Cây vù hương – Vingarden

Nhiều người biết đến vù hương là loại cây đại thụ, nhưng ít ai biết đến những tác dụng tuyệt vời để làm thuốc từ lá, hoa, quả, rễ của vù hương mang lại cho cơ thể người. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu!

TÊN GỌI VÀ NGUỒN GỐC CỦA CÂY VÙ HƯƠNG

Cây vù hương

Vù hương, Gù lương, Re dầu, Re hương, Xá xị Tên khoa học Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn., thuộc họ Long não – Lauraceae

Là loài thực vật có hoa trong họ Nguyệt quế. Loài cây này được Lecomte miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY VÙ HƯƠNG

Vù hương là loại cây quý hiếm cần được bảo tồn

Cây vù hương là loại cây gỗ lớn, có chiều cao đến 25m, nhánh của cây non không lông, đen đen.

Lá có mùi sả, có phiến hình bầu dục, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, đầu thon, gốc tù không có gân gốc phát triển rõ rệt, gân phụ của gốc 6-8 cặp, cuống dài 2-3cm. Chùy hoa vù hương nằm ở nách lá, đồng thời ngắn hơn lá. Hoa của vù hương nhỏ màu lục trắng, bao hoa và nhị lép có lông thưa ở gốc. Quả của cây thon dài 8-9mm, màu đen,phía trên đài tồn tại hình chén có thùy cạn.

Ra hoa vào tháng 3-4 và ra quả tháng 7-8.

Bộ phận cây có thể dùng làm thuốc: Rễ, thân, lá, quả – Radix, Caulis, Folium et Fructus Cinnanomi Parthenoxyli. Ở Trung Quốc cây có tên là cây Hoàng chương hay Hương chương.

Xem thêm  Cây Vàng Anh Lá Mít: Đặc điểm, cách trồng, chăm sóc & giá bán

Cây vù hương được phân bố ở: Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc từ Cao Bằng, Quảng Ninh, Quảng Trị tới Quảng Nam – Ðà Nẵng.

Rễ, thân có thể dùng làm thuốc có tác dụng ôn trung tán hàn, tiêu thực hóa trệ. Lá có tác dụng cầm máu. Quả vù hương có tác dụng giải thoát nhiệt. Cũng giống như long não, tinh dầu, dầu hạt được dùng chữa đau tê thấp vô cùng hiệu quả. Nước pha rễ dùng thay xá xị.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY VÙ HƯƠNG

Vù hương là cây thuốc quý hiếm

1 . Thành phần hóa học

Lá, gỗ thân, gỗ rễ chứa tinh dầu; hạt chứa nhiều dầu béo.

2.Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cũng như long não, tinh dầu, dầu hạt được dùng chữa đau tê thấp. Nước pha rễ dùng thay xá xị.

Ở Trung Quốc, rễ, thân dùng trị cúm, cảm mạo, ăn uống không tiêu bụng đầy trướng, đau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, tiêu hóa không bình thường, ho gà, lỵ. Còn lá dùng trị ngoại thương xuất huyết, quả dùng trị cảm mạo sốt cao, bệnh sởi.

Vù hương được trồng nhiều ở các công viên, rừng, vườn nhà hay bên đường để làm cây bóng mát, cây cảnh hay cây thuốc trữ trong nhà.

YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VÙ HƯƠNG

Vù hương là loại cây quý hiếm và còn rất ít tại Việt Nam, loài cây này cần được nhân giống và bảo tồn

Xem thêm  Nguồn gốc và đặc điểm của hoa hướng dương đỏ - Happy Flower

Source: https://vingarden.vn/san-pham/vu-huong/