Cây Kim Ngân là một trong những loại cây phong thủy trồng trong nhà phổ biến nhất hiện nay. Chúng vô cùng dễ chăm và đem lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho người trồng. Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu về cách chăm sóc cây kim ngân qua bài viết sau đây nhé!
Giới thiệu cây kim ngân
Cây Kim Ngân được tìm thấy ở một số vùng châu Á, nó có tên khoa học là Lonicera periclymenum. Nó có thể phát triển lên đến 15m trong tự nhiên. Tuy nhiên, nó có thể làm cây cảnh trong nhà vì có thể điều chỉnh sự phát triển.
Là loại cây rất bền nên có thể phát triển trong nhiều điều kiện khác nhau. Đảm bảo tưới đủ nước, dinh dưỡng và ánh sáng phù hợp sẽ giúp cây phát triển thuận lợi.
Khoảng những năm 1980 một thương nhân Đài Loan đã có ý tưởng trồng 4-5 cây con cùng trong chậu. Ông cho rằng cách trồng này sẽ mang tới tiền tài, danh vọng và may mắn cho người sở hữu.
Trải qua hàng chục năm kể từ đó, cây kim ngân đã được nhân rộng ra toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm hình thái cây kim ngân
Cây Kim Ngân còn được gọi là cây thắt bím. Là loại cây thân dẻo thường trồng nhiều cây con cùng một gốc rồi đan bện giống như bím tóc.
Lá Kim Ngân là loại lá kép chân chim giống kiểu lá cây ngũ gia bì nhưng chỉ gồm 5 lá nhỏ, tượng trưng cho ngũ hành. Lá cây xanh quanh năm thể hiện sức sống tràn đầy.
Cây Kim Ngân gốc khá to, dáng hình trụ vững trãi. Những cây có số lượng từ 3 gốc trở lên thường đan lại với nhau như bím tóc.
Cây ít khi ra hoa, mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa kim ngân nở về đêm, toả hương thoang thoảng, gồm những cánh lớn màu kem nhạt. Đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục với 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm.
Cây có quả hạch, mọc thành quả hình bầu dục, đường kính khoảng 10cm, màu xanh lục. Khi chín chuyển sang nâu, bên trong chia thành 5 ngăn có từ 10-20 hạt.
Lợi ích khi trồng cây kim ngân
Không chỉ dùng để trang trí, cũng giống như cây lưỡi hổ, cây kim ngân còn giúp thanh lọc không khí. Góp phần tạo ra không gian xanh mát, thư giãn. Theo các nhà nghiên cứu tại NASA, cây kim ngân lọc không khí rất tốt.
Nó chuyển hóa các chất thải gây hiệu ứng nhà kính. Lọc các khí thải của xe gắn máy, xe hơi. Và các khí thải gây hại cho cơ thể con người như formaldehyde, amoniac…
Thêm nữa, cây kim ngân có khả năng xua đuổi muỗi rất tốt.
Ý nghĩa phong thủy của cây kim ngân
Số lượng cây kim ngân có ý nghĩa gì?
Nếu như số lượng cây hoa trà my trong mỗi chậu không ảnh hưởng đến tính phong thủy. Thì mỗi chậu cây Kim Ngân có số lượng cây khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Thông thường, một chậu sẽ bao gồm 1, 3, 5, 7 cây. Vậy thì nghĩa của chúng như thế nào?
- Chậu kim ngân trồng 1 cây được gọi là Trụ Thiên. Mang ý nghĩa chọc trời, khuấy nước, kiên cường, bất khuất.
- Chậu kim ngân trồng 3 cây nghĩa là Tam Tài hay Tam Giáo. Tượng trưng cho thiên, địa, nhân (con người). Theo một số quan niệm phong thủy khác thì số 3 tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ.
- Chậu kim ngân trồng 5 cây thì được xem là Ngũ Phúc tượng trưng: Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang.
- Chậu kim ngân trồng 7 cây được cho là may mắn, biểu tượng của sự gắn bó, lâu bền. Đó cũng là con số tượng trưng cho vũ trụ, là sự kết nối với bầu trời và trái đất.
Ý nghĩa
Người trồng cây kim ngân sẽ nhận được may mắn, tiền tài. Lá cây gồm 5 lá bắt nguồn từ mỗi nhánh về cơ bản đại diện cho năm yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Không chỉ mang lại dương khí cho căn phòng, đó còn là một nguyên tắc quan trọng của phong thủy. Nó giúp duy trì sự cân bằng và hài hòa trong một không gian nhất định.
Cây kim ngân có nghĩa là cây tiền, đem đến cho gia chủ nhiều may mắn trong vấn đề tiền bạc, kinh doanh.
Với nhiều lợi ích phong thủy độc đáo như vậy, cây kim ngân được dùng làm quà tặng, trang trí nội thất cho phòng khách, bàn làm việc ,văn phòng, khách sạn…
Cây kim ngân hợp với tuổi nào, mệnh gì?
Người tuổi nào cũng có thể trồng, tốt hơn là người tuổi là Tý, Thân và Tuất.
Người tuổi Tý biết kiếm tiền, cũng có ý thức tích cóp tiền bạc, nhưng không thực sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội và đầu tư. Trồng cây kim ngân mang lại cho họ vận may, cơ hội.
Người tuổi Thân vốn là những người nhanh trí, thông minh và khéo léo trong các giao dịch tiền bạc. Họ cũng thuộc mẫu người có nhiều sáng kiến mới lạ, vô cùng tự tin, luôn mong muốn làm tốt hơn những người khác. Sở hữu kim ngân là lựa chọn chính xác giúp họ giữ gìn tài sản, tài vận vững vàng.
Người tuổi Tuất lại thông minh, nhanh nhạy, vô cùng nhiệt tình, luôn đặt lợi ích của người khác trên lợi ích cá nhân.
Trồng cây kim ngân tại nơi làm việc sẽ củng cố được vị thế, cân bằng các nguồn năng lượng. Mặt khác công việc của người tuổi tuất sẽ được thuận buồm xuôi gió.
Tham khảo thêm các cây phong thủy theo tuổi cho người tuổi Tý, Thân, Tuất.
Vì cây Kim ngân chủ yếu màu xanh nên rất hợp với mệnh Mộc và Hoả. Tuy nhiên cần lưu ý các điều sau:
- Mệnh Hoả: hợp trồng trong chậu có góc nhọn hoặc có hình kim tự tháp. Tránh chọn chậu vuông, chữ nhật hoặc chậu uốn lượn.
- Mệnh Mộc: nên chọn trồng trong chậu có dáng thẳng. Tránh trồng trong chậu cong hoặc có nhiều góc cạnh.
Đặt cây kim ngân vị trí nào?
Đặt trên bàn làm việc: khi đặt trên bàn làm việc cần đặt ngay ngắn, thế cây phải hài hòa với những đồ vật trên bàn. Như vậy sẽ đem lại may mắn, cơ hội thăng tiến trong công việc.
Đặt trước cửa hàng, quầy thu ngân: đặt cây tại bàn thu ngân với mong muốn hút thêm tài lộc, trợ giúp cho công việc kinh doanh, buôn bán luôn “buôn may bán đắt”.
Trong nhà thì nên đặt chậu cây Kim ngân hướng Đông Nam. Góc này rất tốt cho cây cối phát triển và phát huy ý nghĩa phong thuỷ
Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân
Cây Kim ngân thích nghi được ở mọi thời tiết nóng – lạnh, môi trường trong nhà hoặc ngoài sân vườn. Thậm chí sống trong cả phòng lạnh. Cách thức chăm sóc cây Kim ngân để trang trí nội ngoại thất tương đối đơn giản và dễ thực hiện.
Đất trồng
Cần cho cây thoát nước tốt và chất nền giàu dinh dưỡng; muốn đất tơi xốp trộn đều với xơ dừa, mùn trấu hoặc mùn cưa ủ lâu ngày. Có thể thêm một ít cát hoặc sỏi để đảm bảo thoát nước tốt.
Ngoài ra, phải sử dụng chậu có lỗ thoát nước. Đất sũng nước là lý do phổ biến nhất khiến cây chết, vì vậy không cần tưới quá nhiều. Trồng cây trong chậu nhỏ hơn cũng sẽ giúp cây không phát triển quá mức.
Bạn cũng có thể trồng cây kim ngân của mình trong môi trường thủy canh, nên thay nước trung bình 1 lần/tuần cho cây tươi tốt.
Tưới nước
Loại cây này ưa ẩm, nhưng không nên để cây sũng nước vì sẽ làm thối rễ. Cây trong nhà thì tưới 1 tuần một lần tưới dạng phun sương.
Cây ngoài trời thì 2 tuần một lần, tưới lượng nước vừa đủ để làm ẩm đất trong chậu. Có thể cho cây tắm thường xuyên, điều này cũng giúp loại bỏ bụi bám trên lá.
Cây phát triển chậm lại vào mùa đông, cần giảm lượng nước cung cấp cho cây trong giai đoạn này. Phần thân dày hơn ở phía dưới của cây này là nơi có thể trữ nước cho những ngày khô hạn, vì vậy không cần lo lắng cây sẽ bị khô.
Nhiệt độ
Cây sống được trong nhiệt độ từ 4°C – 40°C. Nhưng để cây phát triển tốt, bạn nên duy trì nhiệt độ ở mức 15°C – 25°C khi trồng cây trong nhà.
Ánh sáng
Cây Kim ngân có thể chịu được ánh nắng trực tiếp nhưng quá nhiều sẽ làm cháy lá. Vì vậy, tốt nhất nên đặt trong bóng râm hoặc ánh nắng gián tiếp. Vì cây phát triển theo hướng có ánh sáng, bạn nên thỉnh thoảng xoay cây để tránh phát triển không đối xứng.
Cây cũng phát triển được dưới ánh sáng huỳnh quang do đó là một lựa chọn phổ biến cho cây văn phòng.
Nếu đặt cây trong phòng kín, máy lạnh bạn nên cho cây tắm nắng 1 – 2 ngày/tuần khoảng 1-2 tiếng buổi sáng. Cây hấp thụ ánh sáng mặt trời giúp lá hồi phục diệp lục và phòng tránh sâu bệnh.
Độ ẩm
Cây kim ngân ưa ẩm. Nếu không khí trong nhà khô, đặc biệt là vào mùa đông, bạn có thể tăng độ ẩm bằng cách đặt một ít sỏi và nước vào đĩa. Sau đó đặt chậu cây lên trên hoặc có thể dùng bình xịt phun sương lên lá.
Phân bón
Cần bổ sung dinh dưỡng cho các cây trong chậu.Sử dụng phân NPK 20-20-15 tưới lên gốc cây. Hòa 100g phân bón vào 10 lít nước, quậy đều rồi tưới vào gốc. Mỗi tháng bón 1 lần.
Bón quá nhiều có thể gây hại cho cây hoặc làm cho cây phát triển chiều cao mà không phát triển đầy đủ tán. Cần giảm lượng phân bón vào mùa đông.
Cắt tỉa
Việc cắt tỉa là cần thiết với cây kim ngân trồng trong nhà, để giữ cho cây luôn tươi mới. Cắt ngắn các chồi và cố gắng cắt ngay dưới nách lá. Thời điểm tốt nhất để cắt cây Kim ngân là vào mùa xuân.
Nhân giống
Cây kim ngân có thể được nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách giâm cành.
Giâm cành là kỹ thuật phổ biến nhất để nhân giống cây Kim ngân. Thời gian tốt nhất để giâm cành là vào mùa hè.
Cắt đoạn thân dài 10-15 cm và cho vào nước hoặc đất ngay lập tức. Nếu đặt trong nước, chờ đến khi rễ phát triển dài ít nhất 2 cm. Đặt nước ở nơi ấm áp và có nắng.
Nhân giống bằng hạt ít phổ biến hơn nhưng đơn giản hơn giâm cành. Bắt đầu bằng cách ngâm hạt trong nước trong 24 giờ.
Chuẩn bị chậu và đặt hạt đều vào đất. Phủ đất khoảng 1 cm lên hạt, tưới nước và đặt ở nơi sáng sủa và ấm áp.
Tưới nước đều trong toàn bộ quá trình nảy mầm, và cho vào từng chậu riêng khi cây con phát triển đủ lớn.
Các vấn đề và sâu bệnh thường gặp
Loại cây này hiếm khi gặp bất kỳ vấn đề nào về bệnh tật và sâu bệnh. Nhưng vẫn cần chú ý những vấn đề sau:
Bệnh
Vàng lá
Cây bị vàng lá do để trong môi trường có độ ẩm thấp hoặc do lượng phân bón quá nhiều. Xử lý bằng cách tăng độ ẩm nếu cần thiết và đặt cây ở vị trí cố định.
Lá bị nâu
Khi không đủ độ ẩm cây tùng thì lá cây Kim ngân sẽ chuyển sang màu nâu. Lúc này cần tăng độ ẩm lên, đồng thời cung cấp đủ nước cho cây. Kim ngân cũng rất nhạy với thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Đốm lá
Đốm trên lá cây xuất hiện thường do thiếu kali. Bạn có thể xử lý vấn đề này bằng cách bổ sung kali. Đôi khi đốm lá cũng có thể xảy ra do tưới quá nhiều nước. Vì vậy hãy điều chỉnh lượng nước tưới của và loại bỏ bất kỳ lá chết nào để ngăn chặn nguồn bệnh xuất hiện.
Rụng lá
Không nên di chuyển chỗ của cây quá nhiều, cây sẽ phản ứng bằng cách rụng lá. Trường hợp cây mới mua về mà bị rụng lá thì cũng đừng lo lắng quá, đó chỉ là dấu hiệu của việc cây bị di chuyển.
Thối rễ và mốc
Nguyên nhân là do tưới quá nhiều nước. Cần xử lý bằng cách trồng lại cây trong đất mới và đảm bảo thoát nước tốt. Cắt bỏ rễ chết trong quá trình trồng lại.
Sâu bọ
Rầy mềm
Nếu để cây bên ngoài vào mùa hè có thể bị nhiễm rầy. Nếu cây chỉ vừa mới bị nhiễm, có thể loại bỏ rầy bằng cách tắm cho cây. Nếu không hiệu quả, hãy thử sử dụng dầu neem.
Nhện ve
Khi bọ nhện xuất hiện trên cây kim ngân, chứng tỏ cần tăng độ ẩm cho cây. Nếu quan sát thấy một lớp màng trắng trên thân hoặc mặt dưới của lá. Tiến hành rửa cây và tăng độ ẩm.
Để cây luôn phát triển khỏe mạnh, mang lại sự tươi mới cho góc làm việc của chúng ta mồi ngày thì bạn phải chăm sóc một cách khoa học. Chủ động tìm hiểu các vấn đề về cây, dưới đây là một số câu hỏi:
Câu hỏi thường gặp
Tại sao lá Cây Kim ngân ngày càng nhỏ đi?
Lá của loài cây này thường co lại khi không có đủ ánh sáng. Do đó, hãy di chuyển nó đến một vị trí sáng sủa hơn và bổ sung phân bón cho cây.
Có thể đặt cây kim ngân bên ngoài không?
Bạn có thể đặt cây bên ngoài vào những tháng mùa xuân và mùa hè, và mang cây vào khi đêm lạnh hơn. Giữ nó dưới ánh nắng gián tiếp. Khi bạn đặt cây ở ngoài trời, cần chú ý để cây không bị cháy lá dưới ánh nắng gay gắt quá lâu.
Tại sao lá cây kim ngân bị rụng nhiều?
Nếu lá xanh khỏe mạnh bị rụng, có thể là do quá nhiều nước. Nếu lá màu nâu hoặc vàng bị rụng, điều đó thường cho thấy cây đang thiếu nước. Điều chỉnh tưới nước cho phù hợp; đất phải ẩm đều nhưng không bị sũng nước.
Nên trồng cây của mình dưới dạng cây hoàn chỉnh hay ở dạng cây cảnh?
Phần lớn phụ thuộc vào sở thích cá nhân và kỹ năng của bạn. Việc trồng một phiên bản bonsai của cây có thể hơi phức tạp đối với người mới bắt đầu. Bạn có thể mua dưới dạng một cây cảnh đã có sẵn và cắt tỉa thường xuyên để giữ cây nhỏ. Nếu không chắc chắn về cách chăm sóc cây bonsai. Hãy nhờ người có chuyên môn hướng dẫn và tham khảo các kỹ thuật chăm sóc cây kim ngân của nuoitrong.vn nhé!
Theo: Thủy Tiên