Cá Cầu Vồng Rainbow – Dòng cá cảnh vạn người mê

Tròng vài năm gần đây, cá Cầu Vồng đang là dòng cá cảnh thủy sinh được rất nhiều người chơi thủy sinh yêu thích. Tại các cửa hàng cá cảnh, gần như cửa hàng nào cũng sẽ có một vài dòng cá cầu vồng, và điển hình nhất có thể kể tên như là cá Cầu Vồng Việt, cá Thạch Mỹ Nhân, Cầu Vồng Trifasciata…..

Hôm nay, hãy cùng Thủy Sinh 4U tham khảo thêm về dòng cá Cầu Vồng này, cùng tham khảo thêm về cách nuôi cũng như cách chăm sóc những chú cá cầu vồng nhé.

Họ Cá cầu vồng là một họ cá trong bộ cá Atheriniformes. Hiện nay, chúng là dòng cá được ưa chuộng trong bể thủy sinh, với những sắc màu cầu vồng bảy sắc đặc trưng. Wikipedia

Cá Thạch Mỹ Nhân (Melanotaenia boesemani)

Cá cầu vồng Boeseman là một loài cá thuộc họ Melanotaeniidae. Nó là loài đặc hữu cho hồ Ayamaru và các nhánh của chúng trong một khu vực miền núi của bán đảo Kepala Burung, Tây Papua, Indonesia.

  • Đặc điểm: Chiều dài có thể đạt được 14cm, cá Cầu Vồng đực có màu sáng hơn.
  • Điều kiện (hồ/nước): Dòng cá này tốt nhất nuôi ở bể có chiều rộng khoảng trên 90cm,
  • Độ pH tốt nhất từ 6.8 đến 9.5
  • Nhiệt độ từ 24 đến 28 độ.
  • Chăm sóc: Cá Thạch Mỹ Nhân là dòng cá sống theo đàn nên cần một bể thủy sinh đủ rộng để có thể bơi thoải mái, ăn thức ăn từ nhỏ đến cỡ trung bình
  • Sinh cảnh: Thạch Mỹ Nhân sống ở vùng có nhiều cây cối, gần bở hồ Ajamaru New Guinea.
  • Cộng đống: sống tốt với các loại cá nhỏ.
Cá Thach Mỹ Nhân, cá cảnh cực đẹp

Cá Cầu Vồng Trifasciata

  • Đặc điểm: Cá Cầu Vồng Trifas dài khoảng 11 đến 15cm (thay đổi tùy theo mật độ cá trong hồ). loài này cá đực nhiều màu sắc hơn.
  • Điều kiện (hồ/nước): kích thước tốt nhất cho cá Cầu Vồng Trifas là từ 90cm đến 160cm để cá có thể thoải mái bơi.
  • Độ pH tốt nhất từ 6.8 từ 9.5
  • Nhiệt độ tốt nhất: 24 đến 28oC.
  • Chăm sóc: Dòng cá này là dòng cá bơi theo đàn, nên cần không gian bể đủ rộng và có nhiều cây cối để chúng có thể tham thấy an toàn.
  • Cho cá ăn các loại thức ăn cỡ nhỏ hoặc trung bình, cá Cầu Vồng Trifas có thể ăn được cả thức ăn sống và thức ăn khô.
  • Sinh cảnh: Cá sống nhiều ở các vùng rừng mưa, các dòng sông vùng savan Úc.
  • Cộng đồng: Cá Cầu Vồng Trifas có thể sống cùng các loài cá không quá nhỏ và có cùng điều kiện sống.
Cá Cầu Vồng Trifas

Cá Cầu Vồng Xanh (Melanotaenia praecox)

Melanotaenia praecox là một loài cá thuộc họ Melanotaeniidae. Nó là loài đặc hữu của Tây Papua ở Indonesia.

  • Đặc điểm: Cá Cầu Vồng Xanh có thể đặt tới chiều dài là 5cm và có màu xanh phần lớn cơ thể.
  • Điều kiện (hồ/nước): kích thước tốt nhất cho cá Cầu Vồng Trifas là từ 60cm đến 120cm để cá có thể thoải mái bơi.
  • Độ pH tốt nhất từ 6.8 từ 8.0
  • Nhiệt độ tốt nhất: 24 đến 26oC.
  • Chăm sóc: Dòng cá này là dòng cá bơi theo đàn, cần không gian rộng và có nhiều cây cối.
  • Cá Cầu Vồng Xanh là dòng cá ăn tạp nên có thể ăn được cả thức ăn tươi và thức ăn khô ở mức nhỏ.
  • Sinh cảnh: Cá sống nhiều ở các vùng rừng mưa.
  • Cộng đồng: Cá Cầu Vồng Xanh có thể sống cùng các loài cá không quá to và có cùng điều kiện sống.
Xem thêm  Cá Tỳ Bà Bướm ăn gì? Giá bao nhiêu tiền? Bán ở đâu?
Cá Cầu Vồng Xanh

Cá Cầu Vồng Celebes (Marosatherina ladigesi)

Marosatherina ladigesi là một loài cá thuộc họ Telmatherinidae. Chúng là loài đặc hữu của Indonesia.

  • Cá Cầu Vồng Celebes thuộc họ cá Cầu vồng Celebes Telmatherinidae
  • Đặc điểm: Cá có thể đạt chiều dài khoảng 7cm, cá đực có vây dài hơn.
  • Điều kiện (hồ/nước): Kích thước hồ tốt nhất cho cá Cầu Vồng Celebes từ 60cm đến 120cm.
  • Độ pH tốt nhất từ 6.8 đên 8.5 và dH > 3
  • Nhiệt độ tốt nhất là từ 25 đên 28 độ.
  • Chăm sóc: Cá thích ở trong những bể có ánh sáng mạnh, cây trồng thấp để chúng có thể thoải mái sống và phát triển. Cá Cầu Vồng Celebes có thể ăn mồi sống nhỏ hoặc các loại thức ăn khô.
  • Sinh cảnh: Đây là dòng cá rất năng động, một đặc trung của những dòng suối vùng đá vôi của đảo thuộc Sulawesi (Celebes).
  • Cộng đồng: có thể nuôi chung với các loại cá hoạt động ở gần đáy, có chung điều kiện môi trường như các loài Cichlids của hồ Tanganyka, như Juliddochromis.
Cá Cầu Vồng Celebes

Lưu ý: Đây là dòng cá cực nhảy cảm với nước, vì vậy bạn nên đầu tư vào phần cứng và hạn chế thay đổi về chất lượng nước cũng như nhiệt độ.

Cá Cầu Vồng Táo Đỏ (Glossolepis Incisus)

Glossolepis incisus là một loài cá cầu vồng đỏ trong họ Melanotaeniidae Phân bố ở Hồ Sentani ở Irian Jaya, Indonesia. Hiện nguồn cá tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt do bị khai thác quá mức cho nhu cầu chơi cảnh.

  • Kích thước: Cá Cầu Vồng Táo Đỏ có thể đạt tới độ dài 12cm đôi khi 14cm (ngoài tự nhiên).
  • Điều kiện (hồ/nước): Kích thước hồ phù hợp với dòng cá Cầu Vồng Táo đỏ là từ 90cm đến 160cm.
  • Nhiệt độ tốt nhất từ 24 đến 28 độ C
  • Độ pH tốt nhất từ 7 đến 8.
  • Sinh cảnh: Cá Cầu Vồng Táo Đỏ sống trong vùng nước có thảm thực vật dàn phát triển nuôi chúng trong bể có dung tích tối đa 150l. Ngược với Cầu Vồng Xanh nên nuôi chung ở môi trường đủ ánh sáng chứ không phải ánh sáng yếu và nên nuôi chúng thành đàn từ 5-10 con
  • Thức ăn: Là dòng cá ăn tạp nên cá Cầu Vồng Táo Đỏ có thể ăn cả thức ăn tươi như bobo, trùn chỉ và thức ăn khô như thức ăn cá cảnh cám cá.
  • Sinh sản: Cá có thể sinh sản trong bể nuôi nên nuôi tỉ lệ con cái gấp đôi con đực như vậy sẽ tránh gây cạnh tranh tổn thương nhau con đực có màu đỏ đậm tươi và có những đốm bạc trên cơ thể con cái có màu đỏ nhưng không sặc sỡ bằng chúng đẻ trứng trứng nở trong vòng 6 ngày tách cá bố mẹ khi cá đẻ
Xem thêm  Cá Đĩa ăn gì? Cách nuôi? Giá bao nhiêu tiền? Mua, Bán ở đâu?
Cá Cầu Vồng Đỏ

Cá Cầu Vồng Chilatherina bleheri

Được dịch từ tiếng Anh-Cá cầu vồng của Bleher là một loài cá cầu vồng thuộc phân họ Melanotaeniinae. Nó được đặt tên để vinh danh Heiko Bleher, một nhà thực vật học và ichthyologist người Đức.

  • Đặc điểm: Cá Cầu Vồng Chilatherina có thể dài khoảng 14cm, cá đực nhiều màu sắc hơn. Màu sắc cá đực thay đổi dọc theo thân của dòng cá cầu vồng này.
  • Điều kiện (hồ/nước): Kích thước bể phù hợp nhất từ 90cm đến 160cm
  • Độ pH tốt nhất từ 6.8 đến 9.5
  • Nhiệt độ tốt nhất từ 25 đến 28 độ.
  • Chăm sóc: Dòng cá này nên nuôi trong hồ có điều kiện ánh sáng tốt và cây trồng thấp để tạo điều kiện cho cá bơi.
  • Thức ăn: Cho cá ăn các loại thức ăn cá cảnh khô và thức ăn tươi như trùn chỉ, trùng huyết…
  • Sinh cảnh: Cá Cầu Vồng Chilatherina sống ở những vùng rậm rạp cây cạnh bờ hồ Bira – New Guinea. Cá đực thể hiện màu sắc đẹp nhất buổi sáng sớm.
  • Cộng đồng: Có thể nuôi chung Chilatheria với các nhiều loài cá khác với cùng điều kiện.
Cá Cầu Vồng Chilatherina bleheri

Cá Cầu Vồng Đuôi Én (Threadfin Raibowfish)

Cá cầu vòng có thân thon dài và dẹp bên, đầu nhỏ, hình nón. Màu thân trắng bạc ánh ngũ sắc tùy theo các gốc độ ánh sáng. Vây đuôi phân hủy cạn tựa đuôi én, màu sắc pha đỏ. Các vây khác màu trắng pha vàng và đen, riêng vây lưng thứ hai và vây hậu môn kéo dài qua khỏi cuống đuôi.

  • Đặc điểm: Dòng cá Cầu Vồng này dài khoảng 5cm, cá đực có vây rất dài và đậm màu hơn.
  • Phân bố: Cá phân bố ở Indonesia; Tân Guinea và miền bắc nước Úc.
  • Tập tính: Cá là dòng ăn ở tầng nước giữa và tăng mặt nước.
  • Điều kiện (hồ/nước): Kích thước hồ thích hợp từ 60cm đến 120cm.
  • Độ pH tốt nhất từ 5.5 đến 8.5, dH > 3.
  • Nhiệt độ tốt nhất từ 25 đên 30 độ.
  • Sinh sản: Cá đẻ trứng lên giá thể cây thủy sinh, cần môi trường nước mềm và hơi axít cho trứng nở và để ương cá bột.
  • Công đồng: Cá Cầu Vồng Đuôi Én có thể nuôi chung tốt với các loài cá tầng đáy hiền lành. Không nên nuôi chung với các loài cá khác to hơn.
Xem thêm  Cách chuẩn bị bể nuôi và chăm sóc cá Bống Peacock bột
Cá Cầu Vồng Đuôi Én

Spotted Blue-Eye – Pseudomugil getrudae

  • Đây là dòng cá Cầu Vồng thuộc họ cá Mắt xanh Pseudomugilidae.
  • Đặc điểm: Cá có thể đạt chiều dài khoảng 4cm, cá cái nhạt màu và vây ngắn hơn.
  • Điều kiện (hồ/nước): Kích thước tốt nhất cho dòng cá Cầu Vồng này từ 60cm đến 90cm
  • Độ pH tốt nhất từ 5.5 đến 8.5 và dH > 3
  • Nhiệt độ thích hợp từ 24 đến 28 độ C.
  • Chăm sóc: Dòng cá này là dòng cá sống thành nhóm (với 2 3 cá đực và nhiều hơn 6 cá cái). Cá sống thích hợp ở những bể thủy sinh có dòng chảy thấp và có ánh sáng dụy nhẹ.
  • Sinh cảnh: Dòng cá Cầu Vồng này thường sống nơi có bóng râm của suối, trong các đầm lầy, hồ súng của rừng mưa ở Úc và New Guinea.
  • Cộng đồng: Vì là dòng cá nhỏ và hiền lành, nên dòng cá này chỉ nên nuôi với những dòng cá hiền hòa và không quá tăng động.
Cá Cầu Vồng Pseudomugil gertrudae

Cá Cầu Vồng Nắng Vàng (Pseudomugil furcatus)

Pseudomugil furcatus là một loài cá thuộc họ Pseudomugilidae. Nó là loài đặc hữu của Papua New Guinea.

  • Cá Cầu Vồng Nắng Vàng thuộc họ cá Mắt xanh – Pseudomugilidae
  • Đặc điểm: Cá có thể đạt được kích thước dài khoảng 6cm, cá đực nhiều màu sắc hơn, vây dài hơn.
  • Điều kiện (hồ/nước): Dòng cá này nuôi tốt nhất với bể có kích thước 60cm
  • Độ pH tốt nhất từ 6.8 đên 8.5 và dH > 3
  • Nhiệt độ tốt nhất từ 24 đến 27 độ C.
  • Chăm sóc: Cá thích sống trong môi trường có dòng chạy nhẹ, có nhiều cây thủy sinh và nhiều đá ở phần dưới đáy bể. Thả cá thành nhóm với cả cá đực và cá cái.
  • Thức ăn: Cá Cầu Vồng Nắng Vàng là dòng cá ăn tạp, có thể dùng các dòng thức ăn cám và thức ăn tươi, các loại thức ăn đông lạnh.
  • Sinh cảnh: Đây là dòng cá Cầu Vồng năng động, sống theo nhóm ờ những vùng nước chảy mạnh, nền đá ở phía Bắc New Guinea.
  • Cộng đồng: Nuôi chung với các loại cá nhỏ hoạt động ở tầng nước thấp.
Cá Cầu Vồng Nắng Vàng

Các dòng đèn thủy sinh phù hợp với cá Cầu Vồng

Cá Cầu Vồng đúng như cái tên của mình, chúng cho màu sắc rất đặc biệt và sặc sỡ, đặc biệt với các dòng cá như Thạch Mỹ Nhân hay cá Cầu Vồng Trifas, Táo Đỏ… Vì vậy, các dòng đèn RGB sẽ giúp dòng cá này phát huy được màu sắc tốt nhất (đặc biệt là các dòng đèn LED có bóng RGB-UV).

Bạn có thể tham khảo các dòng đèn thủy sinh sau”

  • Week P Pro
  • Week ARK Pro
  • Chihiros Vivid 2
  • Netlea AT5
  • Chihiros WRGB 2
  • Đèn Micmol NH Series
  • Đèn TS4U Pro
  • Đèn Week T90 Pro

Source: https://thuysinh4u.com/ca-cau-vong.html#Ca_Cau_Vong_Duoi_En_Threadfin_Raibowfish