Cây Sanh: ý nghĩa, cách chăm sóc và tạo thế đẹp, đơn giản

Video Cách trồng cây sanh

Cây sanh được xem là loại cây ngoại cảnh với khả năng tạo dáng bonsai sinh động nhờ vào sự dẻo dai, sinh trưởng tốt của cây. Ngoài ra, còn được yêu thích bởi ý nghĩa phong thủy mà loại cây này đem lại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết về cây sanh: ý nghĩa, cách tạo dáng bonsai hay cách chăm sóc đâu nhé. Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu về loại cây cảnh phong thủy này ngay dưới đây.

Giới thiệu về cây sanh

Cây sanh có tên khoa học là Ficus indica L, thuộc họ Moraceae (dâu tằm), là loại cây bonsai được trồng phổ biến trên thế giới, có nguồn gốc từ Châu Á. Là loại cây lâu năm, thân dẻo dai và khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nên cây sanh thường được sử dụng làm cây cảnh bonsai mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy khác nhau.

Đặc điểm của cây sanh

Cây sanh thuộc họ Moraceae (dâu tằm), là loại cây thân gỗ có tuổi thọ lâu năm, có cây lên đến hàng trăm tuổi, lá cây quanh năm xanh tốt. Cây có chiều cao tối đa là khoảng 20m với các cành lá mọc xum xuê nhau. Là loại cây lâu năm phát triển mạnh mẽ nên cây sanh thường có các sống gờ, khả năng phân cành trên thân cây, tạo nên nét đặc trưng riêng của loại cây này.

Cây sanh có rễ mọc trọn dưới đất, có các loại rễ khí sinh mọc từ thân hoặc cành lớn đâm thẳng xuống đất, cây có bộ rễ lớn, ăn sâu xuống đất nhằm giúp cây đứng vững hơn. Các cành và thân cây có màu nâu đậm, khá dẻo nên thích hợp để uốn các dáng bonsai khác nhau.

Lá cây có hình bầu dục, nhọn ở hai đầu, bản lá dày và bóng ở hai đầu. Lá có màu xanh nhạt khi non và càng đậm hơn khi về già, lá cây sanh luôn mọc và xanh tốt quanh năm, mọc xum xuê ở các tán lá ở đầu cành cây. Cây sanh có quả màu dạng kép, khi non thì có màu xanh, chuyển vàng khi chín và chuyển nâu đậm khi về già. Khi còn non thì quả sẽ có lớp mủ, bên trong có hạt và có khả năng mọc mầm tốt.

Phân loại cây sanh

Hiện nay trên thi trường có rất nhiều loại cây sanh cảnh khác nhau, tuy nhiên, có những loại phổ biến và có giá trị thẩm mỹ cao bao gồm:

Cây sanh Nam Điền

Cây sanh Nam Điền là giống phát triển chậm, lâu phá thế, nhưng có tính ổn định cao, lá cây nhỏ có màu xanh biếc, khi già thì chuyển qua màu ngà vàng. Thân cây có màu xám trắng, dẻo nên rất dễ uốn các thế cây sanh khác nhau.

Cây sanh lá móng

Từ xưa được biết đến là cây sanh mũi hài, có thân gồ ghề, méo mó. Lá cây có màu xanh trắng ngà khi còn non, đầu lá hơi cong như mũi hài, lá nhỏ và đều nhau. Lá mọc xum xuê ở các tán lá trên ngọn. Đây được xem là loại có lá đẹp nhất được rất nhiều người ưa chuộng.

Cây sanh Hải Hậu

Cây sanh Hải Hậu có thân màu trắng, bệ đẹp, lá to và hơi xoăn. Thân cây dẻo dai, dễ uốn, rễ mọc nhanh và có khả năng bám đất cao.

Phân biệt cây sanh và cây si

Do đặc điểm bên ngoài và đều thuộc họ Moraceae (dâu tằm) mà rất nhiều người nhầm lẫn giữa cây sanh và cây si. Dưới đây mình sẽ phân biệt để cho các bạn dễ dàng nhận biết hơn:

Đặc điểm phân biệt

Cây sanhCây si

  • Lá cây sanh thường mỏng, nhỏ và dài hơn so với cây si.
  • Khi phát triển lá cây sẽ thường bị cong cong, khi lật úp lại thì sẽ thấy rõ hơn.
  • Lá to, bản dày và cuống lá có nhiều nhựa.
  • Mặt lá phẳng, không bị cong dù khi còn non hay đã già.
  • Lá mọc xum xuê và dày đặc trên các tán lá, nhiều hơn so với cây sanh.

Rễ

  • Cây sanh có rễ gọn, gần như nằm trọn phía dưới lòng đất, không bè to như rễ cây si.
  • Có bộ rễ dày đặc, rễ bè to và thường nổi lên phía trên bề mặt đất.
Xem thêm  Cách ươm chồi non - Keiki cho Lan thân thòng - Vườn Lan

Quả

  • Quả sanh thường mọc kép, theo từng cụm ở các kẽ lá.
  • Khi chín quả có màu vàng và chuyển thành nâu khi già hẳn (chuẩn bị rụng).
  • Quả si mọc đơn hoặc theo từng chùm nhiều quả.
  • Khi chín, quả si có màu vàng sọc đỏ.

Ý nghĩa của cây sanh

Trong phong thủy, cây sanh bonsai với khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khắc nghiệt, có sức sống mãnh liệt thể hiện sự bản lĩnh, cứng cỏi, không ngừng vươn lên trong cuộc sống dù gặp bất kỳ khó khăn gì. Đặc biệt, chính sức sống mãnh liệt này cũng tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở trong gia đình, sự hòa thuận của các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, các tán lá rộng của cây sanh còn giúp che chở cho các thành viên trong nhà, giúp đem đến tài lộc, may mắn, sự cân bằng năng lượng giữa các mệnh với nhau. Chính vì thế mà gia chủ luôn được bình an, may mắn và hạn chế được những điều không may mắn xảy đến.

Cách tạo thế cây sanh bonsai đơn giản tại nhà

Với sự phổ biến cũng như được ưa chuộng thì các kiểu dáng cây sanh: cây sanh bonsai mini ôm đá, cây sanh thế thác đổ, cây sanh dáng trực, cây sang dáng huyền,… được rất nhiều người ưa chuộng. Với những người “chơi cây cảnh” thì chắc chắn không còn xa lạ gì, dưới đây là kinh nghiệm tạo các thế cây sanh cơ bản mà bạn không nên bỏ qua:

Kỹ thuật uốn cây sanh non

Thông thường để tạo được dáng cây sanh thế đẹp, phong thủy thì bạn cần phải biết cách uốn cây sanh, cách tạo dáng cây sanh cho đẹp. Bởi thế, để có được một cây sanh bonsai thì bạn cần biết các kỹ thuật sau đây:

+ Tạo tán cổ: Sử dụng một nhành chính được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang, mặt bông tán hình tròn, phía dưới thì bằng phẳng, phía trên hình nhánh dăm, lá phát triển để có hình mâm sôi. Các bông tán phía trên phải nằm ngang và song song với mặt đất.

Lưu ý đường kính các tán cần phù hợp với kích thước của cây, không nghiêng ngã, các tán cách đều nhau. Đặc biệt tán lá trên cùng cũng phải tròn đều, không được nhọn chọc lên trời vì nó sẽ sai kỹ thuật.

+ Tạo tán cách tân hình tròn: Cần tạo các cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng. Bạn có thể uốn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã để định hình được thế cây, sau một khoảng thời gian khi cây đã tạo nên thế tán cây hình tròn rồi thì bạn có thể tháo ra và tỉa cành như bình thường.

Gợi ý các cách uốn cây sanh nghệ thuật

Nếu bạn chưa biết cách uốn các thế cây sanh nghệ thuật như thế nào, hay kỹ thuật trồng cây sanh ôm đá thì hãy tham khảo ngay dưới đây:

Cách uốn cây sanh dáng thác đổ

Để tạo được dáng cây thác đổ thì bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nên nuôi, chăm sóc các chi từ số 2 trở đi trước, chưa cần cho cây đổ. Khi cây đã dần định hình thì mới đầu nuôi chi 1 cho đổ. Nhờ ưu thế ngọn nên chi 1 sẽ phát triển rất nhanh theo mong muốn.

Bước 2: Khi tiến hành cắt ghép, tại vị trí số 3 có hai nhánh mọc song song cùng kích thước, cắt bỏ đi 1 nhánh và ghép luôn lá nhỏ. Từ số 4 trở đi còn yếu nên phần ngọn thác đổ dễ bị chết vì thế bạn nên giữ nhánh số 3 để có thể thay thế dự phòng.

Bước 3: Cho cây đổ từ từ để nuôi rễ. Trong quá trình nuôi thì tạo sẵn 6 cành từ số 2 tới số 7 tại vị trí mong muốn. Cho đến khi cây đổ hoàn toàn như mong muốn thì bắt đầu ghép lá nhỏ và nuôi ngọn cây.

Xem thêm  2 cách nhân giống lan hồ điệp đơn giản nhất - Sfarm

Cách uốn cây sanh ôm đá đẹp

Thế cây sanh ôm đá được xem là dáng bonsai được nhiều người ưa chuộng, bởi giá trị thẩm mỹ và tính phong thủy mà nó đem lại. Vậy bạn đã biết cách trồng cây sanh ôm đá chưa? Hãy tham khảo các kỹ thuật dưới đây:

Bước 1: Sử dụng rễ cây (càng nhiều rễ thì càng tốt), cắt bỏ những tán không rễ không cần thiết, sử dụng tay lấy cát ra khỏi rọ che và rửa sạch rễ. Lưu ý nên rửa cẩn thận để không làm hỏng rễ, làm ảnh hưởng đến cây.

Bước 2: Đặt cây lên tảng đá, cố gắng không dồn rễ về cùng một phía vì cây bonsai sẽ sẽ được nhìn từ mọi góc độ nên cần đảm bảo sự cân bằng. Tìm những kẻ hỡ ở trên đá rồi đặt vào làm sao cho dáng cây bonsai trông càng tự nhiên càng tốt. Bạn có thể gối những rễ nhỏ, chưa phát triển.

Bước 3: Đặt rễ đúng chỗ, bạn nên sử dụng dây nhựa là hữu hiệu nhất. Cần một người giữ rễ vào vị trí đã định, sau đó quấn hơi chặt dây băng quanh đá. Khi đặt rễ vào vị trí, phủ đất lên phía trên phần đá trong chậu để phần đá không bị lộ mà vẫn thấy phần cuối của thân cây.

Sau khoảng 2 năm thì rễ cây dày lên và bám chặt vào đá. Lúc này cây sẽ tạo được một dáng cây bonsai thế đẹp như mong muốn.

Cách chăm sóc cây sanh cảnh

Cách cắt tỉa cây xanh

Để tạo được các dáng cây sanh bonsai đẹp thì kỹ thuật cắt tỉa cây sanh là vô cùng cần thiết. Bạn nên sử dụng loại kéo sắc, loại bỏ đi những phần cành thừa, hoặc theo dáng bonsai mà bạn mong muốn.

Lưu ý trong quá trình cắt tỉa lá cây cũng nên loại bỏ đi những cành lá hư hỏng hay bị sâu hại để bị ảnh hưởng đến cả cây.

Cách tạo rễ cho cây sanh

Bộ rễ đánh giá 50% giá trị nghệ thuật của cây sanh bonsai, vì thế mà để có được một cây cảnh đẹp thì bạn cần tạo rễ cho cây. Dưới đây là hai cách mà các bạn có thể tham khảo:

  • Cách 1: Dùng dao cắt vào phần thân cây, sâu đến phần gỗ chỗ muốn ra rễ. Sau đó sử dụng thuốc kích thích ra rễ xịt lên chỗ vừa cắt và phủ một lớp lưới lên để tránh bị khô. Sau khoảng 1 – 2 tuần thì rễ sẽ mọc thẳng đẹp như mong muốn.
  • Cách 2: Sử dụng phương pháp ghép rễ vào cây. Tách hẳn 1 mảng rễ của cây khách có dính phần da của thân, rạch 1 đoạn tương ứng trên thân cây mẹ. Sau đó cho phần rễ vào và quấn thật chặt, phần rễ ghép sẽ tự liền và phát triển bình thường.

Ánh sáng và nhiệt độ

Cây sanh là loại cây có kích thước lớn, ưa sáng nên thích hợp để trồng ở bên ngoài nhà. Nên hạn chế đặt cây ở dưới bóng dâm để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Tưới nước

Cây sanh có khả năng chịu hạn tốt, ưa độ ẩm cao. Vì thế bạn cũng nên thường xuyên tưới nước cho cây, trung bình 2 lần/tuần. Nếu cây bị thiếu nước, khô hạn thì cây sẽ sinh trưởng chậm, có các lá vẩy bám trên thân, ngọn hay cành của cây. Vì thế mà bạn cũng có thể lưu ý để bổ sung nước kịp thời cho cây.

Dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của cây sanh ít, bởi khả năng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của cây. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cây xanh tốt thì có thể bón phân theo kỳ, trung bình khoảng 6 tháng một lần để cây có thêm dinh dưỡng.

Phòng ngừa sâu bệnh

Cây sanh là loại thân mềm, là loại cây ít bị sâu bệnh, tuy nhiên thì vẫn có các bệnh như: sâu cuốn lá, bọ trĩ, bệnh đốm đen, sâu đục thân,… Vì thế mà trong quá trình chăm sóc các bạn cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Xem thêm  Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Cattleya Từ A-Z - NAMIX

Bạn có thể dùng thuốc hoặc sử dụng hỗn hợp lưu huỳnh và vôi để phun lên cây để hạn chế mầm bệnh lây lan cho các năm.

Có nên trồng cây sanh trước nhà không?

Trồng cây sanh trước nhà có tốt không? Đây có lẽ đang là thắc mắc của rất nhiều bạn đúng không nào? Cây sanh với khả năng sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm cùng ý nghĩa phong thủy đem đến năng lượng, sự may mắn dành cho gia chủ vì thế mà vô cùng phù hợp để trồng trước nhà. Nhưng nên hạn chế trồng 1 cây vì nó được xem là điều kiêng kị, hút hết dương khí của ngôi nhà, vì thế bạn có thể trồng 2 hoặc 3 cây.

Ngoài ra, các cây sanh mini nghệ thuật cùng với các tán lá xum xuê không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao mà còn giúp cho gia đình bạn có không gian mát mẻ để thư giãn. Tuy nhiên, vì là loại cây lâu năm nên có chiều cao lên đến 20m nên nếu gia đình bạn có không gian hẹp thì nên lưu ý, hoặc lựa chọn các cây sanh bonsai mini đẹp khác.

Cách trồng cây sanh

Bên cạnh các kiểu dáng cây sanh mà mình đã giới thiệu ở trên thì việc trồng, nhân giống cây cũng được rất nhiều bạn thắc mắc. Vì thế nếu bạn chưa biết thì có thể tham khảo ngay dưới đây:

Cách nhân giống cây sanh mini đẹp

Cây sanh là loại cây lâu năm có thể nhân giống theo phương thức vô tính (giâm cành, chiết cành) hoặc phương thức hữu tính (gieo hạt):

+ Phương thức gieo hạt:

Chuẩn bị đất gieo trồng và quả giống (nên chọn những quả chín mọng, mềm để lấy hạt gieo ngay), sau đó thì làm luống với kích thước rộng khoảng 60cm, cao khoảng 12cm. Gieo hạt theo khoảng cách 5 x 5cm và luôn giữ cho luống đất được ẩm bằng bình phun nước thông dụng để kích thích cây nảy mầm và phát triển.

Khi cây phát triển có từ 4 – 5 lá thật thì có thể trồng vào bầu hoặc cho vào luống cây chính. Sau khoảng 1 năm, khi cây có chiều cao từ 40 – 60cm thì có thể trồng vào chậu để uốn dáng cây sanh mini ôm đá hay các thế cây sanh đẹp theo ý muốn.

Tuy nhiên, trồng cây sanh bằng phương pháp gieo hạt dễ trồng những cũng dễ chết bởi vì những tác động từ môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cây. Vì thế mà nếu trồng bằng cách này bạn cũng nên lưu ý.

+ Phương thức giâm cành:

Cây si có tuổi thọ từ 2 năm tuổi trở lên là bạn có thể sử dụng cành để giâm được, lựa chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cắt độ dài khoảng 50 – 65cm, dùng dao cắt một đoạn ngọn dài khoảng 15 – 20cm (từ đầu ngọn vào) với mỗi đoạn nhánh là một hom.

Sử dụng túi nylon đen với kích thước chiều cao x chiều ngang là 12 x 10cm. Sau đó cho đất mùn và phân chuồng đã ủ mục vào trong, cắm đoạn hom vào sâu khoảng 3 – 4cm. Sau khoảng 2 – 3 tháng khi cành giâm đã mọc rễ và phát triển thì có thể đem trồng trong chậu hoặc trong vườn được rồi.

Kỹ thuật trồng cây sanh

Cây con sau khi được đem ra luống hoặc chậu thì nên sử dụng đất tốt, giàu mùn, độ pH dưới vừa phải và cần có bộ rễ tốt để nhanh tạo được các dáng cây sanh bonsai ôm đá mini ưng ý. Sau khi trồng thì nên tiến hành tưới nước, chăm sóc và cắt tỉa lá thường xuyên để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Như vậy, phía trên mình đã giới thiệu cho các bạn về cây sanh cũng như các kỹ thuật uốn cây sanh đơn giản tại nhà mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tạo dáng và chăm sóc cây sanh cảnh nhà mình nhé.

Xem thêm >> 101+ mẫu cây bonsai đẹp nhất Việt Nam và Thế Giới

Source: https://khbvptr.vn/cay-sanh/#G7907i_yacute_caacutec_caacutech_u7889n_cacircy_sanh_ngh7879_thu7853t