Mua Bán Nhím Kiểng Đẹp, Dễ Nuôi Dễ Thương, Giá Tốt Uy Tín

Bật mí đặc điểm và cách nuôi những chú Nhím Kiểng ngay tại nhà bạn

Nhím Kiểng được biết đến là thú cưng xuất xứ từ Châu Phi. Sau khi du nhập vào Việt Nam thì chúng trở thành thú cưng được nhiều người săn đón. Tên tiếng anh của loài nhím này là African Pygmy Hedgehog hay còn gọi là nhím lùn châu Phi.

Có các loại nhím kiểng dễ thương như: nhím kiểng trắng, nhím kiểng muối tiêu, nhím kiểng màu cam, nhím kiểng socola, nhím kiểng mini, nhím kiểng Pintos,…

1. Nguồn gốc chú Nhím Kiểng xinh xắn

Nhím Kiểng có nguồn gốc từ vùng bán hoang mạc khắc nghiệt ở châu Phi. Điều kiện sống khó khăn này đã tạo nên một loài nhím với khả năng miễn dịch tuyệt vời, và dẻo dai đáng kinh ngạc. Bạn rất dễ dàng nuôi chúng ở bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào.

Nhím kiểng có nguồn gốc từ Châu Phi

2. Các loại Nhím Kiểng phổ biến hiện nay

2.1. Nhím Kiểng Pintos

Nhắc tới nhím Kiểng Pintos, người ta biết tới một chú nhím có màu muối tiêu hoặc café sữa. Đây là dòng nhím đột biến gen khá hiếm và khó lai tạo. Bộ lông gai của chúng sẽ có xem lẫn các đốm trắng trong màu lông thuần chủng vốn có. Tùy theo dạng đột biến, nhím sẽ sở hữu màu mắt khác nhau. Những cá thể nhím loại này nhìn rất xinh với màu sắc độc đáo.

2.2. Nhím Kiểng Socola

Nhím Kiểng socola có 2 dòng màu nhạt và đậm, nhạt như màu ly bạc xỉu và đậm giống café. Những chú nhím loại này thích hợp với chủ nhân đang yêu, thích sự ngọt ngào bởi màu sắc socola. Bạn có thể tùy ý lựa chọn gam màu sắc mà bạn yêu thích nhất

2.3. Nhím cảnh Cam

Sắc màu cam là gam màu sôi nổi nên các chú nhím cảnh Cam khá hiếu động và đáng yêu. Dòng nhím này khó lai tạo và màu sắc hiếm nên mức giá trên thị trường cũng khá cao.

2.4. Nhím Muối Tiêu

Nhím Muối Tiêu có đỉnh gai màu trắng, có khoảng 5% lông gai của chúng màu trắng đục. Mặt cá thể nhím loại này có màu trắng, còn tai, mắt và mũi sẽ có màu đen. Phần lông bụng của chúng có màu trắng và khá mềm mại.

2.5. Nhím Kiểng trắng

Nhím Kiểng trắng có màu trắng muốt phủ toàn thân, các lông gai cũng có màu sắc tương tự. Mũi và tai của chúng có màu hồng nhạt, đôi mắt có màu hồng ruby nhìn rất xinh đẹp.

Phần lông dưới bụng cũng có màu trắng với lớp da bên dưới hồng nhạt. Khi bạn nuôi chúng lâu, càng trưởng thành sẽ thấy lông của chúng sẽ chuyển màu úa dần không còn màu trắng muốt nguyên bản.

3. Đặc điểm chung của Nhím Cảnh nhỏ nhắn đáng yêu

3.1. Ngoại hình dễ thương của Nhím Kiểng

Nhím Kiểng có 4 màu lông gai chủ yếu đó là muối tiêu, socola, pinto và trắng. Phần lông dưới bụng và các chi có màu trắng, lông khá mềm mịn. Ngoài ra, nhím Kiểng cũng có những cá thể lai tạo đột biến có màu như những bông tuyết, màu cam, màu chanh,rất đặc sắc và thu hút.

Ngoại hình nhím kiểng nhỏ bé đáng yêu

Nhím sở hữu 3 màu mắt chính là đen, hồng ruby và mắt nâu. Những chú nhím Kiểng Muối Tiêu, Kiểng Socola có mắt màu đen, một số trường hợp ngoại lệ sẽ có mắt nâu. Cá thể màu trắng sẽ có đôi mắt màu hồng ruby.

Những chú Nhím Kiểng luôn thu hút ánh nhìn bởi thân hình dễ thương hình bầu dục. Các chi trên cơ thể khá cân xứng với thân mũm mĩm. Chúng có họ hàng với loài chuột chù nên nhìn có vẻ hao hao những chú chuột. Tuổi thọ của chúng khá cao khoảng 4 đến 6 năm. Nếu được chăm sóc tốt thì chúng có thể sống tới 9 năm.

Xem thêm  Chó Phốc Sóc giá bao nhiêu tiền

3.2. Tính cách thân thiện dễ gần của Nhím Kiểng

Những chú nhím Kiểng có thể được nuôi như một thú cưng trong chính ngôi nhà của bạn bởi tính cách thân thiện, dễ gần và quấn chủ. Bạn sẽ không phải lo ngại chúng bắn gai gây sát thương.

Nhìn có vẻ điềm tĩnh, nhưng nhím lại rất năng động khi bạn thả chúng chạy trong nhà. Khi bị đe dọa thì chúng có thể xù gai lên, có thể gây tổn thương tới những đứa trẻ trong nhà. Do đó, bạn cần lưu ý điều này để bảo vệ gia đình mình khi nuôi nhím Kiểng.

3.3. Tập tính sinh hoạt lạ lùng của loài Nhím Kiểng

Những chú nhím Kiểng ngủ nhiều, với những bạn mới nuôi thì khá băn khoăn về tập tính này của chúng. Nhím có khi chỉ tỉnh dậy ăn rồi lại ngủ tiếp. Điều này dễ dàng giải thích bởi tổ tiên của chúng là loài chuột có tập tính là ngày ngủ và đêm kiếm thức ăn.

Những bé nhím Kiểng của bạn còn có cả tập tình đào hang làm nhà và trốn tránh kẻ thù.

3.4. Khả năng sinh sản của Nhím Kiểng

Mùa sinh sản của loài nhím Kiểng không bị bó buộc, định kỳ như các loài khác. Chúng có thể sinh sản cả năm, bất cứ khi nào muốn. Hàng năm nhím cái sinh sản khoảng 1 đến 2 lần và sinh khoảng 3 đến 5 chú nhím con.

Thời gian mang thai của nhím khoảng từ 30 đến 35 ngày. Khi chào đời thì nhím Kiểng con sẽ ăn sữa mẹ hoàn toàn. Chúng sẽ ăn dặm khi được 3 đến 4 tuần tuổi.

3.5. Phân biệt Nhím Kiểng đực và Nhím Kiểng cái

4. Kinh nghiệm chăm sóc những bé Nhím Kiểng khỏe mạnh, hoạt bát

4.1. Thức ăn phù hợp cho Nhím Kiểng

Nhím có thể ăn bất cứ gì như côn trùng, rau quả, ếch, nhái,trong môi trường tự nhiên. Còn ở môi trường nuôi tại nhà, chúng quen dần với các loại thức ăn sẵn công nghiệp, loại đồ đóng hộp cho mèo.

Có thể kể tới các hãng thức ăn cho nhím Kiểng như: ME-O, Kitekat, Royal Canin,Bạn cần bổ sung thêm các chất đạm, chất xơ cho nhím phát triển tốt.

Bạn nên cho nhóm ăn ngày khoảng 2 đến 3 lần, mỗi lần nên cách nhau khoảng 4 đến 6 tiếng để nhím có thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt nhất. Bạn hãy cho nhím ăn bữa sáng, chiều và bữa tối.

4.2. Không gian sinh hoạt của Nhím Kiểng

Chuồng nuôi nhím Kiểng không cần quá cầu kỳ chọn lựa. Bạn có thể tận dụng một thùng nhựa không còn sử dụng hay một chiếc bể cá cũ. Nếu bạn muốn có một chiếc chuồng xinh xắn cho nhím Kiểng thì ra ngoài mua hàng gia công cũng là một lựa chọn hợp lý.

4.3. Nhím Kiểng có cần phải tắm không?

Bất cứ loài nào kể cả sợ nước hay không thì cũng cần được tắm rửa sạch sẽ, các chú nhím Kiểng cũng không ngoại lệ. Để phòng bệnh cho thú cưng, bạn nên thường xuyên tắm cho nhím để loại trừ vi khuẩn gây bệnh.

Thường xuyên tắm nhím để loại trừ vi khuẩn

4.4. Kiên nhẫn huấn luyện Nhím Kiểng

Nhím không tiếp thu nhanh được như các loài chó, mèo,Tuy nhiên, chúng vẫn có thể học dần nếu bạn kiên nhẫn dạy dỗ. Ví dụ như bạn muốn huấn luyện chú nhím đi vệ sinh đúng chỗ thì chúng vẫn có thể học được. Bạn hãy kiên nhẫn lặp đi lặp lại bài học để chúng ghi nhớ được. Thời gian dạy sẽ khá dài nhưng thành quả sẽ khiến bạn ưng ý.

Xem thêm  Kinh nghiệm nuôi Rồng Úc Bearded Dragon khỏe mạnh, không bị

4.5. Ai có thể nuôi Nhím Kiểng

Những chú nhím cảnh không cần bạn dành quá nhiều thời gian ở cạnh. Do đó dù bạn quá bận rộn với công việc hay khá rảnh rỗi thì nuôi một chú nhím làm cảnh cũng là lựa chọn dễ dàng.

5. Bệnh thường gặp ở Nhím Kiểng, cách phòng tránh và chữa trị hiệu quả

5.1. Dấu hiệu nhận biết Nhím Kiểng bị bệnh

Những chú Nhím bị bệnh thường sẽ có biểu hiện bỏ ăn, có thể bị tiêu chảy hay hắt xì, lừ đừ. Bạn hãy để ý chúng trong các bữa ăn hay hoạt động sống thường ngày, phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

5.2. 3 bệnh hay gặp ở Nhím Cảnh

5.2.1. Bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da biểu hiện dễ nhận thấy nhất là nhím có tình trạng rụng lông và ngứa gãi liên tục. Rụng lông có thể do bệnh, cũng có thể là quá trình thay lông bình thường của loài nhím. Do đó, bạn cần để ý xem chúng bị bệnh hay không để tìm hướng chữa trị.

Nếu nhím ngứa gãi nhiều thì có thể đã bị bọ ve hay bọ chét kí sinh ở trên da. Các con bọ thường kí sinh ở quanh tai, nêm bụng của nhím. Bạn hãy lật bụng và kiểm tra toàn bộ cơ thể nhím xem có vết cắn của những con bọ hay không. Những con bọ có màu trắng và nhỏ, khó phát hiện nên hãy lấy tấm vải màu sẫm chà lên vùng da bị xước để kiểm tra. Nếu tấm vải xuất hiện các đốm trắng li ti có chuyển động thì nhím đã bị bọ kí sinh.

Lúc này, bạn hãy tắm rửa thường xuyên cho nhím Kiểng và vệ sinh thật sạch sẽ chuồng nuôi.

5.2.2. Bệnh đường ruột

Các chú nhím bị bệnh đường ruột sẽ có biểu hiện đi phân xanh, tiêu chảy, chán ăn,Nguyên nhân của bệnh có thể do thức ăn, chế độ ăn không hợp lý. Bạn hãy điều chỉnh lại chế độ ăn, kiểm tra lại chất lượng thức ăn để nhím dần bình phục và phát triển tốt.

5.2.3. Bệnh tai mũi họng

Các chú nhím mặc phải bệnh đường hô hấp liên quan đến tai, mũi họng khi có sự thay đổi môi trường hay do bụi, dị vật,Biểu hiện của bệnh là nhím khó thở, tiếng thở khá to và có thể chảy nước mũi.

Lúc này, bạn hãy kiểm tra kĩ nhiệt độ môi trường và điều chỉnh phù hợp nếu quá lạnh, các bé nhím xuất xứ ở châu Phi nên khá sợ lạnh. Bạn nên dọn dẹp lại chuồng để đảm bảo vệ sinh, thoáng đãng. Điều trị căn bệnh này cần dùng đến kháng sinh, bạn hãy tìm hiểu kỹ thuốc trước khi cho nhím uống.

5.2.4. Ngoài ra Nhím Cảnh có thể bị béo phì, chảy máu chân, đi đứng không vững

Những chú nhím với thân hình mũm mĩm cũng tiềm ẩn nguy cơ béo phì nếu bạn không chăm sóc với chế độ ăn hợp lí. Kèm theo béo phì là những căn bệnh nguy hiểm như đau tim, gan nhiễm mỡ nếu không được chữa trị kịp thời. Triệu chứng béo phì ở nhím xuất hiện do nhím chỉ ăn mà không thể dục, hoạt động. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu chất béo cũng khiến chúng khó hấp thu và ì ạch hơn.

Chế độ ăn không khoa học là vấn đề khá nghiêm trọng đối với các bé nhím đáng yêu. Nếu bạn thấy nách của nhím to hơn bình thường và chúng rất khó cuộn mình thành một quả bóng thì bé nhím đã bị béo phì. Bạn cần điều chỉnh ngay chế độ ăn, thức ăn và cho nhím tập luyện.

Xem thêm  Loài rái cá biển nguy hiểm hơn rất nhiều so với những gì bạn vẫn nghĩ

6. Những vấn đề khi nuôi Nhím Cảnh cần lưu ý

Những chú nhím Kiểng là một loài thú cưng thân thiện, hòa đồng và quấn chủ nhưng chúng vẫn có những chiếc gai nhọn. Nếu bị đe dọa bởi các âm thanh lạ hay ánh sáng, lực cường độ mạnh thì chúng sẽ xòe gai nhọn ra làm sát thương người sờ vào chúng. Do đó, nếu nhà bạn có em bé nhỏ, hãy để ý những chú nhím này, tránh gây sát thương cho em bé.

Cẩn thận với gai của nhím kiểng

Xuất xứ từ vùng đất thời tiết khắc nghiệt, sức chịu đựng và dẻo dai khá cao nhưng chú nhím cũng có những căn bệnh phát sinh trong môi trường nuôi dưỡng tại nhà. Bạn nên thường xuyên để ý tới chúng để chăm sóc, chữa trị kịp thời, tránh để quá muộn làm nhím bệnh mệt.

7. Nhím Kiểng giá bao nhiêu? Bảng giá tham khảo các loại Nhím Kiểng

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều cơ sở, người bán nhím Kiểng khiến bạn băn khoăn không biết nhím Kiểng giá bao nhiêu. Tùy thuộc vào loại nhím hay chính là màu lông, chúng sẽ có các mức giá khác nhau dưới đây để bạn tham khảo:

  • Đối với những bé nhím màu sắc bình thường mức giá khoảng từ 400000 đến 500000 một con.
  • Với những con nhím Kiểng có màu lông lai tạo đột biến như đen, trắng xám,.giá thị trường trung bình khoảng từ 900000 một con
  • Những bé nhím đột biến màu sắc cực hiếm như cam, chanh thì mức giá có thể lên tới 2500000 đồng một con.

Bạn có thể cân nhắc sở thích, khả năng tài chính để đưa ra lựa chọn mua loại nhím phù hợp với mình.

8. Nơi mua Nhím Cảnh đẹp, uy tín

Hiện trên thị trường sẽ có khá nhiều thông tin đăng bán nhím Kiểng. Bạn sẽ có thể nghe tới quảng cáo nhím Kiểng giá rẻ 50k có vẻ hấp dẫn nhưng sẽ không có được một cá thể nhím ưng ý.

Mua Nhím kiểng tại Chợ Tốt

Trước khi mua nhím, bạn nên tới xem trực tiếp các chú nhím, kiểm tra kĩ vùng bụng, thân,để đưa ra quyết định mua đúng đắn.

Theo như kinh nghiệm những người nuôi lâu năm, bạn nên chọn mua nhím đã vào độ tuổi từ 1.5 đến 2 tháng tuổi. Bạn không nên mua ngoài độ tuổi đó bởi nhiều lí do. Nếu bạn mua nhím quá bé thì chúng có tỉ lệ tử vong cao khi bạn mang về nuôi. Còn mua nhím quá tháng tuổi thì bạn sẽ khó chơi đùa cùng với chúng và có thể mua nhầm một chú nhím gần già.

Một chú nhím Kiểng chất lượng tốt nếu kích thước của nó khoảng 6 đến 7 cm và cân nặng khoảng trên dưới 100g.

9. Hướng dẫn Mua và Bán Nhím Cảnh trên Chợ Tốt Thú Cưng dễ dàng, tiện lợi

Đối với người mua, bạn luôn muốn tìm kiếm nhím Kiểng giá rẻ và uy tín. Chợ Tốt Thú Cưng sẵn sàng cung cấp cho bạn hàng ngàn tin đăng bán chi tiết, thông tin minh bạch đã qua kiểm duyệt để bạn an tâm mua bán. Bạn chỉ cần ngắm ưng ý và liên hệ với người bán gặp trực tiếp xem xét. Mọi quyết định mua hay không là do bạn đưa ra.

Đối với người bán, chúng tôi mang tới cho bạn quyền đăng tin hoàn toàn miễn phí, tin đăng tiếp cận với những người đang thực sự có nhu cầu tìm mua. Bạn chỉ cần chờ người mua liên hệ và đàm phán giao dịch chốt cuối cùng.

Chúc bạn có được giao dịch mua bán nhím Kiểng ưng ý nhất tại Chợ Tốt!

Source: https://www.chotot.com/mua-ban-thu-cung-khac-nhim-canh-sdop3