Cây Tuyết Tùng thường được dùng làm loại cây cảnh trang trí nội thất trong văn phòng, nhà ở, khách sạn,… Đặc biệt nó còn có nhiều ý nghĩa nhất là trong Phong thủy. Vậy loại cây này có ý nghĩa ra sao? Nó hợp với những mệnh và tuổi nào? Cách chăm sóc sao cho cây khỏe mạnh? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Nội Thất Đức Khang DKF.
Nguồn gốc của cây Tuyết Tùng
Cây Tuyết Tùng còn có tên gọi khác là cây Thông Tuyết. Nóc có tên khoa học là Cedrus, thuộc họ thực vật Thông. Chúng thường sống ở độ cao từ 1.500 – 3.200m ở dãy Himalaya và 1.000 – 2.200m ở khu vực Địa Trung Hải. Hiện nay nó được phân bố và trồng ở nhiều các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm của cây Tuyết Tùng
Cây Tuyết Tùng là loại cây thân gỗ cao từ 30 – 40m, tuy nhiên các loại cây để bàn phổ biến hiện nay chỉ cao 20 – 30cm. Các nhánh cây rộng và thẳng, chồi đa dạng. Lá cây có hình kim, dài 8 – 60mm tạo thành hình xoắn ốc mở. Lá thường có màu xanh, nhưng tùy thuộc vào độ dày lớp sáp trắng bảo vệ lá mà lá mà có các màu màu xanh lục nhạt, lục đậm hoặc lục lam đậm.
Quả của cây Tuyết Tùng có dạng hình thùng, dài 6 – 12cm, rộng 4 – 8cm. Quả chín có màu nâu và tỏa một mùi hăng đặc trưng của họ nhà cây Thông. Với kích thước nhỏ của cây để bàn thường không có hoa và quả, cây tỏa ra một mùi thơm nhẹ.
Công dụng cây Tuyết Tùng
Cây giúp thanh lọc không khí và cải thiện môi trường sống hiệu quả. Mùi thơm nhẹ tỏa ra từ cây Tuyết Tùng giúp cân bằng cảm xúc, xua đuổi côn trùng, giúp mang lại giấc ngủ ngon và thư thái hơn. Tinh dầu của cây được dùng làm thuốc bôi ngoài da giúp ngăn ngừa và chữa các bệnh về da như viêm da, nấm da, vảy nến,… Chọn cây Tuyết Tùng làm một món quà trao tặng đến những người bạn yêu thương để thể hiện sự bền chặt và chúc phúc rất ý nghĩa. Nó còn là loại cây cảnh trang trí không thể thiếu trong mỗi dịp Giáng Sinh của các nước Phương Tây. Các loại cây nhỏ được trang trí trên bàn làm việc, kệ trang trí, bàn ăn,… mang lại không gian thư thái và sinh động hơn.
Cây Tuyết Tùng hợp tuổi nào?
Trong Phong thủy cây Tuyết Tùng khá phù hợp với những người tuổi Thân (Khỉ), nhất là tuổi Nhâm Thân 1992. Cây có thân cao, mọc thẳng rất phù hợp với tính cách người tuổi Thân. Vì họ là những người luôn thích trèo cao, luôn mong muốn phấn đấu trong cuộc sống.
Người tuổi Thân trồng cây Tuyết Tùng trong nhà sẽ giúp gia chủ ngày càng thăng tiến trong công việc, sự nghiệp, gặp nhiều may mắn trong mọi vấn đề hàng ngày và tình duyên thuận lợi.
Cây Tuyết Tùng hợp mệnh nào?
Cây Tuyết Tùng rất hợp với người nó niên mệnh Kim. Khi trồng trong nhà hay đặt trên bàn làm việc của chủ nhân mệnh Kim thì sẽ giúp công việc thuận buồm xuôi gió, xua đuổi được điều không may mắn và thu hút tài lộc. Bên cạnh đó theo Ngũ hành Phong thủy thì mệnh Kim còn có quan hệ tương sinh với mệnh Thủy. Vì vậy mà người mệnh Thủy cũng có thể trồng loại cây này để thu hút thêm tài lộc và may mắn cho mình.
Ý nghĩa của cây Tuyết Tùng
Tuyết Tùng không chỉ là loài cây đẹp có nhiều công dụng cho sức khỏe. Mà có còn có rất nhiều ý nghĩa phong thủy khác.
Ý nghĩa tâm linh: Cây có thể xua đuổi ma quỷ, những ám khí xấu trong nhà do chúng luôn sợ cây này.Tượng trưng cho khí chất quân tử: Cây luôn vươn thẳng lên cao, có thể sống hiên ngang dù trong hoàn cảnh hay thời tiết nào. Vì vậy cây được ví như một người kiên cường vượt qua mọi khó khăn và không chịu khuất phục trước khó khăn.Thể hiện tình thương yêu: Sự trường tồn bất diệt của cây qua năm tháng còn thể hiện sự yêu thương bền chặt.Ý nghĩa liêng thiêng: Thân cây còn dùng làm cửa ra vào của đền chùa và được xem là nơi trú ngụ của các thần linh và là thông đạo nối thông lên thượng giới.Tốt cho sức khỏe: Cây tuyết tùng còn gắn liền với sức khỏe của mỗi người, khí thoát ra từ cây giúp thanh lọc không khí, giúp cân bằng cảm xúc, mang lại giấc ngủ ngon và thư thái hơn.Ý nghĩa phong thủy: Biểu tượng của cây Tuyết Tùng thể hiện cho những điều may mắn, tài lộc, và sức khỏe.
Cách trồng và chăm sóc cây Tuyết Tùng để bàn
Cây có kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý những lưu ý sau:Vị trí trồng: Nên đặt chậu ở những nơi có đầy đủ ánh sáng. Nếu đặt chúng trên bàn làm việc hay trong phòng có thể cho cây ra ngoài phơi nắng 2 – 3h / tuần vào những buổi sáng sớm hoặc xế chiều.Tưới nước: Cây Tuyết Tùng không có nhu cầu nước tưới lớn. Vì vậy bạn không cần tưới nước quá thường xuyên, chỉ cần tưới khi đất khô, tốt nhất là không tưới nước khi đất còn ẩm ướt.Bón phân: Bạn không cần bón phân cho cây vào mùa đông. Khi mùa xuân và mùa thu đến có thể bón phân một lượng phân nhỏ cho cây mỗi tháng một lần.Cắt tỉa: Thông thường cây lá kim không cần cắt tỉa, nhưng bạn có thể cắt tỉa cho cây để tạo dáng theo ý muốn của mình. Bạn nên cắt tỉa vào mùa tăng trưởng của cây (mùa Xuân và Hè), tránh cắt tỉa vào mùa Đông vì lúc này cây phục hồi vết cắt rất chậm.Thay chậu: Bạn nên thay chậu và đất trồng cho cây 2 năm một lần. Khi di chuyển cây khỏi chậu cũ, bạn cần chú ý cẩn thận không được ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.Sâu bệnh: Nếu cây bị mốc trắng rễ thì dùng bàn chải cạo hết lớp mốc rồi đặt cây chỗ khô thoáng hoặc dùng thuốc diệt nấm bôi vào sau lớp cạo. Còn bệnh rệp trắng lá thì nên mua thuốc diệt rệp loại sủi bọt mạnh pha với nước rồi phun vào cây.
Hi vọng những thông tin chia sẻ của Nội Thất Đức Khang (DKF) về cây Tuyết Tùng trên hữu ích với bạn. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất về các dịch vụ nội thất Phong thủy qua địa chỉ:
- Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Mời bạn xem thêm các loại cây:
- Cây Ngọc Bích hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
- Cây Tài Lộc hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
- Cây Thanh Lan hơp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
Source: https://noithatduckhang.com/blog/phong-thuy/4290-cay-tuyet-tung-hop-menh-gi-tuoi-gi-y-nghia-phong-thuy.html#Cong_dung_cay_Tuyet_Tung