Bí kíp phân biệt lan Hoàng lạp và Sơn thủy tiên – Vườn Phong Lan

Video Hoàng lạp sơn thuỷ tiên

Phân biệt lan Hoàng lạp và Sơn thủy tiên không khó. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào giả hành, không thể nào phân biệt chính xác được đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp. Có thể nói cách duy nhất để biết chính xác đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp thì chỉ có thể là chờ hoa nở. Họng hoa của bông hoa Sơn thủy tiên có màu đỏ nâu hoặc nâu tím hoặc tím thẫm. Họng hoa của bông Hoàng Lạp có màu vàng và vài vạch chỉ đỏ (sọc đỏ).

Tìm hiểu chung về hai loại lan

Hoàng lạp tên khoa học Dendrobium Chrysotoxum

Hoàng thảo hoàng lạp

Sơn thủy tiên tên khoa học Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum

Sơn thủy tiên

Có thể nói Sơn thủy tiên là một biến thể của lan Hoàng lạp. Sơn Thủy Tiên kích cỡ nhỉnh hơn Hoàng Lạp, nhìn cứng cáp hơn, gốc to hơn, nhìn từ gốc đến ngọn to đều đều. Loại này theo tài liệu nước ngoài thì có phân bố ở cả Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào. Hoa của Sơn Thủy Tiên có họng sẫm hơn Hoàng Lạp, có cây họng nhung nâu hoặc nâu đen rất đẹp, giá trị Sơn Thủy Tiên cũng cao hơn Hoàng Lạp.

Cách phân biệt lan Hoàng lạp và Sơn thủy tiên

Hoàng lạp

Sự cứng cáp của giả hành, sự tươi tắn của mặt hoa, sức sống mãnh liệt của giống lan, mùi thơm dịu dàng khi khoe sắc….

Xem thêm  Cây phú quý hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Hoàng có nghĩa là chiếu sáng, sáng rực rỡ, sáng chói, là sắc vàng

Lạp nghĩa là hạt hoặc nghĩa là sáp.

Theo như hình thái giả hành và hình thái mặt hoa, ta có thể hiểu tên của Hoàng lạp là do giả hành màu vàng và hoa màu vàng cộng với độ bóng mướt của giả hành và cánh hoa như sáp ( bóng như cây nến, đèn cầy) mà thành.

Giả hành khi non thì xanh, nhưng trưởng thành và già thì vàng bóng. Độ lớn thì tùy giống phân bố tại vùng miền nào mà khác nhau. Có giống giả hành nhỏ như cây đũa mà dài, có giống thì mập ú mà ngắn một khúc. Có khi giả hành chỉ to bằng ngón tay, nhưng cũng có giống giả hành to bằng cổ chân. Có giống gốc giả hành thóp lại bé xíu và to mập ở khúc giữa, nhưng cũng có giống thuôn đều. Có giống chỉ dài 20cm, nhưng cũng có giống dài hơn nửa mét.

Hoàng lạp

Sơn thủy tiên

Sơn thủy tiên chính là một biến thể (đột biến) của Hoàng Lạp. Về cơ bản chỉ khác nhau Họng bông hoa. Nếu chỉ nhìn vào hình thái giả hành, số lá trên giả hành… không thể nào phân biệt chính xác được đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp. .

Có nhiều người nhầm lẫn hai giống này dù là chơi lan mười hoặc hai chục năm vẫn không biết phân biệt là bình thường và chính vì lẽ đó nên thường xảy ra rất nhiều tranh cãi không hay.

Xem thêm  Tìm hiểu về Hoa lưu ly - Hoa Forget Me Not? - Shop hoa tươi 360

Có thể nói cách duy nhất để biết CHÍNH XÁC đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp thì chỉ có thể là chờ hoa nở.

Họng hoa của bông hoa Sơn thủy tiên có màu đỏ nâu hoặc nâu tím hoặc tím thẫm hoặc tím đỏ hoặc đỏ thẫm.

Nhận biết Sơn thủy tiên

Họng hoa của bông Hoàng lạp có màu Vàng và vài vạch chỉ đỏ (SỌC ĐỎ).

Họng hoa Lan Hoàng lạp

Một số web phân tích rằng lá Sơn Tủy Tiên dày hơn, cứng hơn; giả hành mập hơn, nặng hơn…. đều là không chính xác. Vì Hoàng Lạp cũng có giống giả hành to bằng cổ chân, lá vừa dày vừa cứng.

Có web lại nói Sơn Thủy Tiên thuôn đều từ gốc tới ngọn còn Hoàng Lạp thì gốc giả hành nhỏ và thân mập ú. Cũng không chuẩn luôn. Vì thực tế là tôi đã sở hữu đủ các kiểu hình như trên nhưng lại toàn là Hoàng Lạp.

Thực tế thì Sơn Thủy Tiên ở Việt Nam hiện nay rất ít, nếu bạn có may mắn sở hữu 1 giò thì đó chính là 1 báu vật. Mắc thì không phải quá mắc, nhưng muốn sở hữu thì lại rất khó.

Họng hoa Sơn thủy tiên màu đen khác với họng hoa màu vàng của Hoàng lạp

Xem thêm

  • Tìm hiểu lan Dendro Xuân 5 cánh trắng lưỡi tím
  • Bí kíp phân biệt Giả hạc hawaii và Trầm trắng
  • Khám phá 6 loại lan Trichoglottis ở Việt nam
Xem thêm  Cây Kim Ngân Hợp Với Mệnh Nào, Tuổi Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy?

Source: https://vuonphonglan.vn/vi/bi-kip-phan-biet-lan-hoang-lap-va-son-thuy-tien.html