CÙNG TÌM HIỂU VỀ LAN HOÀNG THẢO THÁI BÌNH

Video Hoa lan hoàng thảo thái bình

Lan hoàng thảo thái bình trước đây được rất nhiều người chơi săn lùng bởi sự độc đáo đến từ kích thước thân lá và kết cấu bông hoa. Những chùm hoa đẹp rủ xuống khoe sắc đã khiến bao anh em đem lòng yêu thương nó. Vậy cách nhận biết lan hoàng thảo Thái Bình có khó không, cách trồng ra sao? hãy cùng em tìm hiểu qua bài viết này nhé

Lan hoàng thảo Thái Bình có tên khoa học là Dendrobium Pulchellum.

Thực ra cái tên hoàng thảo Thái Bình không mang nguồn gốc của nó, chúng không mọc ở tỉnh Thái Bình.

Có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về cái tên này, tuy nhiên, ý kiến em cho là hợp lý nhất đó là: tên của loại lan “ Thái Bình” thể hiện qua cảm giác mà loài hoa này đem lại, đó là sự an yên, an bình, thái hòa không giao tranh. Cây lan có kích thước thân lá to vươn lên và nở những chùm hoa khoe sắc đung đưa trong gió nhìn rất an bình khiến cho chúng ta dễ dàng liên tưởng đến những vùng quê thanh bình không ồn ào náo nhiệt.

Phân bố: Ấn độ, Nepal, Thái Lan, Việt Nam,…

Tại Việt Nam, lan hoàng thảo Thái Bình mọc ở những khu vực có khí hậu nóng ấm như Cao Nguyên, các tỉnh miền Nam…

Cách nhận biết lan hoàng thảo thái bình

Lan thái bình có kích thước thân lá lớn vượt trội hơn các loại lan cùng chi hoàng thảo rất nhiều.

Xem thêm  Chia sẻ cách trồng, chăm sóc hoa lan cattleya rừng đơn giản

Thân cây to, mập mạp, có thể cao đến 2 mét. Dọc thân có các sọc màu tím chạy dọc thân nối giữa các đốt. Thân khi còn non màu xanh với nhiều sọc tím nhưng khi về già lại chuyển sang màu xám với tím thẫm.

Lá cây lan khá mỏng nhưng lại được cái dẻo dai, thuôn dài hình lưỡi mác, Với những cây lan được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời thi thoảng sẽ có những đốm sẫm màu ở bề mặt của lá.

Bộ rễ to, khỏe, trắng đục bám chắc vào giá thể hút nước và chất dinh dưỡng, đồng thời giúp cây bám chắc đứng vững.

Hoàng thảo Thái Bình cho hoa thành từng chùm. Mỗi chùm được mọc ra ở khu vực gần ngọc hoặc chóp cây tơ của năm trước. Mỗi chùm hoa có từ 5 đến 10 bông hoa, mọc xen kẽ nhau trong chùm hoa. Bông hoa có màu vàng kem hoặc hồng phớt, trắng củ đậu,… Môi loe hình chiếc thìa với 3 mắt sẫm màu 2 bên cực kì lạ mắt.

Mặc dù cây rất đẹp, hoa to nhưng đáng tiếc là hoàng thảo Thái Bình không có hương thơm.

Hoa lan hoàng thảo thái bình không nở bung hoàn toàn nếu ánh sáng ko đủ. Khi hoa nở toàn bộ, chùm hoa nhìn xa như một đàn bướm cây đang bay phấp phới vì 2 “con mắt” to lay láy của chúng rất đặc biệt thu hút. Hoa có thói quen “ngủ đêm” những cánh hoa sẽ hơi khụm lại vào chiều tối trông như bị héo.

Xem thêm  Cây Vẩy Rồng có tác dụng gì? Cách trồng, chăm sóc & giá bán

Bình thường lan hoàng thảo thái bình ra hoa vào mùa hè tầm từ tháng 4 – 7. Miền Nam thường sớm hơn Bắc. Để cây ra được hoa không phải là dễ! Bạn phải cho ăn thật nhiều nắng. Khi cây bước vào mùa nghỉ tầm tháng 9-11 giảm tưới, bắt đầu xuống lá được ½ thân là mình cắt nước. Chỉ thỉnh thoảng tưới phun sương.

Cũng giống những loại lan khác HT thái bình cũng có mặt hoa đột biến.

Hướng dẫn chăm sóc lan hoàng thảo thái bình

Lan hoàng thảo thái bình có chu kỳ sinh trưởng tương tự như Phi điệp. Chính vì vậy mùa trồng ghép thích hợp nhất là vào mùa nghỉ của cây. Tốt nhất là khi cây đã xuống hết lá thì đem trồng. Tức là vào tầm trước hoặc sau tết nguyên đán. Có thể ghép trên mọi vật liệu: lũa, dớn, chậu, thớt nhãn hay vú sữa…

Chăm sóc lan hoàng thảo thái bình khá đơn giản, không cầu kỳ, không cần phân thuốc nhiều. Cây có thể chịu 100% nắng, ưa ẩm. Nhưng chú ý khi cây non mới được 4-5 lá mầm hay cao chừng 4-20 cm rất dễ chết do sũng nước. Vì vậy hạn chế tưới liên tục, tưới sũng gốc vào buổi tối nhé.

  • Hoàng thảo thái bình khá ưa ẩm, chính vì thế giá thể phù hợp với cây bao gồm rất nhiều loại: Xơ dừa, vỏ thông, dớn vụn, dớn sợi, rêu, đá bọt, viên đất nung,…

  • Chế độ nắng: Cây chịu nắng cực kì tốt, có thể ăn nắng đến 100% trực tiếp. Tuy nhiên mới trồng cây còn yếu thì chỉ nên cho ăn nắng 70-80%. Khi bộ rễ ổn định bám vào giá thể sau khoảng 3-4 tháng thì bắt đầu cho ăn nắng mạnh dần dần được.

  • Chế độ nước tưới: cây ưa ẩm cao nên có thể tưới 1-2 lần 1 ngày. chú ý đến giá thể để có chế độ nước tưới phù hợp nhất. Chỉ nên tưới vào gốc cây, hạn chế tưới vào ngọn gây hiện tượng đọng nước dễ bị thối.

  • Chế độ phân bón: cây phát triển rất mạnh nên yêu cầu hàm lượng phân bón cao. bạn có thể sử dụng phân bón vô cơ như phân trâu bò khô, phân dê, phân dơi hoặc kết hợp thêm phân bón tan chậm cho cây phát triển toàn diện nhất.

  • Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm  Cây cơm lênh (chân rết) trị đau xương, gút, viêm tai giữa

Source: https://baninh.com/blogs/bai-viet/cung-tim-hieu-ve-lan-hoang-thao-thai-binh?view=amp