Cách trồng cây thiết mộc lan và trọn bộ chăm sóc cây đủ bước

Video Cách trồng cây thiết mộc lan trong nước

Nhiều người rất thích nhưng không phải ai cũng biết cách trồng cây thiết mộc lan, cách chăm sóc cây thế nào cho cây đẹp và bền nhất có thể.

Về phong thủy, thiết mộc lan là loại cây mang nhiều năng lượng tích cực cho chủ nhà, cây không chỉ có tác dụng trang trí mà còn có khả năng tái tạo không khí hiệu quả giúp môi trường sống trong lành hơn. Có lẽ, đó cũng chính là lí do mà người người, nhà nhà đều mê loại cây này.

Đặc tính của cây thiết mộc lan

Thiết mộc lan là loại cây cảnh khá quen thuộc với người Việt. Thân gỗ, lá nhiều, nhanh ra chồi, lá có sọc hai màu, độ bóng bẩy cao, tùy vào cách chăm sóc mà cây có thể cho ra lá lớn hay nhỏ, trong điều kiện trồng tự nhiên, thiết mộc lan có thể cao đến 6m, lá dài 100cm, rộng 10cm là bình thường!

Thiết mộc lan ra hoa khi thời tiết chuyển lạnh, hoa đẹp, nở thành từng chùm màu trắng, có mùi thơm nhẹ vào ban ngày và thơm nhiều hơn vào ban đêm. Tất nhiên không phải cứ trồng là cây sẽ ra hoa, nếu không được chăm sóc kĩ càng, thiết mộc lan có thể không ra hoa trong nhiều năm liền.

Cách trồng thiết mộc lan

Loại cây này được ưa chuộng có lẽ cũng vì khả năng thanh lọc không khí đỉnh cao. Các chất độc hại như benzene, monoxide de carbone, toluene, formallhelyde,… đều được loại bỏ khi trồng cây trong nhà, không khí sạch hơn cũng đảm bảo sức khỏe gia đình tốt hơn.

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc cây nhất mạt hương | Nông nghiệp phố

Cách trồng cây thiết mộc lan

Chọn chậu

Dù khá dễ tính nhưng để trồng thiết mộc lan đẹp, cần lưu ý khá nhiều điều, đầu tiên là việc chọn chậu. Chậu cần đủ lớn và phù hợp với không gian đặt cây. Nếu bày trên bàn thì chọn chậu nhỏ, chậu trung bình; đặt ở không gian lớn thì chậu lớn,…. Chọn màu theo sở thích hoặc hợp với cung mệnh gia chủ để cân bằng phong thủy trong nhà.

Trồng thiết mộc lan

Thay chậu định kì mỗi năm để loại bỏ mầm mống bệnh tật và tái tạo không gian cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Chọn giống

Ưu tiên giống cây nhiều đặc tính tốt, không sâu bệnh, khỏe mạnh, cho năng suất cao. Những cây có lá phân bổ đều và đẹp, đốt trên thân ngắn. Độ tuổi đẹp nhất với cây là 3 tuổi trở lên, cây quá non ít nước trong thân sẽ không đủ lực để kích mầm ra chồi.

Chọn đất

Dù trồng được trên nhiều nền đất khác nhau song đất vẫn phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như: dễ thoát nước, đất giàu mùn, độ pH duy trì ổn định từ 5-6,5, sau khi làm đất kĩ, loại bỏ hết cỏ dại mới có thể tiến hành trồng.

Trồng cây

Hiện tại có hai cách cách trồng phổ biến nhất là giâm cành và trồng bằng hạt. Hạt giống khá khó mua nên giâm cành là phương pháp được ưa chuộng hơn cả. Vừa hiệu quả, vừa rút ngắn quy trình và nhanh cho thu hoạch. Sau khi chọn được cây giống tốt, có mắt và lá ngắn, cắt cây giống thành nhiều khúc phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bôi sơn chống thấm hoặc vôi lên một đầu cành để tránh thối, kích thích nảy mầm.

Xem thêm  Các cách nhân giống lan thân thòng bằng phương pháp ươm chồi

Trồng thiết mộc lan

Chuẩn bị ươm cây cần trấu và tro. Tạo luống giâm bề ngang 1,5m, chiều dài linh động theo số lượng cây sao cho tiện chăm sóc nhất. Nếu giâm xuống đất, cần đảm bảo đất đủ tơi xốp, nhiều mùn, đủ ẩm. Tiến hành ươm trong khoảng 3-5 tháng.

Bố trí hàng trồng theo đường đồng mức để khắc phục triệt để tình trạng xói mòn đất. Đi hàng theo hướng Bắc – Nam để không bị ảnh hưởng nhiều từ gió mùa Đông Bắc, gió Lào. Có thể dùng thêm cọc cố định cây đứng vững, trồng thành hàng cho tiện chăm sóc về lâu dài.

Cách chăm sóc cây thiết mộc lan

Sau khi nắm cách trồng cây thiết mộc lan đúng kỹ thuật trong tay, người trồng cần trang bị thêm cách chăm sóc cây hiệu quả.

Điều cần đảm bảo liên tục cho thiết mộc lan đầu tiên chính là nước tưới. Lượng nước tưới đã đủ hay không hoàn toàn có thể kiểm tra bằng tay, dùng tay xác định đất xung quanh gốc có ẩm không, quá ướt thì có thể cây đang ứ nước, cần xử lý bằng cách thông lại lỗ dưới chậu. Ngừng tưới trong vòng 2-3 ngày. Nếu đất trên mặt khô, lập tức tưới cho cây. Tiến hành tưới đều quanh gốc.

Cách trồng thiết mộc lan

Lau bụi trên lá, lau chậu cây, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực trồng. Cắt tỉa, tạo hình cho cây, loại bỏ lá hỏng, lá úa vàng, cắt đầu héo, cắt sát thân cây để đảm bảo thẩm mỹ. Bón phân NPK 2-3 tháng/lần, rắc quanh gốc để phân tự ngấm vào đất hoặc hòa với nước tưới đều lên cũng được. Thiết mộc lan ít khi mắc sâu bệnh, chủ yếu là cuốn chiếu làm vằn lá, với cuốn chiếu, chỉ cần loại bỏ bằng tay là được.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng và cách chăm sóc hoa lan tại nhà đơn giản

Hi vọng bạn có thể tự trồng và chăm soc thiết mộc lan đúng cách nhất!

Source: https://mobiagri.vn/cach-trong-cay-thiet-moc-lan/