Thú giải trí cá cảnh là đam mê vô tận của giới trẻ hiện nay, trong thế giới cá cảnh có vô vàn loài cá để chúng ta có thể lựa chọn nuôi giải trí và chăm sóc. Cá betta là 1 trong số những mẫu cá kiểng đang được giới chơi cá ưa chuộng nhất hiện nay tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về pet cưng của chúng ta hãy cùng Shop Heo tìm hiểu từ A-Z về dòng cá này nhé.
Cá Betta hay cá Xiêm là giống cá cực kỳ đa dạng với đầy đủ màu sắc và là một trong những loài cá được ưa chuộng nhất hiện nay. Nhiều người chơi cá cảnh đã bỏ nhiều công sức nhằm có thể chăm sóc được giống cá đẹp mắt này.
Nguồn gốc của cá Betta
Cá Betta hay còn được biết đến là cá Xiêm, cá chọi Betta, cá đá… Chúng là loài cá được con người nuôi làm cảnh hoặc nuôi để làm cá chọi bởi bản tính hiếu chiến nổi tiếng. Đặc biệt khi bạn nuôi trong bể toàn con cá đực, chúng sẽ có xu hướng đánh nhau vô cùng dữ dội. Do đó đây là điều mà bạn cần hết sức lưu ý.
Cá Betta có nguồn gốc từ Xiêm (Thái Lan) cách đây hơn 200 năm về trước. Bởi hình dạng đẹp mắt và khả năng chọi nhau đặc trưng mà nhiều người mang chúng về để chăm sóc. Dần dần chúng đã trở thành loài cá cảnh phổ biến và được biết tới rộng rãi khắp xứ Xiêm bấy giờ.
Vào năm 1840, vua Xiêm đã tặng một ít cá Betta cho một người đàn ông, người đó lại tặng cá cho bác sĩ Theodore Cantor người Đan Mạch. Chính ông là người đã nghiên cứu kỹ càng và lai tạo thành công các giống cá Betta với đầy đủ màu sắc mà chúng ta được biết đến ngày hôm nay. Kể từ đó vào những năm 1890 trở đi, cá Betta được nhập khẩu vào châu Âu rồi đến Hoa Kỳ vào năm 1910.
Đặc điểm, hình dáng của cá Betta
– Cá Betta có hình dạng thân thon dài và dẹt, chiều dài trung bình từ 5 đến 8cm (chưa tính đuôi). Mắt chúng tròn, to, miệng nhỏ, phần trên của đầu hơi dốc xuống.
– Các vây của cá Betta hầu hết nằm ở phía nửa sau của lưng và có kích thước lớn, có thể dài tới vài cm.
– Thông thường vây đuôi và hậu môn của cá Betta gồm những tia màu đỏ hoặc nâu. Vây lưng có màu lục, nâu đỏ; vây ngực thì có màu nhạt.
– Cá Betta đực có chiều dài lớn hơn con cái khoảng 2-3cm, chúng có rất nhiều màu sắc sặc sỡ do quá trình lai tạo kèm theo đó là những bộ vảy cực kỳ đẹp.
Cá Betta có màu sắc vô cùng rực rỡ
Tập tính, sinh trưởng của cá Betta
– Cá Betta sinh sống được ở môi trường nước có độ pH từ 6 đến 8 với nhiệt độ nước trung bình từ 24 đến 28 độ C.
– Chúng là loài cá ăn tạp, có thể ăn rất nhiều thứ từ động vật giáp xác, sinh vật phù du cho đến xác tôm cá bị chết, ấu trùng của muỗi hoặc thậm chí cả trứng con non của chúng.
– Cá Betta là giống cá chọi, do đó tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 3-5 năm. Nếu như được nuôi và chăm sóc với điều kiện lý tưởng, chúng có thể sống đến 3-4 năm..
– Cá trống thường thể hiện sức mạnh trước con cái bằng cách bành to mang và vây ra sao cho đẹp mắt nhất. Cá cái nếu thích thú sẽ phản ứng lại bằng cách đổi màu sang sẫm hơn và xuất hiện các đường thẳng đứng trên thân.
Tham khảo: Nguồn gốc cá lia thia phướng & mua cá phướng ở đâu đẹp
– Con cái mỗi lần có thể đẻ rất nhiều trứng, trong đó con đực sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc trứng đến khi nở. Trứng cá thường nở chỉ sau 24h.
Các loại cá Betta được ưa chuộng hiện nay
Dưới đây là những loại cá Betta được nhiều người chơi cá tìm mua nhất bởi vẻ đẹp rực rỡ, ấn tượng và khả năng chọi đáng kinh ngạc của chúng.
1. Cá Betta Halfmoon (đuôi dài)
Đây là giống cá có màu sắc vô cùng đẹp mắt và được đánh giá rất cao trong các loại cá Betta. Các màu chủ đạo gồm đỏ, trắng, vàng, đen tô điểm cho thân cùng với đó là chiếc đuôi to và rộng tăng thêm vẻ đẹp cho chúng.
2. Cá Betta Plakat (đuôi ngắn)
Khác với Halfmoon, giống Plakat có đuôi ngắn hơn và có dạng tròn. Bộ vây của chúng cũng rất ngắn gọn tạo nên vẻ hài hòa, đơn giản và gọn gàng. Chúng có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau từ đơn sắc, nhị sắc đến đa sắc,.. Toàn thân có đốm màu kết hợp với các tông màu chính trên thân và đuôi.
3. Cá Betta Fancy Halfmoon
Đây là giống cá đuôi dài và to như Halfmoon thuần chủng nhưng có kích cỡ vây và đuôi lớn hơn do được lai tạo với một dòng cá Betta khác. Chúng vẫn có đủ các màu sắc sặc sỡ vô cùng phong phú.
4. Cá Betta Fancy Plakat
Giống cá này có đuôi ngắn và gọn gàng như dòng Plakat thuần chủng. Tuy vậy đây là giống cá được lai tạo rất kỹ càng và có màu sắc vô cùng đặc biệt, khác xa so với Plakat thường. Đây cũng là dòng cá được tìm mua nhiều nhất để làm cảnh và tham gia các cuộc thi đấu cá Betta.
5. Cá Betta Solid Halfmoon
Dòng cá Solid Halfmoon tương tự về hình dạng và kích thước như dòng Halfmoon thường. Tuy nhiên chúng chỉ có màu đơn sắc hoặc nhị sắc chứ không được đa dạng giống như bậc đàn anh của nó.
6. Cá Betta Dumbo Halfmoon
Gọi là cá Dumbo là bởi chúng có thêm phần vây được phát triển to ra hai bên mang trông giống như mái chèo giúp chúng có thể bơi tốt hơn. Do đó mà nhiều người vẫn thường gọi vui cá Betta Dumbo là giống cá tai voi. Chúng vẫn mang đầy đủ màu sắc và đặc tính giống như cá Halfmoon thông thường.
7. Cá Betta Dumbo Plakat
Tương tự như Betta Dumbo Halfmoon, dòng Dumbo Plakat chỉ có điểm khác biệt duy nhất đó là đuôi và vây ngắn, gọn gàng hơn so với Halfmoon. Cá có hình dạng đẹp, độc đáo và thân hình đối xứng rất phù hợp để bạn nuôi làm cảnh.
8. Cá Betta Dragon Plakat (cá rồng)
Hay còn được biết đến là cá Rồng, đây là dòng cá Betta có phần thân gồm các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày kín toàn thân, một số khác thì có màu phủ ánh kim làm nổi bật thêm trên nền trắng.
9. Cá Betta Super Plakat
Hay còn được gọi là cá Betta siêu đơn sắc đuôi ngắn. Đây là dòng cá chỉ có một màu đơn sắc và gồm các màu đặc trưng như đen, trắng, tím, đỏ, vàng, ánh đồng,… Đây là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người nuôi cá thích sự nhẹ nhàng và không cầu kỳ.
10. Cá Betta Crowntail (đuôi tưa)
Đây là dòng cá Betta nổi bật nhất với những chiếc đuôi bị tưa ra trông vô cùng độc đáo và không “đụng hàng” với các dòng cá Betta khác. Trong đó phiên bản cá đuôi tưa dạng kép là loại được săn lùng nhiều nhất và cũng có giá thành cao nhất trong dòng cá Crowntail này.
Xem thêm: Tên các loại cá betta phổ biến hiện nay
Tiêu chí để lựa chọn cá Betta đẹp
1. Màu sắc của cá
Cá Betta cần chọn loại có màu sắc rực rỡ, không kể màu sắc tươi sáng hay màu đậm, tối. Cá Betta có màu sắc đa dạng nhưng phổ biến nhất là màu xanh dương và nâu đỏ. Đôi khi chúng cũng có màu trắng ánh hồng hoặc màu xanh nhạt. Bạn không nên chọn những con cá có màu sắc xỉn, mờ, xấu xí.
2. Hành động của cá
Hãy lựa chọn những con cá Betta linh hoạt, hay bơi liên tục và không bị kích động nếu có tác động bên ngoài gây ra. Bởi những con cá này sẽ khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thích hợp để làm cá chọi hoặc cá cảnh.
3. Tình trạng vây đuôi
Cần lựa chọn cá Betta có vây đuôi trong trạng thái hoàn hảo. Tránh lựa chọn những con có vây đuôi bị rách, tổn thương vì chúng sẽ không đẹp khi trưng bày trong bể hoặc thuận lợi để có thể làm cá chọi.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Betta trong bể
1. Điều kiện bể nuôi cá
– Nên thiết kế bể nuôi cá có kích thước chiều dài từ 30-40cm trở lên, dung tích bể tối thiểu từ 15 lít để cá Xiêm có thể thỏa sức bơi lội và phát triển.
– Nếu như bạn nuôi nhiều thì nên để mỗi con riêng từng hồ, đồng thời gia tăng dung tích bể lên 35-40 lít nhằm đảm bảo cá có thể phát triển cộng đồng của chúng dễ dàng.
– Cá Betta có cơ quan hô hấp khá tốt nên không cần bạn phải đầu tư sục khí cho chúng. Tuy nhiên nếu điều kiện nước không tốt thì bạn nên thiết kế hệ thống sục khí oxy để tránh cá bị chết.
Kích thước bể nuôi cá vô cùng quan trọng
2. Nhiệt độ nước
– Nhiệt độ nước lý tưởng để nuôi cá Betta nên từ 25-28 độ C. Nếu bạn nuôi ở nhiệt độ nước thấp hơn, chúng sẽ ít vận động, thiếu sức sống và có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ.
3. Trang trí bể cá
– Nên đặt bể cá Betta tại nơi có ánh sáng vừa phải chiếu đến, tránh đặt ở nơi có nắng gắt sẽ khiến cá bị tổn thương.
– Không đặt những vật sắc nhọn hoặc các miếng đá sắc cạnh vào bể bởi chúng có thể khiến cá bị xây xát, từ đó nhiễm trùng vết thương và nhanh chết.
– Không nên bỏ quá nhiều cây thủy sinh vào bên trong bởi cá Betta sẽ tàn phá và khiến bể cá nhanh bị bẩn.
– Không đặt gương hay vật có khả năng phản chiếu vào trong bể bởi cá có thể tấn công hình ảnh phản chiếu của chính nó, gây kích động.
4. Thức ăn cho cá Betta
– Cá Betta là loài ăn tạp, mỗi lần cho ăn nên cho lượng thức ăn vừa đủ. Thức ăn chính: lăng quăng, bobo, artemia, cám thực phẩm, trùn chỉ, trùn huyết, vv…
– Vào mua lạnh: bớt bửa ăn cho cá lại 1 ngày nên cho ăn 1 lần là đủ
– Không nên cho cá Betta ăn quá nhiều trong ngày, chỉ cần lượng thức ăn vừa đủ no để nước trong hồ luông sạch, cá khỏe, không bệnh.
5. Thay nước cho bể cá
– Nên sử dụng nước sạch đã được lọc cẩn thận để làm nước mới nuôi cá Betta. Trong trường hợp bạn dùng nước máy, phải để khoảng 2-3 ngày cho nước bay hết mùi rồi mới cho vào bể, thay định kỳ 2 ngày/lần với nước máy.
– Khi thay nước, hãy để cho nhiệt độ của nước mới cao hơn nước cũ từ 1-2 độ C nhằm giúp cá không bị sốc khi gặp nhiệt độ nước mới. Sau đó thả nhẹ nhàng từng con cá vào bể để tránh làm tổn thương cơ thể của chúng.
– Khi cho cá vào bể nước mới, nếu trên thân cá xuất hiện bọt khí thì cần phải hớt sạch, tránh để bọt khí xuất hiện quá nhiều trong bể.
– Nên thêm một lượng muối nhỏ vào nước với tỷ lệ khoảng 0,5% để giúp cá phòng ngừa vi khuẩn và các loại ký sinh trùng gây hại.
Thay nước định kỳ cho bể cá Xiêm của bạn
Giá của cá Betta hiện nay là bao nhiêu?
Chính vì cá Betta rất đẹp mắt, dễ nuôi cho nên rất nhiều người mua loại cá này về để làm cảnh. Giá cả sẽ phụ thuộc nhiều vào kích thước, màu sắc, độ tuổi của cá. Bạn có thể tham khảo giá bán một số loại cá Betta hiện nay như sau:
– Cá Betta rồng đỏ trưởng thành: Giá dao động từ 90.000 đến 120.000 đồng/con.
– Cá Betta rồng đen trưởng thành: Giá từ 80.000 đến 120.000 đồng/con.
– Cá Betta Dumbo từ Thái Lan: Giá từ 100.000 đến 120.000 đồng/con.
– Cá Betta đuôi tưa: Giá từ 120.000 đến 180.000 đồng/con.
Đặc biệt một số con cá Betta vô cùng đẹp mắt với kích thước lớn có thể bán được với giá hàng triệu đồng. Do đó bạn có thể cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng nuôi dưỡng.
Các bệnh thường gặp ở cá Betta và hướng phòng ngừa
1. Bệnh đốm trắng
– Đây là căn bệnh phổ biến thường gặp ở cá Betta. Bệnh khiến cá xuất hiện các đốm trắng trên thân, mang hoặc vây do vi sinh vật ký sinh. Từ đó cá sẽ bị suy yếu dần và nhanh chết. Căn bệnh này xảy ra chủ yếu do nguồn nước không đạt chất lượng và bị nhiễm bẩn.
– Để phòng ngừa bệnh, bạn hãy tiến hành thay nước định kỳ cho bể cá 3-4 ngày/lần. Đồng thời kết hợp tắm muối cho cá để loại bỏ các ký sinh trùng gây hại. Ngoài ra bạn nên tăng nhiệt độ nước trong bể cá lên 27-28 độ để ngăn chặn trứng ký sinh trùng nở và phát triển, sau đó giảm dần khi cá Betta đã khỏe lại.
Cá Xiêm mắc bệnh đốm trắng
2. Bệnh thối vây
– Bệnh bắt đầu xảy ra khi vây của cá Betta bị hiện tượng mất màu. Căn bệnh sẽ phát triển nhanh chóng và lan ra toàn bộ vây, khiến cá có thể bị hoại tử và chết nhanh chóng.
– Để điều trị, hãy sử dụng H2O2 hoặc Maracyn để bôi lên vùng vây bị tổn thương của cá. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn gây ra nên bạn cũng kết hợp việc thay nước sạch thường xuyên cho bể để đảm bảo cá không bị mắc bệnh.
3. Bệnh nấm da, mang
– Bệnh nấm da, mang cá xảy ra khi cá Betta xuất hiện các sợi nấm dài mọc thành búi có màu trắng. Bệnh này rất phổ biến và có thể làm cá chết rất nhanh nếu như bạn không điều trị cho cá kịp thời.
– Mầm bệnh nấm luôn tồn tại trong nước bể, do đó bạn cần thay nước sạch hơn cho cá, tăng nhiệt độ nước và thoa thuốc Malachite green hoặc nước muối, H2O2 lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý không được thoa thuốc lên vùng mang.
Cá bị mắc bệnh nấm mang, da
4. Bệnh lở miệng
– Bệnh do vi khuẩn hình que Columnaris gây ra, chúng ký sinh vào khu vực môi, đầu miệng và bên trong khoang miệng của cá Betta khiến cá bị sưng nổi cục ở miệng.
– Bệnh chủ yếu do nước bị bẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do vậy bạn cần thay nước thường xuyên, kết hợp với ổn định nhiệt độ và nồng độ muối của nước.
– Sử dụng thuốc Melafix, Malachite green hoặc muối để thoa lên vùng miệng bị tổn thương của cá sẽ giúp giảm đi đáng kể tình trạng bệnh.
5. Bệnh xù vảy
– Bệnh xù vẩy hoặc xù mang xảy ra khiến vùng vây ở mang cá bị xù lên và bong tróc. Khi bệnh nặng hơn có thể khiến cá bị chảy máu, vết thương hoại tử. Đây là căn bệnh khó chữa và kéo dài dai dẳng, cá sẽ chết chỉ sau một thời gian ngắn.
– Sử dụng thuốc Rid protozoa để đặc trị bệnh xù vảy ở cá Betta với liều lượng là 1 giọt/1 lít nước bể. Thay nước bể định kỳ với nhỏ thuốc liên tục trong khoảng 2-3 tuần để giảm thiểu tình trạng bệnh. Hãy cách ly cá mắc bệnh với những con cá còn khỏe mạnh để tránh lây lan.
6. Bệnh sình bụng (chướng bụng)
– Cá Betta bị sình bụng thực chất là một triệu chứng chứ không hẳn là một dạng bệnh. Bụng cá bị chứa căng nước và không thể đào thải ra bên ngoài được khiến chúng ngày càng to lên, từ đó gây chết cá.
– Nguyên nhân mắc bệnh rất đa dạng, có thể là do hệ tiêu hóa của cá gặp vấn đề, cá bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc bị mắc bệnh lao cá,…
– Bệnh này cần xác định rõ nguyên nhân thì mới điều trị dứt điểm được. Cách tốt nhất để phòng ngừa đó là tắm muối cho cá thường xuyên để loại bỏ bớt chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra kết hợp với thay nước bể và sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng và vi khuẩn để ngăn ngừa bệnh.
Cá Betta bị sình bụng