Chó Chihuahua Lai Đẹp, Nhỏ Xinh, Thuần Chủng Dễ Nuôi Giá Rẻ

Kinh nghiệm nuôi chó Chihuahua đúng cách cho người mới

Chó Chihuahua có thân hình nhỏ nhắn nhưng rất thông minh và đáng yêu được nhiều người yêu thích hiện nay. Nếu bạn muốn có một chú chó Chihuahua xinh xắn bên cạnh, hãy cùng tìm hiểu một số điều sau về giống chó Chihuahua thú vị này nhé.

Nhiều giống chó Chihuahua như: chó Chihuahua lông dài, chó Chihuahua lông ngắn, chó Chihuahua lông xù, chó Chihuahua mini, chó Chihuahua teacup,…

Và giống chó Chihuahua lai đẹp như: chó Chihuahua lai Poodle, lai Phốc Hươu, lai Pug,…

1. Chihuahua – Giống chó nhỏ nhất thế giới

Chihuahua (hay còn gọi chiwawa hay kiwawa) có nguồn gốc từ Mexico nhưng là giống chó lâu đời nhất tại Mỹ. Tên của giống chó này được lấy từ tên bang Chihuahua nơi các nhà thám hiểm tìm ra chúng ở Mexico.

Chihuahua có nguồn gốc từ mêxico

Chúng được thế giới biết đến nhờ người Trung Quốc. Đến cuối thế kỷ 19, Chihuahua mới xuất hiện ở châu Âu.

2. Phân loại chó Chihuahua theo cân nặng

2.1. Chó Toy Chihuahua

Cao dưới 25cm, trọng lượng dưới 3kg khi trưởng thành. Chúng đạt kích thước tiêu chuẩn của chó Chihuahua

2.2. Chó Chihuahua Mini

Cao khoảng 20cm, nặng 1.5kg hoặc nhẹ hơn. Đây là kích thước phổ biến của chó Chihuahua ở Việt Nam và trên thế giới.

2.3. Chó Teacup Chihuahua

Cao tầm 15cm, cân nặng không vượt quá 1.5kg. Những bé này hiếm nhưng rất được yêu. Tên gọi của chúng ám chỉ kích thước nhỏ, có thể vừa một ly trà.

3. Ngoại hình và tính cách đặc trưng của chó Chihuahua

3.1. Đặc điểm ngoại hình chó Chihuahua

3.2. Đặc điểm tính cách Chihuahua thông minh

Chihuahua luôn can đảm, mạnh dạn, sẵn sàng bày tỏ tình cảm và đòi hỏi sự chăm sóc từ chủ nhân của mình. Những cử chỉ của chúng uyển chuyển, sống động và nhanh nhẹn. Loài chó này rất thông minh, trung thành và luôn quấn quýt chủ.

Chúng tiếp thu rất nhanh, phản xạ tốt. Nếu bạn hay quát mắng thì chúng rất dễ trở nên cáu kỉnh. Tuy nhỏ bé nhưng chú chó Chihuahua rất hung dữ và không dễ bị ăn hiếp một chút nào. Bạn có thể an tâm nếu để chú chó này trông nhà nhưng nhà có trẻ em thì cần cân nhắc nhé. Bởi chúng có hàm răng sắc nhọn, sẵn sàng thách thức những con vật lớn hơn mình, thậm chí còn cắn lại lũ trẻ nếu bị trêu chọc đó.

Tuy nhỏ con nhưng Chihuahua khá là hung dữ

Loài Chihuahua này có bản tính ngang bướng và tiếng sủa khá dai dẳng và ầm ĩ. Điều đó có thể khiến người trong nhà đôi khi thấy phiền phức.

4. Hướng dẫn cách chăm sóc chó Chihuahua lanh lợi, khỏe mạnh

4.1. Chế độ dinh dưỡng của chó Chihuahua theo từng tháng tuổi

Chó Chihuahu 2 – 3 tháng tuổi: Chó Chihuahua con chỉ ăn được cháo mềm hoặc cơm nát với thịt nạc băm nhỏ. Bạn chú ý tuyệt đối không cho thêm gia vị hay dầu mỡ vào đồ ăn vì có thể gây nôn hoặc tiêu chảy cho chúng. Chihuahua nên được cho ăn thành 4 đến 6 bữa một ngày với lượng thức ăn phân đều.

Chó Chihuahu 3 – 7 tháng tuổi: Ở giai đoạn này bạn nên bổ sung thêm thịt và các nguồn thức ăn giàu đạm và canxi vào khẩu phần ăn của chúng để chúng phát triển toàn diện. Bạn nên cho cún ăn 3 bữa một ngày và có thể bổ sung thêm thức ăn khô để chúng nhai tốt hơn.

Chó Chihuahu từ 7 tháng tuổi trở lên: Bạn có thể rút số bữa ăn xuống 2 bữa mỗi ngày và tăng lượng thức ăn giàu đạm và giảm tinh bột. Bạn nên bổ sung thêm trứng vịt lộn hay cút lộn với chó mang thai để đảm bảo đủ chất cho chúng.

Xem thêm  Khỉ Đuôi Sóc - loài thú cưng nhỏ bé biết giao tiếp

Những thức ăn kê vào danh sách đen cần tránh cho Chihuahua: Chihuahua không phải là một giống chó lười ăn nhưng chúng khá kén ăn và cũng không có hệ tiêu hoá thực sự tốt. Bạn nên hạn chế cho chúng ăn cá vì xương cá dễ làm cho chúng bị hóc. Tuyệt đối không cho chúng ăn đồ cay, đồ nhiều dầu mỡ và socola. Chihuahua thích ăn các loại thịt và không thích ăn rau củ.

Bạn nên cho chó ăn theo chế độ hợp lý và nguồn thực phẩm đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo chó phát triển tốt. Những món ăn khó tiêu hóa hay gây hóc, vị cay,tuyệt đối không cho chó ăn.

4.2. Vệ sinh thân thể chó Chihuahua sạch sẽ

Chó Chihuahua có hạn chế về mặt thể lực so với các giống chó khác. Chúng sẽ không chịu được thời tiết quá lạnh hay quá nóng. Nên bạn cần trang bị cho chúng đủ đồ dùng để bảo vệ sức khỏe khi ra ngoài. Bạn có thể đi dạo với chó khoảng 30 phút mỗi ngày với những bé dưới 1 tuổi. Bạn không nên để chó nghịch ngợm nhảy từ độ cao trên 6m xuống vì có thể gây thương tích cho đầu hoặc thân mình.

Nên cho Chihuahua con hoạt động đi dạo, chạy nhảy 30 phút mỗi ngày

Bạn nên thường xuyên chải lông cho chúng để đảm bảo vệ sinh và hạn chế rụng lông. Nếu Chihuahua không nghịch bẩn thì bạn chỉ nên tắm cho chúng 1 lần/tuần.

Bạn nên kiểm tra tai và chân của chú chó để làm sạch thường xuyên. Vì có thể có ráy tai hay lông mọc ở các kẽ ngón chân và bàn chân của cún. Đôi tai chúng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ vì có thể sẽ có vi khuẩn. Giữ gìn vệ sinh cho Chihuahua sẽ giúp chúng ít bệnh tật và bạn sẽ không cần lo ngại các bệnh vi khuẩn gây nên.

4.3. Cách huấn luyện chó Chihuahua

Để huấn luyện chó đi vệ sinh đúng cách bạn cần phải đánh dấu khu vực đi vệ sinh của Chihuahua. Bạn cần phải chuẩn bị một khay đựng chứa cát mịn và một chút giấy cũ tại khu vực vệ sinh. Khi cún đi vệ sinh xong, hãy dọn dẹp sạch sẽ và để lại 1 chút chất thải của chúng. Điều đó sẽ giúp Chihuahua đánh hơi và xác định được khu vực vệ sinh trong lần tiếp theo. Sau 1-2 tuần huấn luyện, bé cún Chihuahua của bạn sẽ biết cách đi vệ sinh đúng chỗ.

Chihuahua là một loài chó dễ tiếp thu, huấn luyện, do đó bạn đừng ngại dạy dỗ chúng. Chú chó dần trở thành một phần không thể thiếu trong gia đình bạn.

4.4. Những điều thú vị về chó Chihuahua ít ai biết

Giống chó Chihuahua này có thính giác phát triển mạnh, có sự cảnh giác cao với người lạ. Chúng thường lẽo đẽo đi theo chủ nhân và bám sát nhất có thể. Chúng sẽ cảm thấy ghen tị nếu nhận ra chủ nhân chăm sóc mình không đầy đủ.

Chihuahua rất hay tỏ ra ghen tị khi không được quan tâm

5. Các bệnh thường gặp của chó Chihuahua và cách chữa trị

Những bệnh thường gặp ở chó Chihuahua do thời tiết, thức ăn hàng ngày và do chế độ sinh hoạt, vệ sinh không đúng cách

Tuy chó Chihuahua có sức sống mãnh liệt và sức khỏe rất tốt, nhưng chúng cũng dễ mắc phải những căn bệnh sau đây, cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh nhé.

Xem thêm  Chó Poodle giá 500k có nên mua? Mua chó Poodle ở đâu ... - Chợ Tốt

5.1. Viêm dạ dày

Là căn bệnh khá phổ biến và xảy ra quanh năm đối với chó Chihuahua. Nguyên nhân thường là do nguồn thức ăn của cún mất vệ sinh, không đảm bảo và có chứa nhiều tác nhân gây bệnh như trứng giun, sán, virus gây bệnh hoặc là do vi khuẩn.

Khi mới bị viêm dạ dày, cún thường sẽ ăn ít lại và vài ngày sau cún bỏ ăn hoàn toàn, liên tục sốt, có triệu chứng nôn mửa, cún sẽ nôn ra những chất dịch trong hệ tiêu hóa. Bị nặng hơn có thể sẽ bị tiêu chảy nặng, phân lỏng có màu xám vàng, chất nhầy trong dịch hệ tiêu hóa và có thể lẫn máu trong phân và đặc biệt có mùi rất tanh. Lâu ngày cún mất nhiều nước và có biểu hiện bụng thóp, mắt lừ đừ dần dần kiệt sức và có thể tử vong nếu chúng ta không can thiệp kịp thời.

5.2. Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản cũng là bệnh rất thường gặp ở chó Chihuahua. Bệnh này xảy ra khi có sự thay đổi bất ngờ về thời tiết ấm áp sang lạnh ẩm, hoặc lạnh ẩm sang thời tiết nắng nóng. Từ cuối thu sang đông và cuối thu đến đầu xuân là những thời điểm cún dễ bị bệnh.

Do khi thời tiết có sự giao thoa giữa nóng và lạnh là điều kiện rất tốt cho các loại vi khuẩn gây dị ứng cho các tế bào ở khí quản của chó.

Triệu chứng là cún có thể ho, sặc. Nếu tác động lâu ngày dễ dẫn đến bệnh viêm niêm mạc, thậm chí là sưng lên và sung, sẽ làm cún khó chịu . Những biểu hiệu đặc trưng là sặc nhẹ sau đó dẫn đến ho khan, thở khẹt khẹt vào ban đêm kèm theo những cơn sốt, ho ra dịch của khí quản, qua ngày cún có thể mệt mỏi và dần dần bỏ ăn.

5.3. Bệnh dại

Bệnh thường gặp nhất ở chó và khá nguy hiểm phải nói tới bệnh dại. Chúng có thể gây đến cái chết nhanh chóng của chó và có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng của con người khi trúng phải chó dại cắn. Bệnh do virus dại gây nên, và có thể dễ dàng lây lan qua đường máu.

Biểu hiện là chó dữ tợn hơn bình thường, sủa có tiếng khác với bình thường, miệng lúc nào cũng chảy nhiều nước dãi. Chúng không kiểm soát được hành vi, dần dần sẽ bị liệt toàn thân và dẫn đến cái chết.

5.4. Các bệnh về xương khớp

Bệnh xương khớp thì chó nào cũng đều có thể bị, nhưng riêng đối với các loại chó nhỏ như Chihuahua, phốc thì rất hay mắc phải bệnh này. Bộ xương của Chihuahua rất nhỏ và mong manh dễ vỡ. Vì vậy bạn cần bổ sung canxi vào khẩu phần ăn cho chúng, hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều axit béo. Ngoài ra bạn nên tập thể dục thường xuyên với chúng với cường độ nhẹ hoặc dắt đi dạo mỗi ngày.

5.5. Phòng ngừa bệnh ở chó Chihuahua

Cách phòng và chữa trị bệnh viêm dạ dày đơn giản nhất là nên cho cún ăn những thức ăn đã được nấu chín, tuyệt đối không cho cún ăn thịt sống, cá sống hay những nội tạng sống. Không nên cho chó ăn thức ăn đã ôi thối, cần cho uống nước sạch. Tẩy giun sán định kỳ cho cún bằng Vimectin cứ 3 tháng 1 lần là tốt nhất.

Xem thêm  Tất Tần Tật Về Chó Mông Cộc Siêu Thú Vị Có Thể Bạn Chưa Biết

Để phòng bệnh dại cách tốt nhất đó là đưa chó tiêm phòng dại hàng năm. Và hằng ngày bạn nên tập cho chúng chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với các chó lạ, vệ sinh nơi ở hàng ngày.

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở của cún, ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Khi có sự thay đổi về thời tiết nên hạn chế cho chó tiếp xúc bên ngoài. Cho cún ăn uống đủ chất để cún có sức đề kháng tốt nhất.

Bạn cũng nên đưa cún đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

6. Địa điểm mua chó Chihuahua uy tín, chất lượng

Chó Chihuahua khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Bạn sẽ không khó khăn để tìm mua được một chú chó Chihuahua giá rẻ và uy tín trên thị trường. Bạn nên tìm những địa chỉ uy tín, được đảm bảo. Đối với những chú chó Chihuahua lai hay được nhập khẩu, bạn nên kiểm tra kĩ giấy tờ chứng nhận kỹ càng khi mua tránh tiền mất tật mang.

7. Chó Chihuahua giá bao nhiêu?

Chó Chihuahua giá bao nhiêu trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau đây để quyết định đến giá tiền của chúng. Những con nhập khẩu từ châu Âu Mỹ có giá đắt gấp 10 đến 20 lần những chú chó lai trong nước. Chihuahua lông sẫm thường rẻ hơn lông sáng. Chihuahua lông dài cũng có giá cao hơn lông ngắn nhưng không đáng kể. Con cái với ưu điểm là khả năng sinh sản, thân hình mũm mĩm đáng yêu hơn làm giá cả cũng sẽ nhỉnh hơn con đực.

Chó Chihuahua giá bao nhiêu

Có nhiều mức giá như: chó chihuahua giá 1 triệu, chó chihuahua giá 500k,…Chỉ với 1 triệu đồng bạn đã sở hữu 1 bé Chihuahua lai poodle, lai phốc, Với 3,5 – 5 triệu đồng bạn sẽ có 1 em Chihuahua thuần chủng. Với 5 – 10 triệu đồng là đã mang về được 1 bé mini hoặc teacup rồi. Còn nếu bạn muốn sở hữu cho mình một chú Chihuahua xuất Âu Mỹ thì phải có đến 20 triệu đồng.

8. Nếu bạn muốn mua hay bán chó Chihuahua thì Chợ Tốt là địa điểm bạn nên quan tâm

Hiện nay, giống Chihuahua được nuôi và nhân giống nhiều ở Việt Nam. Vì vậy, để sở hữu một bé Chihuahua không phải là chuyện khó khăn. Tuy nhiên, chất lượng và độ thuần chủng thì chưa chắc được đảm bảo.

Nếu bạn muốn mua chó Chihuahua nhỏ nhắn đáng yêu này, hãy đến ngay với chúng tôi qua Chợ Tốt Thú Cưng. Tại đây bạn sẽ được đảm bảo để về nguồn gốc, gia phả hay lịch tiêm phòng cho chó. Ngoài ra bạn cũng có thể đến tấn nơi để kiểm tra chú chó mình muốn mua. Hãy chọn một chú chó ưng ý nhất và liên hệ với chủ đăng tin để đàm phán. Chúng tôi khuyến khích bạn tới tận nơi để xem chó trước khi quyết định mua bán.

Còn nếu bạn có nhu cầu muốn bán chú chó Chihuahua của mình thì bạn cũng có thể đến với Chợ Tốt. Tại đây bạn sẽ được đăng tin miễn phí với thủ tục đơn giản, dễ dàng. Khách hàng sẽ chủ động liên hệ với bạn khi thấy phù hợp với nhu cầu mua của mình.

Chúc bạn có giao dịch mua bán chó Chihuahua ưng ý!

Source: https://www.chotot.com/mua-ban-cho-chihuahua-sddp5?page=4