Cách trồng lan đuôi chồn tại nhà đơn giản nhất | Sfarm

Video Hoa phong lan duoi chon

Lan đuôi chồn làm say đắm lòng những người yêu lan bởi vẻ đẹp độc đáo và hương thơm quyến rũ. Thế nhưng nhiều người lại nhầm lẫn khi nhận biết lan đuôi chồn với một vài giống lan khác như: lan đuôi cáo, lan ngọc điểm,… Điều này làm ảnh hưởng đến việc chọn giống và quá trình trồng lan đuôi chồn thêm khó khăn. Vì vậy, Đặng Gia Trang sẽ chia sẻ bài viết sau giúp bạn nắm được đặc điểm cũng như cách trồng lan đuôi chồn tại nhà đơn giản nhất.

1/ Đặc điểm Lan đuôi chồn

Phong lan đuôi chồn có danh pháp khoa học là Rhynchostylis Retusa, và có tên gọi khác là lan sóc ta. Nhiều người thường nhầm lẫn lan đuôi chồn với một số giống lan khác, đó là: lan đuôi cáo (Aerides Rosea), lan sóc lào (Aerides Multiflora) và lan ngọc điểm (Rhynchostylis Gigantea), nhưng thực chất chúng lại hoàn toàn khác nhau.

Là loại lan sống lâu năm, gồm các thân đơn với chiều cao trung bình từ 50cm – 100cm. Lá thường dài khoảng 20 – 40cm, rộng khoảng 2 – 3cm, hình dạng xếp khép chữ V và phần đầu lá chia 2 thùy hơi nhọn. Lá của chúng thường dày, cứng cáp, mặt dưới có các sọc trắng mờ chạy dọc và màu nhạt hơn mặt trên.

Rễ khá dài và to, mọc từ nách lá và giữa thân. Đầu rễ mới thường là màu xanh trắng hoặc xanh tím, sau đó có màu trắng đục.

Hoa có đặc điểm rất ấn tượng, cánh hoa màu trắng có nhiều chấm tím, lưỡi hoa tím toàn bộ. Chính vì màu sắc rực rỡ này mà loài hoa còn được gọi là lan đuôi chồn tím. Hoa mọc thành từng chùm từ nách lá, mỗi chùm có chiều dài khoảng 25 – 30cm. Chùm hoa có hình dáng thuôn dài và nhỏ dần về phía đỉnh, nhìn xa sẽ rất giống như đuôi của con chồn.

2/ Cách trồng lan đuôi chồn

2.1 Giống hoa đuôi chồn

– Cách chọn giống:

Thông thường, người ta có 2 cách chọn giống đó là chọn từ cây đã trồng thuần hoặc từ cây lan đuôi chồn rừng. Đối với những cây đã trồng thuần, cây giống phải to khỏe, nhiều rễ và không có dấu hiệu sâu bệnh.

Xem thêm  Cây Cỏ Đồng Tiền hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa và vị trí đặt

Đối với những cây lan đuôi chồn rừng, hàng bóc trụ thì nên chọn cây không sâu bệnh, không bị dập nát, thối hỏng ngọn, còn nguyên vẹn lá và còn ít rễ cứng. Cây giống được chọn phải thẳng và cứng cáp thì mới dễ tạo thế và dễ ghép vào giá thể.

– Xử lý giống mới mua:

Nếu mua giống lan đuôi chồn từ cây đã trồng thuần, thì bạn phải đem treo lên nơi thoáng mát. Khoảng 1 – 2 ngày đầu không tưới nước, sau đó thì tưới trở lại hoặc nếu cây hơi nhanh thì phun sương giữ ẩm cho cây.

Những cây lan đuôi chồn rừng làm giống thì bạn phải xử lý thêm nhiều bước hơn. Nếu cây nhiều rễ hoặc rễ dài thì bạn cắt bớt đi để tránh khi ra rễ phụ yếu và xấu. Sau đó, ngâm cây vào nước vôi trong hoặc thuốc Physan liều lượng 1ml/1 lít nước khoảng 15 phút để xử lý nấm bệnh. Treo ngược cây lan đuôi chồn giống ở nơi khô thoáng, có mái che tránh mưa nắng và phun sương cấp ẩm hàng ngày. Cứ cách khoảng 5 – 7 ngày thì phun thuốc kích rễ được pha chế với liều lượng 12 giọt B1 và 8 giọt Atonik trong 1 lít nước. Khoảng 15 – 20 ngày sau khi treo ngược, khi cây giống mọc rễ mới thì có thể đem trồng.

2.2 Giá thể trồng lan đuôi chồn

Lan đuôi chồn có thể trồng trong chậu hoặc ghép gỗ. Giá thể để ghép thì nên sử dụng gỗ lũa được ngâm trong nước vôi trong để xử lý nấm bệnh.

Nếu trồng chậu thì nên chọn chậu gỗ hoặc chậu đất nung có lỗ thoát nước là phù hợp nhất. Giá thể trồng cũng phải được tiêu diệt mầm bệnh bằng nước vôi trong, bao gồm than củi, vỏ thông vụn, dớn, phân trùn quế với tỉ lệ 3:3:2:2.

2.3 Trồng lan đuôi chồn vào chậu

Trước khi trồng, bạn nên sử dụng một miếng xốp nhỏ đặt dưới đáy chậu rồi đổ hỗn hợp giá thể khoảng 2/3 chậu. Xới một hố nhỏ ở giữa, đặt lan đuôi chồn vào và dùng dây thép để cố định cây. Phủ một lớp giá thể kín gốc cây và rải thêm một ít dớn lên bề mặt. Sau đó, tưới ẩm thường xuyên và chăm sóc cây.

Xem thêm  Cây Hoa Tử Đằng - Cây Cảnh Hà Nội

Cách trồng lan đuôi chồn

Cách trồng lan đuôi chồn tại nhà ra hoa rực sắc

2.4 Cách ghép lan đuôi chồn vào gỗ

Cách ghép lan đuôi chồn cũng khá đơn giản. Trước tiên, bạn buộc một lớp dớn mỏng vào thân gỗ ghép. Tiếp theo, đặt cây lên ghép, cố định rễ cây bám hết vào phần dớn. Sau đó, đặt thêm một lớp dớn khác phủ lên phần rễ đã buộc vào gỗ ghép.

Lưu ý, để cách trồng phong lan đuôi chồn hiệu quả bằng ghép gỗ, bạn nên sử dụng dây thép bọc nhựa để cố định cây. Đồng thời, ghép cây sao cho cây song song với mặt đất hoặc trúc đầu xuống đất để chúng sinh trưởng tốt, tránh bị ứ đọng nước hay sương ở ngọn và tạo vẻ đẹp tự nhiên.

3/ Chế độ chăm sóc lan sóc ta sớm ra hoa

3.1 Ánh sáng và nhiệt độ

Sau khi trồng, bạn phải treo giò lan đuôi chồn vào nơi khô ráo và thoáng mát. Loài hoa này ưa ánh sáng và độ thông thoáng cao. Nên trồng cây dưới một lớp lưới đen để bảo vệ cây khỏi ánh nắng mặt trời trực tiếp và mưa gió. Điều này có tác dụng giúp cây không bị cháy lá do nắng, bị dập nát do mưa gió và cây sinh trưởng tốt hơn. Đặc biệt, cây phong lan đuôi chồn phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ từ 15 – 30 độ C và độ ẩm khoảng 25%.

3.2 Bón phân sao cho hiệu quả

Thời điểm bón phân lý tưởng cho cây là buổi sáng sớm hoặc chiều mát, khi không có nắng gắt. Tránh để nước chứa phân bón đọng trên bẹ lá quá lâu khiến chúng bị hỏng. Mỗi đợt bón phân phải cách nhau khoảng 5 – 7 ngày.

Theo chia sẻ của chuyên gia trồng lan, có 3 giai đoạn cần bón phân cho lan đuôi chồn với liều lượng khác nhau:

– Thời kỳ cây mới trồng: bón B1 kết hợp với phân NPK 30/10/10 và TE liều lượng 1/3 hướng dẫn sử dụng.

– Thời kỳ cây cứng cáp và phát triển mạnh: bón B1 cùng với NPK 20/20/20 và TE liều lượng 2/3 hướng dẫn sử dụng.

Xem thêm  Sen Đá Vàng - Cây Xinh

– Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa: bón NPK 6/30/30 và TE liều lượng 2/3 hướng dẫn sử dụng.

Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng bạn có thể sử dụng phân trùn quế viên nén dành riêng cho lan để giúp cây phát triển tốt. Trên thị trường có sản phẩm phân trùn quế Sfarm viên nén đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng cho cây và an toàn với sức khỏe.

3.3 Phòng trừ sâu bệnh

Cây khá dễ bị sâu bệnh nên cần phun thuốc phòng bệnh khoảng 15 ngày/lần. Tuy nhiên, tuyệt đối không lạm dụng thuốc khi mới trồng cây hoặc chuyển giá thể mới. Theo kinh nghiệm, liều lượng sử dụng thuốc khi phun phòng bệnh là 1/2 theo hướng dẫn sử dụng, phun trị bệnh là 2/3 theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu phát hiện những bộ phận bị bệnh, thối hỏng thì cắt bỏ và diệt khuẩn các vết cắt ngay. Đồng thời, cách ly những cây bị bệnh và hạn chế tưới nước để tránh lây lan sang các cây khỏe mạnh khác.

3.4 Tưới nước

Bạn sử dụng bình phun sương để tưới nước hàng ngày cho cây. Mỗi ngày, tưới nước đều đặn khoảng 1 – 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa thì giảm lượng nước xuống và chỉ tưới khi giá thể khô. Khi tưới thì bạn nên chú ý bẹ lá không bị đọng nước quá lâu khiến lá hỏng và rụng.

Qua bài viết này, Đặng Gia Trang hy vọng bạn đã hiểu rõ đặc điểm nhận biết cũng như kỹ thuật trồng và cách chăm sóc lan đuôi chồn tại nhà đơn giản và hiệu quả. Chúc bạn trồng thành công những cây lan đuôi chồn cho hoa rực sắc và khỏe mạnh. Mọi chi tiết thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

  • Bí quyết trồng và chăm sóc lan hoàng dương đầy đủ nhất
  • Cách trồng và chăm sóc Địa Lan Sato đầy đủ nhất
  • Hoa phong lan bị vàng lá, nguyên nhân và cách khắc phục
  • Cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến & thảo dược quý hiếm

Source: https://sfarm.vn/cach-trong-lan-duoi-chon-tai-nha/