Cá tỳ bà bướm nghe tên thì rất mỹ miều nhưng thực chất trông vẻ ngoài chúng khá “hổ báo” đấy! Bạn đã biết thông tin gì về loài cá thú vị này chưa?
1. Thông tin sơ bộ về cá tỳ bà bướm
Cá tỳ bà bướm có khá nhiều loại khác nhau nhưng chúng đều thuộc cùng một chi mang tên Sewellia, họ Gastromyzontidae. Và chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ khi biết giống cá cảnh nhỏ bé trên thuộc bộ Cá chép, lớp Cá vây tia.
Chúng được phát hiện sinh sống tập trung tại các con suối trong khu vực Việt Nam và Lào, đặc biệt là tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Bình Định.
Một số cái tên khác thường dùng phổ biến như cá tỳ bà sao, tỳ bà beo, tỳ bà hổ,… tùy theo từng khu vực.
Đặc điểm hình dáng
Cá tỳ bà bướm sống tập trung tại vùng sông, suối chảy xiết có nhiều khe đá và cây thủy sinh. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng thông qua những đặc điểm sau:
- Kích thước: Khá nhỏ, từ 5-7 cm
- Vây: Loài này có hình thái vây bụng cực lạ bởi nó bè sang 2 bên như chiếc đàn tỳ bà và bám chặt vào các phiến đá. Con đực sẽ có thêm gai mềm ở cơ quan sinh dục, lưng và đầu.
- Mắt: Chúng có đôi mắt tròn và hơi lồi sang hai bên.
- Hình thái: Thuôn dần về đuôi và hơi dẹt. Thuộc dòng cá da trơn với hoa văn loang như da báo nên chúng dễ dàng trốn vào rêu xanh để lẩn tránh kẻ thù.
Tuy vẻ ngoài trông “hổ báo” nhưng cá thực chất rất hiền, đó cũng là một trong những lý do khiến chúng được yêu thích. Loài cảnh sinh này có thể sống chung với những con khác, thậm chí là mấy giống nhỏ bé như tép cảnh.
Khi màn đêm buông xuống hoặc lúc không có ánh đèn, chúng sẽ bắt đầu “công việc” dọn dẹp bằng cách dùng vây bám vào kính, di chuyển khắp bể.
Tập tính sinh sản
Trong tự nhiên, cá sẽ tụ tập lại cùng một khu vực để chọn lựa bạn tình khi vào mùa sinh sản. Con đực tích cực “tán tỉnh” và “thả thính” con cái đến khi nào em ưng thuận mới dừng.
Khi đã kết thành cặp, cá bố sẽ đào hố để cá mẹ đẻ trứng vào đó. Chúng lấp hố lại và cá bột sẽ nở sau 1-2 tuần. Cá con mới nở có thể tự kiếm ăn và lớn lên mà không cần sự chăm sóc từ con bố mẹ.
2. Cách nuôi cá bướm tỳ bà lớn nhanh
Loài cá này khá nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nước. Chúng dễ dàng nhảy ra ngoài nếu môi trường sống hơi nóng hoặc lạnh hơn bình thường. Tuy nhiên, chỉ cần chú ý một số điều cơ bản, bạn vẫn có thể giúp chung sống tốt trong bể thủy sinh.
Thức ăn gì
Vốn là dòng ăn tạp và có thói quen dọn dẹp tầng đáy và cặn rêu bám nên bạn có thể cho chúng ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, không cho ăn quá nhiều lần sẽ khiến cá no và chết. Một số thức ăn thông dụng như: rong rêu, tảo, trùn chỉ, viên chìm công nghiệp,…
Bể nuôi
Chọn bể nuôi tỳ bà sao cần chú ý theo các tiêu chí dưới đây:
- Kích thước: Tùy thuộc vào người nuôi.
- Độ pH: 6-7.5
- Nhiệt độ nước: 25-30 độ C.
- Bình sục khí: Cung cấp thêm oxy để chúng hô hấp.
- Cảnh quan: Cần có đá cuội, hang đá, cây thủy sinh để cá bám và trốn khi thấy sợ.
Nguồn nước
Bạn có thể sử dụng nguồn nước sạch hoặc nước suối trong tự nhiên sẵn có. Bên cạnh đó, kiểm soát nhiệt và độ pH thường xuyên. Cá sẽ chết nếu 2 chỉ số này thay đổi.
Ngoài ra, hãy thêm dòng chảy xiết để tạo điều kiện sống tự nhiên cho cá. Nếu nuôi để nhân giống sinh sản thì nên nuôi riêng 1 bể, vì cá thể này sinh trưởng, phát triển rất nhanh.
Phòng bệnh
Rận cá
- Nguyên nhân: Ký sinh trùng bám vào cá và hút máu, gây nên các vết loét trên bề mặt da. Khiến vật chủ yếu dần và chết.
- Phòng bệnh: Không thêm những đồ dùng khác (ngoài cây thủy sinh, sỏi, đá) và trong bể. Thường xuyên kiểm tra mảng nấm trong bể.
- Điều trị: Xịt keo ong lên mình cá để sát trùng. Thay mới các chi tiết trong bể và tiến hành sát khuẩn
Chứng sình bụng
- Tác nhân gây bệnh: Cá tỳ bà bướm bị chướng bụng do vi khuẩn trong nước, thức ăn, hoặc bị va đập vào những con khác.
- Phòng bệnh: Kiểm soát lượng thức ăn trong bể mỗi ngày, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo cung cấp đủ oxy lọc bể.
- Chữa bệnh: Thêm chút muối hạt với hàm lượng vừa đủ vào trong bể, hồ chứa để cá được sát khuẩn. Nếu nuôi chung với loài khác, bạn hãy “cách ly” con bị bệnh ra và điều trị riêng nhé!
Bệnh đốm trắng
- Nguyên nhân: Do bị stress và nhiễm ký sinh trùng khi tiếp xúc với những loài khác. Biểu hiện là chúng sẽ xuất hiện những chấm tròn nhỏ trên thân.
- Phòng bệnh: Lưu ý tới tập tính của cá, đảm bảo cung cấp cảnh quan như môi trường sống ngoài tự nhiên để chúng giảm căng thẳng.
- Điều trị: Đốm trắng là một trong những bệnh khiến cá chết nhanh nhất nếu không điều trị sớm. Bạn hãy quan sát cá thường xuyên, thấy dấu hiệu thì ngay lập tức mua thuốc đặc trị.
Lưu ý khác
Dù là loài cá lau kính nhưng chúng sẽ bị mắc các bệnh nhiễm trùng kể trên nếu người nuôi không dọn dẹp bể thường xuyên. Vì vậy, hãy thay nước 3-4 lần/ tháng để đảm bảo bể thủy sinh luôn sạch sẽ.
Bên cạnh đó, vì chúng nhạy cảm với nước nên khi mới mua về bạn không nên thả vào bể luôn. Làm vậy sẽ khiến cá “lăn đùng ra chết”.
➤➤➤ XEM THÊM: Các loại cá dọn bể thủy sinh Đẹp, Giá rẻ nhất
3/ Cá tỳ bà bướm giá bao nhiêu tiền
Loài sinh vật này phân bố tại Việt Nam rất nhiều nên chúng không hề hiếm mà còn rất đa dạng về chủng loài cũng như kích cỡ. Bạn có thể mua chú cá tỳ bà bướm ngộ nghĩnh này với chi phí cực “mềm”. Giá bán: 8.000 – 20.000đ/con.
4/ Mua cá tỳ bà bướm ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm
Tại các cơ sở phân phối cá cảnh, bể thủy sinh hầu như đều có bán cá bướm tỳ bà vì nó không chỉ làm đẹp mà còn có ích. Bạn hoàn toàn có thể mua với mức giá “hạt dẻ” ở bất cứ đâu.
Tuy nhiên, nếu muốn mua để chúng sinh sôi thì bạn nhớ phân biệt rõ ràng con đực và con cái nhé. Tránh mua nhầm hai con cùng giới tính rồi lại ngẩn ngơ chờ em nó đẻ con.
Trên đây là một số thông tin thú vị về cá tỳ bà bướm. Mong rằng bạn sẽ có thêm sự lựa chọn phong phú để tô điểm cho bể thủy sinh nhà mình. Có rất nhiều loài cá cảnh đẹp và có tập tính rất thú vị. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại các bài viết khác trên website!
Source: https://vuongquocloaivat.com/ca-ty-ba-buom/