Cá vàng đầu sư tử do Trung Quốc lai tạo, mô tả hình ảnh con sư tử đá trong thần thoại mà người Trung Quốc gọi là Thạch sư tử (石狮子); người Nhật gọi là Shishi (獅子) hay Kara Shishi (唐獅子). Ở Việt Nam, do dòng cá này khá giống với Ranchu nên nhiều người gọi chung là cá vàng lan thọ, tuy nhiên cần phân biệt: Ranchu mới chính là lan thọ, còn cá vàng đầu sư tử của Trung Quốc là cá vàng thủ sư (Lionhead goldfish).
Cá vàng đầu sư tử (Lionhead Goldfish) có nguồn gốc từ Trung Quốc (trên) và cá vàng lan sư Thái Lan (Lionchu)
aquaristsacrosscanada.com
Dòng cá này du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ 17-18, được người Nhật lai tạo, sản xuất ra dòng Ranchu đầu sư tử (đầu lân) với phần lưng tròn hơn, đuôi có sửa đổi và giảm bớt kích thước đầu.
Cá vàng Lionchu Thái Lan
Một dòng khác mà giới chơi cá cảnh gọi là Lionchu hay Lionhead-Ranchu, có nguồn gốc từ Thái Lan. Đây là dòng cá lai tạo giữa cá vàng đầu sư tử và cá vàng trang trại, được bán khá nhiều tại chợ Chatuchak, Bangkok, người Thái gọi là สิงห์ ลูกผสม. Ở Việt Nam người ta gọi là cá vàng lan sư.
Cá vàng Lionchu do một nhóm chơi cá vàng ở Singapore phổ biến thông qua trang RafflesGold.com, một trang web về cá vàng trên internet. Lionchu chính thức được công nhận là một loại cá vàng lạ mắt độc đáo trong cuộc thi “My Fancy Goldfish Competition 2006”, tổ chức tại Singapore từ ngày 26-28.5.2006.
Ở Nhật người ta gọi cá vàng Lionchu là Shishigashira Ranchu hay Ranchu đầu sư tử. Nói cách khác, đối với người Nhật, đây là một loại cá vàng dòng Ranchu với phần đầu ít phát triển, một số con có núm và bướu nhỏ trên lưng (gợi ý rằng việc không có vây lưng vẫn chưa được kiểm soát vào thời điểm đó).
Cá vàng lan thọ (Ranchu) có 3 màu chính: cam, xanh lam (trên) và đen
indiamart.com, Wikipedia
Cá vàng Ranchu nhìn từ bên hông
pinterest.com, mygoldfishisalive.com
Cá vàng Ranchu Nhật Bản
Cá vàng Ranchu (蘭鋳), còn gọi là cá vàng lan thọ hay Maruko, một trong những loại cá vàng đầu lân của Nhật Bản. Nó có thân hình khá tròn, lưng cong (chỗ cuối lưng tạo thành một góc nhọn với phần đuôi thẳng – từ đuôi đến cuống đuôi đưa lên một góc 45 độ là lý tưởng). Tuy không có vây lưng, nhưng loại cá vàng này vẫn bơi bình thường. Ở Nhật Bản, người ta gọi nó là “Vua của cá vàng”. Ranchu có 3 màu chính là cam, đen và xanh lam, ngoài ra còn những vệt màu trên cơ thể như cam trắng, xanh đen hoặc từ 3 màu trở lên.
Ranchu có cơ thể lớn hơn nhiều so với dòng tương tự là cá vàng đầu sư tử. Chúng phát triển chiều dài tối đa từ 15,24 cm đến 17,78 cm.
Theo quyển Kim ngư dưỡng ngoạn thảo thời Edo, cá vàng Ranchu có tên gọi là lan trùng (Ran mushi) và noãn trùng (Tamagomushi). Sau thời Minh Trị, người ta lai tạo cá vàng Nhật Bản để tạo ra loại đầu “sư tử”, không có vây rồi dần dần trở thành loại Ranchu như ngày nay.
Tùy theo mục đích gây giống để ngắm nhìn, người ta chia Ranchu thành 2 loại.
– Loại Ranchu nhìn từ trên xuống: ở Nhật Bản, theo truyền thống, người ta thường gây giống cá trong hồ, và người ta thường ngắm nhìn chúng từ phía trên. Loại Ranchu này có thân thon dài hơn, người ta thích đặc điểm này vì nó trông giống như đồng tiền Nhật Bản. Họ cho rằng một con Ranchu đẹp thuộc loại này phải giống như một đô vật Sumo, với vẻ ngoài đường bệ, thân hình rắn chắc trong hình khối tròn và vuông. Một con Ranchu “đô vật” phải toát ra phong cách đường hoàng, uy nghiêm và phải chuyển động một cách tao nhã nhưng đầy sức mạnh.
Cá vàng Ranchu nhìn từ trên xuống
newlynpets.co.uk, web-japan.org, sites.google.com, highranchu.blogspot.com
Ở Nhật, người ta rất thích loại Ranchu này nên hằng năm họ thường tổ chức nhiều cuộc thi về chúng.
Loại cá vàng Ranchu nhìn từ bên hông: Do ngày càng nhiều người nuôi cá cảnh trong hồ chứ không nuôi ao nên các nhà lai tạo mới ra giống này. Khi nhìn từ bên hông, người ta thấy loại Ranchu này có thân tròn hơn, dày hơn loại nhìn từ trên xuống. Đây là loại Ranchu có xương sống phẳng và có nếp gấp ở góc đuôi. (Còn tiếp).
Source: https://thanhnien.vn/giai-ma-ca-vang-dau-su-tu-ca-vang-ranchu-pho-bien-trong-gioi-choi-ca-canh-1851480488.htm