Cá Đuôi kiếm – Đặc tính và môi trường sống

Cá Đuôi Kiếm là một trong những loài cá cảnh dễ nuôi nhất và được nuôi phổ biến trong các bể cá cảnh nhất cùng với những loài cá nhỏ khác như cá bảy màu, cá Hòa Lan, cá Hồng,….Trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật khiến cá Đuôi Kiếm được yêu thích.

ca-duoi-kiem-1
Cá Đuôi Kiếm loài cá cảnh nhỏ mà có võ

1. Đặc điểm của cá Đuôi kiếm

Cá Đuôi Kiếm là loại cá cảnh dễ nuôi và phổ biến đến mức hầu như ai cũng đã từng nuôi qua. Thậm chí, nếu ở trong môi trường thích hợp chúng hoàn toàn có thể sinh sản một cách tự nhiên nhất với số lượng cực lớn.

Tên tiếng anh của cá Đuôi kiếm là Swordtail, thuộc bộ cá sóc và họ cá Khổng tước. Hiện nay tại Việt Nam loài cá này được phát triển và nhân giống với số lượng cực kỳ lớn.

Cá Đuôi kiếm có kích thước nhỏ, thân hình bầu bĩnh. Ở loài cá đực có phần vây kéo dài và vô cùng đẹp. Phần đuôi hình nhọn giống như một chiếc kiếm, tuy nhiên đây chỉ là một điểm nhận dạng đặc biệt chứ không hề đóng vai trò phòng vệ hay làm vũ khí. Đối với những con cá cái thì có một chiếc bụng tròn vo vì hầu như loài cá này chửa và đẻ liên tục trong một năm. Đây là loài cá rất thích hợp để nuôi trong các bể cá thủy sinh từ cỡ lớn đến cỡ vừa và đặc biệt là rất dễ nuôi.

2. Kỹ thuật chăm sóc cá Đuôi Kiếm

ca-duoi-kiem-2
Kỹ thuật nuôi cá Đuôi kiếm

2.1 Môi trường nuôi cá Đuôi Kiếm

Cá Đuôi Kiếm là loài thủy sinh được tìm thấy trong tự nhiên tại những vùng nước ngọt có tính hơi kiềm một chút (thông thường độ PH phù hợp sẽ là từ 7- 8,3).

Xem thêm  Cá bãi trầu (cá Thanh Ngọc) ăn gì và cách nuôi dưỡng hiệu quả?

Đây là một loài cá hoạt động khá tích cực, chính vì thế khi nuôi bạn nên chuẩn bị một cái bể cá có dung tích lớn. Đặc biệt, là cần bố trí thêm nhiều loại cây thủy sinh giúp chúng có nơi ẩn nấp. Cá Đuôi Kiếm có màu đỏ và kích thước của nó dài gần gấp 3 lần loài cá Hòa Lan khi trưởng thành, theo đó một con cá khi trưởng thành có thể lên tới 6cm.

2.2 Cá Đuôi Kiếm nuôi chung với loài cá nào?

Mặc dù cá Đuôi Kiếm có tính cách khá hòa đồng và thường không xảy ra chiến tranh với những loài cá khác. Tuy nhiên, chúng thường xảy ra xô xát giữa đồng loại cùng giống đực với nhau để giành con mái. Để tránh xảy ra tình trạng này, bạn nên nuôi số lượng cá cái trong bể cân bằng hoặc nhiều hơn so với cá đực thì sẽ không có chuyện mâu thuẫn xảy ra.

2.3 Cá Đuôi kiếm sinh sản thế nào?

Là một loài cá cảnh có đặc tính thích nghi cực cao, chính vì thế việc sinh đẻ của cá cũng diễn ra một cách tự nhiên. Tập tính nổi bật của loài cá này chính là việc đẻ theo đàn, khi đến mùa sinh sản thì bạn có thể tách riêng 1 con đực cùng 2 con cái để nuôi chung. Đến khi trứng cá nở thành con thì chuyển cá bố mẹ đi chỗ khác, vì loài cá này không có thói quen nuôi con, thậm chí còn có thể ăn chính con của nó.

Xem thêm  Giá cá La Hán bao nhiêu, có mấy loại, mua ở đâu?

Đặc biệt, để cá có thể sinh sản và phát triển một cách tốt nhất thì bạn nên thêm một chút rong thủy sinh hoặc bèo vào bể cá. Điều này giúp bể cá được che nắng, che mưa, thậm chí còn cung cấp nguồn thức ăn cho cá.

2.4 Cá Đuôi kiếm ăn gì?

Cá Đuôi kiếm là một loài động vật khá dễ nuôi, đặc biệt lại ăn tạp. Chính vì thế bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn khác nhau như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc thức ăn dạng hạt đã chế biến sẵn. Hoặc bạn cũng có thể cho cá ăn bánh mì bằng cách làm giòn và bóp vụn nhỏ để cá dễ ăn.

ca-duoi-kiem-3
Thức ăn cá Đuôi kiếm

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý chính là không nên cho cá ăn quá nhiều, vì thức ăn thừa có thể gây ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến cá. Đây là một loài cá có kích thước khá nhỏ, nếu bạn chăm sóc tốt khiến chúng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì kích thước tối đa cũng chỉ tầm khoảng 6cm.

3. Các loại Đuôi kiếm phổ biến hiện nay

Như bạn đã biết thì cá Đuôi kiếm được cộng đồng chơi cá cảnh ưa thích và lựa chọn rất nhiều vì khả năng thích nghi cùng với việc dễ chăm sóc. Đây cũng là một loài cá có khá nhiều chủng loại khác nhau. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số dòng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

3.1 Cá đơn Kiếm đỏ

Cá kiếm đơn đỏ có đặc điểm phần đuôi chỉ có một bên được kéo dài và nhọn giống như chiếc kiếm. Màu sắc đặc trưng của loại này là màu đỏ toàn thân, thiên cam. Các loại cá đơn kiếm bạn có thể mua như:

  • Cá Đơn kiếm mắt đỏ (các size).
  • Cá Đơn kiếm mắt đen (các size).
Xem thêm  Cá Thần Tiên – Đặc điểm, cách nuôi và các loại cá phổ biến hiện

3.2 Cá Song kiếm đỏ

ca-duoi-kiem-4
Cá Song kiếm đỏ

Đúng với tên gọi cá Song kiếm đỏ thì tại phần đuôi của cá này sẽ được kéo dài giống như hai chiếc kiếm ở hai phía đuôi đối xứng với nhau. Một số loại cá song kiếm bạn có thể lựa chọn như:

  • Cá Song kiếm mắt đỏ ( các size to, bé).
  • Cá song kiếm Koi mắt đỏ.
  • Cá Song kiếm nhung mắt đen.

3.3 Cá Đơn kiếm Tuxedo

Ngoài hai loại cá kiếm trên, bạn có thể chọn cho mình loại cá đơn kiếm Tuxedo.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về loài cá đuôi kiếm, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về một loài cá cảnh được yêu thích. Do đây là một loài cá được yêu thích nên chúng được bán khá nhiều tại các cửa hàng cá cảnh ở Việt Nam. Giá của các loài cá Đuôi kiếm hiện nay tại các cửa hàng dao động từ 3-4 nghìn đồng/con. Bạn nên tìm cho mình một địa chỉ uy tín để có thể mua những con cá cảnh chất lượng, khỏe mạnh và không bị bệnh. Petmaster là cái tên đã rất quen thuộc với cộng đồng tại Hà Nội.Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những con cá cảnh với chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các loại phụ kiện và thức ăn cho vật nuôi. Mọi chi tiết sản phẩm bạn có thể truy cập trang Petroom để tìm hiểu thêm.

Source: https://petmaster.vn/petroom/ca-duoi-kiem/