Cây Hạnh Phúc: đặc điểm, cách chăm sóc, và ý nghĩa phong thủy

Để hiểu hơn về đặc điểm, cách chọn cây và chăm sóc luôn được xanh tốt thì bạn không thể bỏ qua phần bài viết dưới đây.

Đặc điểm của cây Hạnh Phúc

  • Tên thường gọi: Cây Hạnh Phúc
  • Tên khoa học: Radermachera sinica
  • Chi (genus): Heteropanax
  • Loài (species): R. sinica
  • Nguồn gốc: Rừng nhiệt đới Trung Quốc và Đông Nam Á
  • Cây thuộc thân gỗ trong tự nhiên nó có thể cao đến 30m và đường kính gốc lên tới 1m.

Lá cây dạng lông chim, 1 cành lá có thể dài từ 20 – 70cm, rộng từ 15 – 25cm, bề mặt lá dài từ 2-4cm. Cây có 3 lá cuối tạo thành hình trái tim, lá non có màu xanh non chuyển dần sang xanh đậm, có lẽ chính vì những điều này mà cây có tên là cây Hạnh Phúc. Sau khi đơm hoa cây cũng kết quả, quả giống hình quả đậu.

Ba lá cây Hạnh Phúc ghép lại thành hình trái tim

Cây có hoa trắng hoặc vàng nhạt, hoa có năm cánh thường mọc thành chùm, dạng loa kèn, tuy nhiên cây chỉ ra hoa khi điều kiện đủ nắng nếu bạn trồng bên ngoài trời, hoặc ít nhất cũng phải có nắng đến buổi trưa, còn cây trồng trong nhà thì rất khó ra được hoa.

Ý nghĩa và tác dụng của cây Hạnh Phúc

1. Phong thủy

Cái tên một phần nào đã nói nên ý nghĩa phong thủy của cây. Cây mang đến cho gia chủ hạnh phúc, giúp các thành viên trong gia đình luôn luôn đoàn kết, hòa thuận, giữ gìn hòa khí. Đối với công ty thì đồng nghiệp luôn niềm nở, vui vẻ giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.

Khi tinh thần vui vẻ, gia đình hạnh phúc thì công việc sẽ thuận lợi hơn, làm ăn may mắn giúp sự nghiệp và tiền bạc phát triển.

Block "ads-in-post" not found

2. Tác dụng

  • Điều hòa không khí: Một trong những tác dụng mà cây xanh nào cũng mang đến đó là điều hòa không khí, lọc bụi bẩn. Với tán lá xanh và rậm thì cây Hạnh Phúc làm việc này rất tốt.
  • Trang trí không gian: Từ lâu không gian xanh đã được nhiều người ưa thích, vì màu xanh của lá giúp giảm stress, giúp không gian sống hài hòa hơn. Cây Hạnh Phúc lại có nhiều kích cỡ khác nhau từ cây nhỏ để bàn, cho đến cây lớn để sàn, giúp bạn dễ dàng chọn được cây phù hợp với không gian.
Xem thêm  Cây Đuôi Công Táo Xanh

Cây Hạnh Phúc hợp Mệnh gi?

Nhiều người đã thích cây, nhưng lại tự hỏi liệu cây có phù hợp với mình không? Thì cây Hạnh Phúc hợp với tất cả các mệnh vì cây được tính theo phong thủy chung là mang đến cho gia chủ hạnh phúc.

cây hạnh phúc phong thủy

Cây có tán lá xanh trong ngũ hành cây được xếp vào hệ Mộc. Nên gia chủ có mệnh Mộc và mệnh Hỏa thì ngoài ý nghĩa hạnh phúc ra, cây sẽ giúp mang đến nhiều may mắn, tài lộc và tiền bạc nhiều hơn nữa.

Cách chăm sóc cây Hạnh Phúc

Thuộc loại cây thân gỗ nên Hạnh Phúc sống rất lâu và bền, cây dễ sống và dễ chăm sóc có thể sống được cả môi trường trong nhà lẫn ngoài trời nắng. Cây không chị được sương muối và gió khô.

1. Nước

Tùy vào đều kiện môi trường đặt cây mà ta cân đối nước tưới, thường cây để trong môi trường văn phòng thì 1 tuần ta tưới 2 lần hoặc ta để ý khi đất chuyển sang khô thì tưới luôn, mỗi lần tưới để tránh cây bị thối hay sâu bệnh thì ta có thể để cây ra chỗ thoáng mát để bề mặt đất phía trên nhanh khô.

Cây thiếu nước có biểu hiện lá rũ, phiến lá co lại vào chính giữa là lúc ra cần bổ sung thêm nước cho cây, khi đủ nước phiến lá sẽ phẳng. Cách tốt nhất là ta nên quan sát phiến lá để tưới. Ngoài ra mỗi cây cần có thêm đĩa bên dưới giữ đĩa luôn có nước thì việc chăm sóc cây sẽ trở nên vô cùng đơn giản.

Xem thêm  Có đặt được Cây Lưỡi Hổ trong phòng ngủ không? - Web cây cảnh

Block "ads-in-post" not found

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Mặc dù cây có thể sống ở điều kiện trong nhà, nhưng bản chất cây Hạnh Phúc rất thích nắng, ánh nắng buổi sáng đến 8h và sau 17h là ánh nắng lý tưởng, hoặc trồng ngoài trời nắng hoàn toàn, cây để trong nhà nên để ở hiên, dưới bóng điện, nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng.

Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 18 – 25 đô C. Tránh để cây ở nhiệt độ >40 độ C cây sẽ bị héo lá, thân mất nước có thể dẫn đến chết cây. Với tình trạng nóng thì cần phải di chuyển cây vào chỗ mát hoặc tưới nước mát cho cây luôn vào thời điểm nóng.

3. Nhân giống

Cây có thể nhân giống bằng hạt, giâm cành, hoặc triết cành đều được. Phương pháp phổ biến được sử dụng đó là giâm và triết cành.

4. Chọn cây

Để chọn được cây Hạnh Phúc đẹp và dễ chăm sóc về nhà ít bị rụng lá và sâu bệnh, không phải ai cũng biết và nhà vườn nào cũng chia sẻ, những trang chia sẻ thường chỉ là trang báo viết chung chung và không có kiến thức về cây. Sau đây Web cây cảnh xin chia sẻ để cho các bạn có được cây khỏe, đẹp và bền.

cách chọn cây hạnh phúc đẹp

Cách chọn cây Hạnh Phúc đẹp

  • : Vì là dòng chơi lá nên bạn cần chú ý đến lá cây, lá phải có màu xanh xẫm, bóng, không sâu lá, tán lá phẳng, và điều đặc biệt là cây phải có lá non hoặc lá trên đỉnh mọc lên cao hơn một chút so với tán. Điều này chứng tỏ là cây đã được trồng lâu.
  • Gốc và thân cây: Gốc cây màu nâu để chứng tỏ là cây già, trên thân không có chứa đốm đen, cây có nhiều nhánh để sau này phát triển sẽ rậm và đẹp.
  • Đất: Bạn cũng cần phải quan sát đất trồng cây, để đảm bảo cây sau này về chăm sóc dễ và ít phải thay. Đất nên có thêm trấu, tro, tơi xốp không nên chọn cây được trồng nguyên bằng đất thịt, hoặc chèn quá nhiều xốp vào đất.
Xem thêm  Tìm hiểu loài cây Monstera đột biến có giá lên đến cả tỷ đồng

5. Bệnh rụng lá

Nếu chăm sóc sai cách cây Hạnh Phúc rất dễ rụng lá.

  • Thay đổi môi trường: Một trong những nguyên nhân khiến cây rụng lá nhưng không quá đáng lo. Khi ở vườn môi trường thoáng nhiều nắng, lá cây sẽ nhiều vì môi trường cung cấp đủ. Nhưng khi về nhà bạn thì môi trường sẽ không được tối ưu cây sẽ rụng bớt lá để cho phù hợp với môi trường. Điều này rất bình thường nhặt lá rụng bỏ đi là được.
  • Quên tưới nước: Là trong những trường hợp rất hay gặp khi người mua không được tư vấn kỹ, hoặc quên đó là cây ưa ẩm. Nếu để cây nơi nóng, mùa nóng đất nhanh khô mà không được tưới. Thì lá cây sẽ co lại sau đó chuyển sang dần màu nâu rồi rụng hết lá. Để khắc phục điều này bạn nên thường xuyên giữ ẩm cho đất, quan sát lá, nếu là co lại thì cần phải bổ sung nước luôn.
  • Tưới quá nhiều: Tưới quá nhiều dẫn đến cây bị thối gốc và rễ, cây rụng lá và chết. Đã thối thì rất khó khắc phục. Vậy nên hãy quan sát lá khi nào lá hơi co thì bạn tưới, hay mặt đất trắng thì mới tưới.

Source: https://webcaycanh.com/cay-hanh-phuc/