Chuẩn bị
Nếu trồng lan thủy canh với mục đích kinh doanh thì nên thiết kế khung giàn nhằm đảm bảo độ bền, chắc chắn. Giàn che nên dùng lưới màu đen hoặc màu xám. Còn trong trường hợp trồng lan để chơi trên sân thượng, mái hiên thì nên đặt cùng các loại cây cảnh khác nhằm giảm bớt sự khô nóng của kết cấu mái tôn, bê tông xung quanh.
Giá thể: Có thể dùng các loại giá thể để trồng lan như than gỗ, xơ dừa hoặc vỏ đậu phộng.
Rọ thủy canh: Nên chọn những loại rọ có kích thước phù hợp với cây lan bạn định trồng.
Dung dịch thủy canh: Chọn loại dinh dưỡng phù hợp cho cây lan, tỷ lệ pha nước thì làm theo hướng dẫn đã được ghi sẵn trên vỏ hộp.
Bút PH, bút đo PPM nhằm đảm bảo xác định đúng nồng độ dinh dưỡng phù hợp cho cây.
Chọn giống
Nếu trồng lan để kinh doanh nên chọn các giống: Dendrobium, MoNaKa, Oncidium, Phalaenopsis, Vanda… đây đều là các loài hoa đẹp, khỏe, cho ra hoa liên tục. Còn trồng lan để giải trí thì loài Vũ nữ, Dendrobium, Hồ điệp rất phù hợp, vì những loài này rất dễ trong quá trình chăm sóc hoa.
Kỹ thuật trồng lan thuỷ canh
Cho một lớp than hoặc xốp vào dưới đáy hộp để đảm bảo độ thoáng khí cho cây lan. Lấy lớp than đã được đập nhỏ rửa sạch rồi đặt vào chậu với độ cao khoảng nửa chậu. Cho cây lan vào rồi rải thêm một lớp vỏ dừa đã cắt thành các miếng lớn để giữ ẩm cho cây.
Lưu ý ngâm vỏ dừa trong khoảng 24 giờ và xả sạch các độc tố. Đưa cây lên giàn thuỷ canh để được chăm sóc với dung dịch thủy canh, cấp dưỡng chất phát triển.
Kỹ thuật chăm sóc
Trong khoảng thời gian lan mọc mầm thì việc tưới cây chưa cần thiết vì mầm non cây còn do cây mẹ nuôi dưỡng, để cây ở những nơi có nhiệt độ ấm áp, có chút nắng sớm và độ ẩm từ 40-50%.
Khi cây non bắt đầu mọc rễ từ 3-4 cm, không tưới quá nhiều nước và không tưới vào ngọn cây bởi như vậy rất dễ gây thối ngọn.
Khi cây đã trưởng thành mầm non đã có chiều dài khoảng 10-15cm, rễ dài trên 5cm. Đây là lúc lan cần nắng, nóng. nước, ẩm và dinh dưỡng để phát triển.
Nhiệt độ dao động từ 15-26°C vào ban đêm và 27°C là nhiệt độ phù hợp cho ban ngày. Ánh nắng vừa phải không quá gay gắt, nên sử dụng màn che để giảm thiểu lượng nhiệt chiếu trực tiếp vào cây.
Độ ẩm khoảng từ 50-70%, tưới với tần suất 2-3 lần/ tuần và tưới theo chu kì từ 1 đến 2 lần/ tuần. Nếu cây phát triển mạnh nhiệt độ tăng cao thì tiến hành tưới 2 lần/ ngày. Tăng cường nồng độ dung dịch dinh dưỡng cho cây.
Khi cây lan bắt đầu nhú ra nụ, giai đoạn này không cần cung cấp cho cây quá nhiều độ ẩm, tưới 1 lần/ tuần. Tác nhân tác động tới thời gian lan nở sớm hay muộn hơn là nhiệt độ, nhiệt độ cao sẽ cho hoa sớm và ngược lại.
Sau khi hoa tàn trong khoảng 2 tới 3 tuần lễ, một số loại còn có thể giữ hoa tới 2-3 tháng. Nhưng bạn không nên để và giữ hoa trong nhà thời gian quá dài mà nên cắt bỏ hoa trước khi hoa bắt đầu tàn. Làm như vậy thì cây sẽ cho thêm nhiều hoa mới hoặc cho nhiều cây con hơn đồng thời cây non cũng khoẻ mạnh hơn.
Giai đoạn này nên giảm tần suất tưới đi nhiều, tưới rất ít cho cây cho tới khi ra mầm mới rồi mới rồi mới bắt đầu tưới trở lại. Nên lưu ý trong giai đoạn này nếu để cây quá khô lan sẽ còi cọc, nhưng nếu quá thường xuyên tưới lan sẽ chết.
Cần chú ý đến những yếu tố sau
Ánh sáng: Cây hoa lan không thể chịu được ánh sáng quá mạnh vậy nên các bạn hãy làm thêm mái che bằng lưới cho hệ thống thủy canh.
Nước tưới: Theo kinh nghiệm từ nhiều người khi trồng cây lan vào rọ thủy canh các bạn nên duy trì tưới nước 2 lần mỗi ngày cho cây. Tưới nước chủ yếu để giữ độ ẩm cho cây nên các bạn không cần tưới quá nhiều. Thời gian phù hợp để tưới nước cho cây lan là vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối.
Dung dịch dinh dưỡng: Lưu ý lựa chọn loại dung dịch dinh dưỡng thích hợp, pha với nước cùng tỷ lệ phù hợp để sử dụng trồng phong lan thủy canh./.
Source: https://baodantoc.vn/huong-dan-trong-lan-thuy-canh-1638418380742.htm