Điều thú vị về chó Alaska Malamute trưởng thành, con giống lai, thuần chủng
Chó Alaska là giống chó kéo xe nổi tiếng thế giới, mặc dù có một vóc dáng to lớn, hoang dã khiến nhiều người lần đầu nhìn thấy phải e ngại, có nhiều người thậm chí sợ hãi, nhưng thực chất chúng lại rất thân thiện, hòa đồng, yêu trẻ con và gần gũi với con người chúng ta. Có nhiều giống chó Alaska như: chó Alaska khổng lồ, chó Alaska ngáo, chó Alaska giant, chó Alaska hồng phấn, chó Alaska trắng tuyết, chó Alaska nâu đỏ, chó Alaska đen trắng, chó Alaska lai Becgie, chó Alaska lai Husky, chó Alaska chân ngắn, chó Alaska Standard, chó Alaska lông xù, chó Alaska mắt xanh,…
1. Nguồn gốc xuất xứ của chó cưng Alaska Malamute thuần chủng
Alaska hay chính là Alaska Malamute hoặc Mahlemuts là tổ tiên giống chó sói tuyết hoang, được thuần hóa bởi tộc Malamute để trở thành vật nuôi. Tuy nhiên, trước khi trở thành thú nuôi phổ biến trong nhà, giống chó này cũng đã phải trải qua một hành trình đầy gian nan, thử thách.
Là một trong những loài chó kéo xe tại vịnh Kotzebue, vùng đất Alaska. Những người dân nơi đây đã nuôi dưỡng và huấn luyện chúng để làm việc kéo xe dưới thời tiết giá lạnh, băng tuyết của mùa đông. Tiếp đó, khi vùng đất này trở thành một bang của đất nước Mỹ thì Alaska nghiễm nhiên trở thành một loài động vật của Mỹ.
Trải qua bao thăng trầm và thế kỷ, cho đến ngày hôm nay chó Alaska đã được phổ biến trên toàn cầu, trở thành một trong những loài vật nuôi được nhiều người yêu thích nhất đồng thời vẫn giữ vai trò là kẻ kéo xe vĩ đại trên các con đường tuyết. Có thể nói, hiếm loài chó nào có bề dày lịch sử cùng quá trình tồn tại mạnh mẽ như Alaska.
2. Điểm danh các loại chó Alaska thường gặp
2.1. Chó Alaska Standard
Đây là dòng chó tiêu chuẩn của giống Alaska, một chú chó trưởng thành có chiều cao đạt ngưỡng 63.5cm, cân nặng trong khoảng 38.5kg 55kg đối với các cá thể đực và Alaska cái nặng từ 34-35kg. So với những giống chó cảnh nói chung thì chúng thuộc cơ tương đối lớn.
Thân hình của giống chó Alaska Standard mạnh mẽ, và thu hút mọi người bởi bộ lông dày. mềm mịn. Tai của chúng dựng thẳng đứng, hình nêm, tỷ lệ nhỏ so với đầu, mõm sâu, rộng và thon nhẹ từ hộp sọ đến mũi. Theo tiêu chuẩn giống AKC, đuôi của Alaska bông xù và cong ngược trên lưng như chiếc lông vũ. Sở hữu ngoại hình nhỏ nhất trong họ nhà Alaska và thích hợp ở nhiều không gian khác nhau.
2.2. Chó Alaska Large Standard
Rất nhiều người thường nhầm lẫn Alaska dòng tiêu chuẩn với dòng tiêu chuẩn lớn (Alaska Large Standard) vì cả hai không khác biệt nhau là mấy. Ngoài việc nhìn tổng thể chúng có nhiều kích thước chỉnh hơn Standard một chút thì ngoại hình gần như không có gì khác biệt cả. Do ít được biết đến nên chó Large Standard không thực sự chuộng người chơi.
2.3. Chó Alaska Giant
Đây là giống chó Alaska khổng lồ hoặc Oversize là sự lai tạo hoàn hảo nhất của người Eskimo, thân hình to lớn nhất trong các dòng Alaska trên thế giới, chúng được mệnh danh là những gã khổng lồ thực thụ. Trung bình một chú Alaska Giant có thể cao tới 80cm và nặng tới trên 50kg.
Người ta đã ghi nhận trường hợp chó Alaska Giant cao gần 1m và nặng tới 80kg, nó nặng gấp đôi dòng Alaska tiêu chuẩn. Chúng mang khuôn ngực nở rộng với bốn chân vô cùng to lớn và cơ bắp.
3. Đặc điểm ngoại hình và tính cách của chó Alaska
3.1. Đặc điểm chung về ngoại hình chó Alaska
Đặc điểm Alaska Cân nặng 35-55kg Chiều cao 60-70cm Màu lông Phần đầu Khuôn Mặt Sinh sản Tuổi thọ 12 tuổi 16 tuổi
3.2. Đặc điểm tính cách chó Alaska Malamute thân thiện
Trải qua một quá trình thuần hóa và lai tạo, ngày nay những chú chó Alaska đã bớt đi bản tính hung hăng, tinh ranh vốn có. Thay vào đó chúng trở nên hiền hòa, dễ bảo, thân thiện với con người, cũng như
3.2.1. Tính trung thành
Có lẽ đây là bản tính mà bất kỳ loài chó nào cũng sở hữu, thế nhưng với chó Alaska thì đây lại là bản tính đặc biệt nhất của chúng. Chó Alaska cực kỳ trung thành, chúng coi chủ nhân của mình giống như một thủ lĩnh đầu đàn và có thể sẵn sàng tuân theo mọi mệnh lệnh, thậm chí hy sinh cả tính mạng vì chủ nhân.
Chó Alaska có tổ tiên là giống có tuyết hoang dã, tinh ranh, nhưng trải qua bao nhiêu năm thuần hóa và lai tạo, ngày nay bản tính đã mất đi tính hung hang, thay vào đó là một chú chó hiền lành, thân thiện và vâng lời.
3.2.2. Tính thông minh
Được đánh giá là loài chó rất thông minh, chúng có khả năng tư duy và nhận thức được mối nguy hiểm xảy ra xung quanh để nhận biết tình hình và phòng tránh. Thêm nữa, với tập tính kéo xe đã trở thành bản năng trong quá khứ, những chú chó Alaska rất giỏi tìm đường và định hướng không gian xung quanh. Chính bởi vậy, nếu chẳng may chú chó của bạn chạy đi mất thì cũng đừng quá lo lắng bởi chúng sẽ trở về nhà ngay thôi.
3.2.3. Hiếu động, tinh nghịch và nhanh nhẹn
Vì bản chất là động vật hoang dã nên giống chó này rất hiếu động, chúng thích hoạt động trong vùng không gian rộng lớn. Vì thế khi nuôi chó bạn cần nhớ không nên nhốt Alaska ở những không gian chật hẹp bởi làm như vậy chó sẽ không giải phóng được năng lượng tích cực tích tụ trong người, lâu dần chúng sẽ trở nên điên cuồng và dữ tợn. Chó Alaska là loài ưa lao động, thích được tập luyện và thử thách với những trò chơi thế lực mạnh như kéo lốp xe, kéo tạ, chạy đua đường dài,
4. Hướng dẫn cách chăm sóc chó Alaska Malamute khỏe mạnh, mau lớn
Tùy vào từng thời điểm trong vòng đời, Alaska đòi hỏi một chế độ chăm sóc riêng
4.1. Chế độ dinh dưỡng của chó Alaska theo từng tháng tuổi
4.1.1. Chế độ dinh dưỡng cho chó Alaska từ 1 – 2 tháng tuổi
Ở giai đoạn này nên cho bé Alaska của bạn ăn cơm nhão trộn với thịt nạc, thịt gà xay, các loại thức ăn khô nên ngâm mềm với nước ấm khoảng 2 phút và bổ sung thêm sữa ấm, chia thành các bữa nhỏ khoảng 4-5 bữa nhỏ trong ngày.
4.1.2. Chế độ dinh dưỡng cho chó Alaska độ tuổi 3 – 6 tháng tuổi
Độ tuổi này cho ăn cơm trộn với các loại thịt như thịt heo, bò, gà. Bổ sung trứng gà, rau củ, thức ăn khô. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp thú cưng của bạn phát triển toàn diện, thức ăn của Alaska ở độ tuổi này không nên nấu quá nhuyễn hay quá loãng.
Trong giai đoạn này nên tránh cho bé của bạn ăn các loại xương lớn vì sẽ gây nguy hiểm, bạn nên mua men tiêu hóa loại Bialatyl, trộn 1 ngày 1 gói chia làm 2 bữa giúp chúng dễ ăn và phát triển các cơ quan đường ruột hơn.
4.1.3. Chế độ dinh dưỡng cho chó Alaska được trên 6 tháng tuổi
Giai đoạn này là giai đoạn phát triển của chó, để nuôi dưỡng chó Alaska có bộ lông đẹp thì mỗi tuần nên cho ăn 2-3 quả trứng gà hay trứng vịt lộn. Có thể cho chó ăn trứng sống hoặc luộc sơ qua, thỉnh thoảng cho bạn cho bé uống thêm canxi để tăng sự phát triển hệ xương khớp.
4.2. Danh sách đen những thức ăn cần tránh cho Alaska
Trên thực tế, không phải thực phẩm nào Alaska cũng có thể ăn được, có rất nhiều thực phẩm khi ăn sẽ mang tới những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé cún nhà bạn bao gồm:
- Bột hành tây: Loại này thường có trong thức ăn của trẻ nhỏ, tuy nhiên nó lại là một trong những nguyên nhân có thể gây ngộ độc ở Alaska nếu chúng ăn phải.
- Xương cá: Đây là loại thức ăn không cấm sử dụng, mà chỉ nên sử dụng ở mức độ thấp, bởi ăn nhiều thì khiến hệ tiêu hóa của các bé cún bị rối loạn hoặc gây tắc đường ruột.
- Thức ăn có hàm lượng chất béo cao: Có nguy cơ khiến các chú chó Alaska béo phì, không tốt cho tuyến tụy và đường ruột.
- Các loại vitamin của người: Có hại cho hệ tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thận rất cao.
- Nho và hạt dẻ: Có vẻ hơi vô lý tuy nhiên, trên thực tế các loại nho khi ăn vào có thể dẫn tới chú chó Alaska của bạn bị hư thận và mất đi khả năng nhận biết của chúng.
- Gan động vật: Nên cho ăn với mức độ vừa phải, bởi ăn nhiều sẽ gây ngộ độc Vitamin A, ảnh hưởng không tốt tới hệ cơ và hệ xương của chó.
- Nấm: Đây chính là nguyên nhân gây chết, sốc hoặc ngộ độc ở Alaska.
- Đồ ăn chua: Gây rối loạn tiêu hóa, đường tiết niệu ở chó.
4.3. Điều kiện sống của chó Alaska
Là một trong những loại chó sống ở xứ lạnh, vì thế nếu nuôi ở Việt Nam, bạn hãy chỉ nuôi Alaska khi nhà bạn rộng thoáng, có không gian hoặc khu vực bạn ở có sân bãi thoáng đãng để cho chúng thể dục, chạy nhảy thường xuyên.
Ngoài ra, một điều quan trọng để đảm bảo điều kiện sống cho Alaska nữa đó là phải chú ý tới điều kiện thời tiết. Ngoài ra, một điều quan trọng để đảm bảo điều kiện sống cho Alaska nữa đó là phải chú ý tới điều kiện thời tiết. Với bộ lông dày về mùa hè ở nước ta thì chú chó của bạn cần phải đảm bảo nhiệt độ xung quanh mát mẻ để tránh trường hợp bị sốc nhiệt.
4.4. Cách huấn luyện “siêu khuyển” Alaska
4.4.1. Hướng dẫn chó Alaska đi vệ sinh đúng chỗ
Bước 1: Chọn vị trí đi vệ sinh cố định
Nguyên tắc đầu tiên để huấn luyện chó Alaska biết đi vệ sinh đúng chỗ đó là phải chọn một nơi cố định trong nhà hay một góc nào đó. Sau đó bạn hãy lên lịch trình, chế độ ăn uống, vệ sinh khoa học đúng giờ.
Bước 2: Tạo thói quen đi vệ sinh đúng chỗ
Lúc bé mới thức dậy, sau khi ăn 3 tiếng hoặc sau khi uống nước 1 tiếng, trước khi đi ngủ, là lúc chúng có thể mắc vệ sinh. Khi đó bạn sẽ dẫn Alaska ra chỗ đã được định trước, cứ cách khoảng vài tiếng thì dẫn em nó đi và ra lệnh cho chúng đi vệ sinh.
Đợi khoảng 10 tới 15 phút cho chúng đi vệ sinh, nếu không đi, lúc này hãy quan sát biểu hiện của nó, biểu hiện khi các em ấy buồn vệ sinh đó là kêu, sủa, cào đất, bạn nên lập tức tháo xích và dắt chúng ra nơi quy định để đi. Sau khi đi đúng chỗ rồi, bạn nhớ khen thưởng và khích lệ bé nhé.
4.4.2. Hướng dẫn có Alaska kéo tạ
Nguồn gốc Alaska chính là giống chó lao động, chúng thường xuyên được con người sử dụng chó kéo xe tuyết đường dài vậy nên các bài tập như: Chạy bền, kéo xe, bơi lội, nâng tạ, luôn khiến chúng thích thú và hào hứng tập luyện, giống chó này không thích bắt bóng hay đánh hơi tìm đồ vật,
Vào mỗi buổi sáng, bạn có thể dắt chó Alaska đi tập thể dục để nâng cao sức khỏe, có thể cho chúng chạy bộ hoặc chạy theo xe đạp cùng bạn, nâng cao bài tập bằng cách cho chúng kéo lốp xe, kéo tạ,Mỗi ngày tập luyện từ 25-30 phút, nhất là trong giai đoạn chú cún của bạn đang dậy thì, việc tập luyện này sẽ khiến thân hình chúng nở nang, cơ bắp sẽ săn chắc hơn.
4.4.3. Lưu ý khi huấn luyện Alaska
- Do bản tính hiếu động của chó Alaska nên chúng cần những bài tập thể dụng hàng ngày, mỗi ngày một tiếng sẽ giúp chúng được thoải mái vận động, giải tỏa căng thẳng cho chú chó của bạn. Việc luyện tập giúp chúng vui vẻ hơn, tiêu hao nhiều năng lượng dư thừa mà còn tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
- Đối với chó Alaska con bạn có thể tập cho chúng chạy, nhảy hay đi dạo nhẹ nhàng.
- Đối với chó trưởng thành thì hãy cho chúng các bài tập luyện khó hơn như kéo lốp xe, chạy bền,
- Ngoài ra, bạn cũng cần tập cho Alaska các điều khiển qua ánh mắt và hành động, với bản tính hiền lành và nghe lời chúng sẽ là những người bạn tốt giúp đỡ bạn rất nhiều đó.
4.5. Những điều cần chú ý khi chăm sóc chó Alaska
Hạn chế cho Alaska ra ngoài chơi khi nắng nóng, đặt chuồng trại nơi mát mẻ, có cây xanh và bóng râm, giữ cún trong phòng điều hòa nếu nhiệt độ lớn hơn 30 độ C.
Nên tắm gội thường xuyên cho bé nhằm giúp giảm nhiệt độ cơ thể xuống, vào mùa hè, bạn nên tắm gội cho chúng mỗi ngày một lần.
Sở hữu bộ lông dày và cần bạn cắt tỉa lông cho chúng ít nhất mỗi tháng một lần vào mùa hè.
Bạn nên tránh nhập khẩu những bé Alaska vào mùa hè mà hãy đợi tới mùa đông khi nhiệt độ không có sự chênh lệch quá lớn so với nơi ở của chúng. Điều này sẽ giúp bé có được thời gian thích nghi dần dần với khí hậu Việt Nam.
5. Các bệnh thường gặp của chó Alaska và cách chữa trị
5.1. Bệnh sốc nhiệt
Đây là một trong những bệnh khá phổ biến ở những chú chó Alaska khi được nhập về Việt Nam, vì chưa được thích nghi với khí hậu nắng nóng ở nước ta. Khi đó chú chó của bạn sẽ có tình trạng sốc nhiệt, triệu chứng đầu tiên là nôn mửa, nằm bẹp một chỗ thậm chí có thể bị ngất tạm thời.
Chữa trị và phòng tránh: Bạn cần giữ cho bé ở trạng thái mát, nhiệt độ môi trường xung quanh không bao giờ được quá 30 độ C, nếu trời nắng nóng quá, cần phải giữ trong phòng điều hòa, không được để chúng chạy nhảy ra ngoài, dễ gây sốc nhiệt.
5.2. Bệnh viêm ruột
Bệnh này xuất hiện ở những chú chó Alaska con, nguyên nhân của bệnh này bắt nguồn từ loại virus xâm nhập vào cơ thể, phá hoại đường ruột. Hoặc cũng có thể là do những chú chó Alaska nhỏ ăn phải rác thải các loại thức ăn độc hại, không tiêu hóa được, lâu dần dẫn tới bị viêm ruột.
Chữa trị và phòng bệnh: Khi mắc phải căn bệnh này, những chú chó Alaska thường xuyên có triệu chứng nôn mửa, chướng bụng và sôi. Điều bạn cần làm ngay lúc này là đưa bé tới các phòng khám để kịp thời chữa trị.
5.3. Bệnh rận ký sinh
Bởi có bộ lông khá dày nên hay mắc các bệnh liên quan tới ký sinh trùng do bộ lông của chúng có tới 2 lớp và quá dày, khi bị rận ký sinh trên lông và bọ chét ký sinh trùng trên da hút máu sẽ khiến chú cún của bạn mắc các bệnh về da.
Cách trị và phòng tránh: Để trị và phòng tránh bệnh này, bạn nên nhớ vệ sinh lông cho Alaska thường xuyên, đồng thời cắt tỉa gọn gàng. Tránh để lông chúng rậm rạp vì đó là môi trường cực kỳ thuận lợi cho rận và bọ chét trú ẩn.
5.4. Bệnh care
Đây là căn bệnh khá nguy hiểm không chỉ ở Alaska mà còn ở các loài chó khác, nó gây ra tác hại lên nhiều mặt cho Alaska như hệ thần kinh, hô hấp và các bệnh và các bệnh đường tiêu hóa ở chó. Trong đó hệ tiêu hóa của bé sẽ bị phá hủy, gây tổn thương hoàn toàn nếu không được chữa kịp thời.
Cách trị và phòng tránh: Nếu bé có triệu chứng sốt cần cho bé uống ngay thuốc hạ sốt, giảm đau. Dùng thuốc Atropine để ngăn chúng phát triển để hệ tiêu hóa, dùng kháng sinh để bé không bị nhiễm trùng thứ phát, dùng Streptomycine hai ngày một lần theo đường tiêm. Đưa bé đi khám để đảm bảo có phương pháp điều trị tốt nhất.
Nên đi tiêm phòng vắc xin đầy đủ, có thể bắt đầu tiêm khi chó Alaska được 6 tuần tuổi, cách 3-5 tuần lặp lại 1 lần cho đến khi chúng được 16 tuần tuổi.
6. Thời gian tiêm phòng cho chó Alaska
Tuổi chủng Vaccine 3 tuần tuổi 6 tuần tuổi 9 Tuần tuổi 7-8 tháng tuổi 1 năm sau 1 năm tiếp
7. Địa điểm mua chó Alaska uy tín, chất lượng
Là một trong những nơi được đánh giá uy tín khi mua bán chó, Chợ Tốt luôn là cái tên nổi bật và uy tín nhất tại các khu vực trên các tỉnh thành Việt Nam. Nơi đây, có rất nhiều người mua bán chó Alaska hội tụ có thuần chủng, có Alaska lai, những bài đăng của người bán luôn được Chợ Tốt kiểm duyệt kỹ trước khi hiển thị, giảm thiểu rủi ro gian lận nhất có thể cho người mua, có lẽ vì lý do đó nên Chợ Tốt luôn là nơi tạo được lòng tin cho những người mua và bán chó Alaska.
8. Bảng giá chó Alaska ở Việt Nam
Giá chó Alaska bao nhiêu tiền sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc, kích thước, màu lông, có thuần chủng hay không. Dưới đây là bảng giá để bạn tham khảo:
Tiêu chí Giá Chó Alaska Standard 2 tháng tuổi Chó Alaska tiêu chuẩn 2 tháng tuổi hồng và xám 12-16 triệu đồng Alaska Giant 2 tháng tuổi Alaska nhập khẩu 100 triệu đồng
9. Mua bán chó Alaska Malamute cute thuần chủng, lai giá rẻ Toàn quốc tại Chợ Tốt
Bạn đang cần mua chó Alaska giá rẻ nhưng không biết mua ở đâu để có nhiều sự lựa chọn cho mình? Chợ Tốt là một trong những địa chỉ tin cậy và uy tín cho bạn. Tại đây, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn về chủng loại, kích thước, màu lông, giá cả cho mình. Hơn nữa, còn được chọn người mua ở nơi địa điểm bạn đang ở để có thể dễ dàng tới xem hơn.
Nếu là người bán chó Alaska, bạn cũng đừng quên truy cập vào Chợ Tốt Thú Cưng, sau đó đăng ký tài khoản và đăng tin rao bán, để tin của bạn nhanh được duyệt cũng như được người có nhu cầu mua chó Alaska chú ý hơn thì nên chụp hình thật chú chó của bạn, đồng thời ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Tại đây, mỗi ngày có hàng trăm, hàng ngàn người mua truy cập, vì vậy sau khi đăng tin bạn chỉ cần ngồi đợi người mua liên hệ.
Chúc bạn có những giao dịch thành công tại Chợ Tốt!
Source: https://www.chotot.com/mua-ban-cho-alaska-sddp1?page=5