vôi là giống lan có vẻ đẹp khác biệt, màu sắc tươi sáng mà bất cứ ai cũng muốn sở hữu ngay. Với đặc điểm dễ trồng và chăm sóc nên nhiều người ưa chuộng và tự trồng hoàng thảo vôi tại nhà. Tuy nhiên, trồng thế nào để chậu lan ra sai hoa và hoa chất lượng từ màu sắc đến hương thơm thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng đang đi tìm hiểu điều này thì hãy tham khảo ngay cách trồng và cách chăm sóc lan hoàng thảo vôi đầy đủ nhất tại bài viết dưới đây của Đặng Gia Trang nhé!

1/ Giới thiệu về lan hoàng thảo vôi

1.1 Nguồn gốc

Lan hoàng thảo vôi thuộc chi Hoàng Thảo, có danh pháp khoa học là Dendrobium cretaceum. Ngoài ra, loài lan này còn được gọi bằng nhiều tên khác như lan vôi, hoàng thảo sương mờ.

Hoa Lan Hoang Thao Voi (2)

Hoàng thảo vôi phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như Úc, New Zealand, Quần đảo Solomon,… và đặc biệt tại các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, hoàng thảo vôi được trồng chủ yếu tại Điện Biên, Lâm Đồng,… và một số tỉnh phía Bắc.

1.2 Đặc điểm nhận biết hoa làn hoàng thảo vôi

Rễ của hoàng thảo vôi và bộ rễ chùm, mọc bám vào giá thể để hút dưỡng chất nuôi cây. Rễ khá nhỏ, màu trắng và đầu rễ có màu xanh nhạt hoặc trắng.

Là một loài cây thân thảo, hoàng thảo vôi có đặc điểm thân khá ngắn, mập tròn và dài khoảng 20 – 50cm. Lá hình ngọn giáo, thuôn dài ở gốc, nhọn ở đỉnh, lá thường dài 7-10 cm, rộng 2-4 cm, phiến lá dày và rất ngon ngọt. Vì rất mọng nước và mềm nên các bạn chú ý khi vận chuyển rất dễ bị vỡ và bị nấm mốc.

Dọc thân có các mắt ra hoa, chúng lõm hình tam giác và có màu trắng đậm hơn xung quanh. Thân cây màu xanh mướt vào mùa hè, nhưng sẽ có màu trắng, căng bóng khi mùa thu đông. Lá mọng nước, hình giáo thuôn ở gốc và nhọn ở đỉnh.

Mùa hoa của hoàng thảo thường là khoảng tháng 3 – 4 dương lịch, khi cây đã rụng hết lá. Mỗi một mắt lõm trên thân sẽ cho một hoa có kích thước từ 3 – 5cm. Hoa lan hoàng thảo vôi có nhiều lông ở cánh và lưỡi. Màu sắc của hoa rất đa dạng tùy vào điều kiện môi trường, có thể là màu hồng, tím, hồng phấn hoặc trắng. Hoa có mùi thơm giống như hoa nhài và cũng thay đổi theo thời gian trong ngày, chúng thường đậm mùi vào sáng và trưa, dịu dần vào buổi chiều và đến đêm thì không còn thơm.

Xem thêm  Cách Ghép Lan Đai Châu Vào Gỗ Nhãn Qua 5 Bước

Hoa Lan Hoang Thao Voi (5)

1.3 Cách nhận biết lan hoàng thảo vôi

2/ Cách trồng lan hoàng thảo vôi sau khi mua về

2.1 Trồng hoàng thảo vôi trên gỗ, lũa, dớn bảng

– Xử lý cây giống

Cây giống cần phải khỏe mạnh, đủ già và không có sâu bệnh. Bạn cần phải cắt tỉa những phần thân, rễ và lá bị khô già, dập nát hay thối hỏng. Dùng keo liền sẹo bôi lên vết cắt rồi để khô khoảng 1 ngày. Tiếp theo, bạn ngâm cây trong dung dịch Physan 20 khoảng 30 phút với liều lượng 1ml/1 lít nước để xử lý nấm bệnh. Sau khi để cây khô ráo thì pha 1ml B1 trong 1ml nước sạch rồi ngâm cây lan giống vào để kích thích mọc rễ.

Hoa Lan Hoang Thao Voi (7)

– Xử lý giá thể

Giá thể ghép lan là gỗ, gỗ lũa hoặc dớn bảng đều phải được xử lý trước. Bạn phải rửa trôi bùn đất, bóc hết vỏ cây của gỗ lũa; đối với dớn bảng, khúc gỗ thì chỉ cần rửa sạch đất cát. Sau đó, tiêu diệt nấm bệnh cho giá thể bằng cách ngâm chúng nhiều lần vào nước vôi trong.

– Tiến hành ghép cây

Khi ghép, bạn đặt cây hoàng thảo vôi thẳng sao cho ngọn hướng ánh nắng, mắt ngủ hướng ra ngoài. Dùng dây cố định cây lan vào giá thể, lưu ý phải để hở gốc tạo độ thông thoáng. Thay vì sử dụng dây kim loại để buộc, hãy dùng các loại dây cao su, dây thít nhựa hoặc dây kim loại bọc nhựa.

Ghép xong thì treo giò lan ở nơi thoáng gió, râm mát tránh ánh nắng trực tiếp và mưa gió. Không nên tưới nước ngay mà phải để ngày hôm sau rồi tưới cho cây.

Hoa Lan Hoang Thao Voi

2.2 Trồng lan hoàng thảo vôi vào chậu

Sau khi xử lý cây giống như những bước trên, bạn tiến hành xử lý giá thể. Giá thể trồng hoàng thảo vôi có thể dùng xơ dừa, vỏ thông và dớn vụn. Bạn rửa sạch giá thể rồi ngâm chúng vào nước vôi trong khoảng 24 tiếng để diệt hết mầm bệnh. Vớt ra để ráo rồi rửa lại bằng nước sạch, khi giá thể khô thì phối trộn chúng với nhau theo tỉ lệ 40% xơ dừa + 30% vỏ thông + 30% dớn vụn. Đặt một miếng xốp dưới đáy chậu rồi lấp giá thể đầy 2/3 chậu.

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc dâu tây tại nhà đơn giản, cho quả chín mọng

Nên sử dụng loại chậu treo và có nhiều lỗ thoát nước xung quanh. Bạn cố định móc treo để khi trồng sẽ dễ dàng buộc dây và làm điểm tựa cho cây lan. Đặt cây thẳng đứng lên bề mặt giá thể, buộc cố định thân vào dây treo hoặc dùng cọc cắm. Sau đó phủ thêm một lớp mỏng giá thể lên trên bề mặt, để hở gốc cây để độ thoát nước tốt không làm thối gốc. Cuối cùng, bạn treo chậu lan hoàng thảo vôi vào nơi thoáng mát, tránh mưa nắng rồi để hôm sau tưới nước cho cây.

Lan hoàng thảo vôi khá hiếmTrồng hoàng thảo vôi trong chậu

3/ Chăm sóc lan hoàng thảo vôi đơn giản

3.1 Chế độ nắng

Hoàng thảo vôi có thể chịu được chế độ nắng khoảng 70 – 75%, nhưng cần phải tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Bạn có thể treo giò lan ở dưới những tán cây thưa hoặc trên giàn được bảo vệ bởi lớp lưới đen mỏng. Ngoài ra, lan hoàng thảo còn được trồng trên sân thượng, ban công.

3.2 Tưới nước

Sau khi trồng 1 ngày, bạn tiến hành tưới nước thường xuyên mỗi ngày 1 lần vào buổi chiều mát cho đến khi cây ra rễ mới và mọc mầm. Cung cấp nhiều nước hơn trong thời kỳ cây phát triển toàn diện, tức là từ mùa xuân, hè đến giữa thu. Tùy vào thời tiết và độ khô của giá thể, bạn có thể tưới 1 – 2 lần/ngày với lượng nước phù hợp.

Khi cây lan hoàng thảo vôi rụng lá vào mùa đông thì bạn có thể giảm lượng nước tưới. Chỉ cần tưới đều đặn khoảng 2 ngày/lần hoặc phun sương 3 – 5 ngày/lần.

Hoa Lan Hoang Thao Voi (4)

3.3 Bón phân

Hoàng thảo vôi là loài lan yêu cầu cao về chất dinh dưỡng nên bạn phải chú ý bón phân cho cây. Từ khoảng tháng 4 – 7, cứ khoảng 20 – 25 ngày thì bón phân tan chậm NPK 30/20/10 với liều lượng nhỏ để cây không bị sốc phân. Đồng thời kết hợp thêm phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục, phân trùn quế. Nhiều người có kinh nghiệm đã chia sẻ họ thường dùng túi lưới tan chậm chứa khoảng 20 – 30g phân trùn quế và thay định kỳ 1 tháng/lần. Hiện nay, bạn có thể tham khảo phân trùn quế Sfarm viên nén – đây là loại phân hữu cơ đã được xử lý sạch sẽ mầm bệnh, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giữ ẩm tốt và an toàn cho cây lan.

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc lan thủy tiên nhanh cho hoa - Sfarm

Thời gian từ tháng 8 – 10 khi hoàng thảo vôi ở trước giai đoạn ra hoa thì bạn bón phân có hàm lượng Kali nhiều. Điều này có tác dụng giúp cây lan ra hoa to và màu sắc tươi đẹp. Sau đó, từ tháng 10 trở đi thì bạn ngừng bón phân và chỉ tưới nước bình thường.

Hoa Lan Hoang Thao Voi (3)

3.4 Phòng trừ sâu bệnh

Một trong những cách chăm sóc lan hoàng thảo vôi hiệu quả là phải kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và lượng nước tưới phù hợp, nếu không cây sẽ bị còi cọc, khó nở hoa và dễ bị sâu bệnh. Các cây hoàng thảo vôi có dấu hiệu nhiễm bệnh thì phải cách ly và có biện pháp đặc trị.

Nếu phát hiện các đoạn lá của cây xuất hiện đốm vàng (bệnh đốm lá), bị rộp (bệnh do vi khuẩn) hay bắt đầu thối (bệnh thối đọt) thì phải cắt bỏ ngay. Nếu cây lan bị thối rễ và gốc thì ngừng tưới ẩm, thay chậu trồng mới sạch sẽ và để cây hứng nắng nhiều hơn. Khi thấy các bệnh trở nặng, bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị theo liều lượng và hướng dẫn sử dụng, tránh lạm dụng thuốc.

Như vậy, trên đây là hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất về cách trồng cũng như cách chăm sóc lan hoàng thảo vôi. Đặng Gia Trang hy vọng bạn hãy đọc kỹ và áp dụng thành công để sở hữu những chậu hoàng thảo vôi xinh đẹp nhé.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm

  • Hướng dẫn trồng lan Brassavola nữ hoàng bóng đêm
  • Cách trồng lan trầm rồng đỏ đầy đủ nhất từ chuyên gia
  • Kỹ thuật trồng lan Cattleya đầy đủ nhất
  • Quy trình kỹ thuật trồng lan con từ nuôi cấy mô

Source: https://sfarm.vn/cach-trong-lan-hoang-thao-voi/#3-cham-soc-lan-hoang-thao-voi-don-gian