Giới thiệu chung về cây cọ cảnh
Cây cọ tiếng anh có tên khoa học là Rhapis Excelsa, xuất thân từ Đảo Guadalupe – nơi có khí hậu nhiệt đới nóng bởi gió mậu dịch, độ ẩm cao. Chúng thuộc họ nhà cau, thích nghi với điều kiện khí hậu mát mẻ và được trồng phổ biến trong sân vườn của gia chủ.
Kích thước của cây cọ cảnh tương đối nhỏ, chiều cao chỉ rơi vào khoảng tầm từ 0,5 đến 2m. Do vậy, nó thường được trang trí và trưng bày ở phòng khách, không gian làm việc và bàn học của gia chủ. Đồng thời nó sở hữu tên gọi quen thuộc theo đúng kích thước của mình là cọ lùn hoặc cọ cảnh mini…
Đặc điểm nổi bật
Khác biệt so với các loại cây cảnh sân vườn khác, cây cọ cảnh sở hữu những đặc điểm nổi bật kích thích nhu cầu của người trồng như sau:
– Thân gỗ nhỏ, dáng cột và có màu xám. Bên trên có những vết sẹo do cành già rụng gây ra.
– Lá cây cọ cảnh có màu xanh hoặc màu sẫm. Bề mặt xếp thành nếp, có hình chân vịt và xòe rộng thành hình chiếc quạt. Cuống lá thon dài cùng mép lá hình răng cưa nối tiếp nhau, tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian sân vườn của gia chủ.
– Hoa có màu xanh, hình cầu và mọc dưới gốc. Hoa cọ đực hình trụ dài, có màu nâu đỏ, mọc phía trên. Hoa trụ cái màu xanh, hình cầu và mọc phía dưới.
– Thích nghi được với nhiều môi trường sống, ưa bóng mát nhưng cũng thích ánh sáng lúc trưởng thành.
Chính những đặc điểm nổi bật này đã khiến cây cọ kiểng trở thành biểu tượng không thể thiếu trong sân vườn của gia chủ. Hơn thế, nó còn là một trong những cây bóng mát ít rụng lá đáng được trồng và được ưa chuộng nhất hiện nay.
Cây cọ cảnh trồng trong nhà có ý nghĩa gì?
Cây cọ cảnh không chỉ mang lại bóng mát, vẻ đẹp cho khung cảnh sân vườn, nhà ở của gia chủ mà còn mang lại nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Nó đem đến may mắn và giàu sang cho người trồng bởi tán cây to rộng hút “tài lộc”. Đồng thời lá cây dài, xanh mượt phủ khắp từ trên xuống dưới như một biểu tượng về sự sung túc, đủ đầy.
Không chỉ vậy, cây cọ trong phong thủy còn được sử dụng để trừ tà ma, yêu quái. Nếu đặt chúng ở những vị trí thích hợp, nó sẽ mang lại nguồn vượng khí, lấn át những điều xấu xa và xui xẻo. Gia chủ sẽ cảm thấy cuộc sống suôn sẻ, dễ chịu hơn nhiều.
Đặc biệt, khi làm quà tặng, loại cây này sẽ biểu tượng cho ý nguyện may mắn, tài lộc và thành công cho người được nhận. Nó thích hợp trong những ngày lễ kết, khai trương hoặc kinh doanh.
Các loại cây cọ hiện nay
Hiện nay, cây cọ cảnh có rất nhiều loại như: cọ ta, cọ lùn, có lá tre và cọ mỹ… Mỗi một loại đều mang những nét đặc trưng riêng biệt như:
Cây cọ ta
Cây cọ ta là loại cây dáng thấp, thân cột và có kích thước nhỏ bé tương đối bằng cây cọ cảnh mini (hay còn được gọi là cọ lùn). Do vậy, chúng thường được trang trí ở trong nhà, phòng khách hoặc bàn làm việc. Điều này không chỉ mang lại không gian nhà ở thoáng đãng, trong lành của gia chủ mà còn tô điểm thêm cho bức tranh cây cảnh trở nên cuốn hút và sinh động hơn.
Theo một vài quan điểm về mặt phong thủy, cây cọ ta hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thổ. Nó mang lại cuộc sống bình an, sung túc, may mắn cho gia chủ. Đồng thời hóa giải những điều xấu, tạo tiền đề cho những người này phát triển và thành công trong tương lai.
Cây cọ lá tre
Cũng không kém cạnh các loại cọ ta là mấy, cọ lá trẻ trở thành biểu tượng trang trí sân vườn và nhà ở phổ biến của gia chủ trong năm 2022. Nét đặc trưng nổi bật của loại cây này là kích thước nhỏ nhắn cùng với kiểu dáng hình cây tre xinh xắn. Nó sở hữu chiều cao chưa tới 30cm, thân hình nhỏ gọn và tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian.
Gia chủ có thể linh hoạt di chuyển cây cọ lá tre đến bất cứ vị trí nào mà mình muốn. Chúng có tác dụng rất tốt trong quá trình lọc sạch không khí, thải độc tố và mang lại không khí trong lành, mát mẻ cho gia chủ. Tuy nhiên, nên đặt loại cây này ở những nơi có ánh sáng để chúng được quang hợp, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Cây cọ mỹ
Cây cọ mỹ có vẻ ngoài tương đối xù xì bởi những chiếc gai sắc và nhỏ xẻ dọc khắp thân. Kích thước chiều cao không quá 35cm, thường được trồng trước sân vườn và bên trong khuôn viên nhà ở. Với những gia chủ yêu thích sự mới mẻ, muốn tân trang cho cây cảnh sân vườn của mình thì nên cắt tỉa gọn gàng. Ngược lại để nguyên vẻ “nguyên sơ” để thỏa mãn nhu cầu tài lộc và vận may về nhà.
Hơn thế, cây cọ mỹ thích hợp được với nhiều điều kiện khí hậu và không phải tốn kém quá nhiều thời gian chăm sóc. Chính vì vậy, khách hàng có thể tiết kiệm được tối đa công sức của mình, phù hợp với giờ giấc bận rộn của gia đình.
Cây cau đỏ
Cây cau đỏ sở hữu vẻ ngoài tương đối nổi bật so với các loại cây cau kiểng trên. Chúng có thân hình trụ tròn, phân đốt và có những màu đỏ tương đối độc đáo. Đây là nét chấm phá khiến cho cây cau đỏ hoặc cây cau quả đỏ trở thành tâm điểm chú ý của đông đảo khách hàng trong quá trình lựa chọn.
Thông thường, cây cau đỏ sẽ có tác dụng trang trí trong nội thất và ngoại thất nhà ở. Tuy nhiên ở bất cứ vị trí nào, cây cau đỏ vẫn giữ được những nét đẹp quyến rũ, mới lạ thu hút gia chủ.
Cây cau tứ quý
Ngoài tất cả những loại cây cọ cảnh trên, cây cau cảnh tứ quý cũng trở thành một phần không thể thiếu cho sân vườn của gia chủ. Chúng ra quả 4 mùa và mang lại nhiều giá trị sử dụng cho người trồng. Đồng thời, nó thích hợp trồng trước nhà, hấp thụ nguồn sinh khí mới (hay còn gọi là vượng khí), kích thích quá trình thịnh vượng và may mắn.
Không những thế, cây cau tứ quý còn tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian nhà ở, tạo điểm nhấn thanh cao bởi khí chất ngời ngời của cây. Đây là biểu tượng cho tính cách ngay thẳng, thật thà và nhiều ưu điểm tốt.
Nên trồng cây cọ cảnh ở đâu?
Chính vì là loại cây ưa ánh sáng nên cây cọ cảnh thường được trồng ở những vị trí thoáng đãng như khuôn viên sân vườn, sân thượng, ban công hoặc cửa sổ. Chúng tạo điều kiện thuận lợi mỗi khi chăm sóc và chiêm ngưỡng.
Đặc biệt, với những tòa nhà cao tầng, sân vườn biệt thự hoặc sân vườn nhà ống thì cây cọ cảnh là sự lựa chọn tối ưu nhất cho không gian trở nên rộng rãi, trong lành hơn. Nó giảm thiểu sự ngột ngạt của khung cảnh nội thất chật chội và mang đến những cái nhìn mới mẻ, đã chiều hơn cho người trồng.
Giá bán cây cọ cảnh như thế nào?
Thông thường giá bán của các loại cây cọ cảnh trong cửa hàng có giá dao động từ 100 đến 300 nghìn đồng tùy theo chủng loại và đặc điểm của cây. Khách hàng có thể bắt gặp bảng báo giá cây cọ cảnh ở bất cứ vị trí nào.
Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn cây giống và chậu cây cảnh, gia chủ nên cân nhắc trước khả năng sinh trưởng, độ mạnh yếu của chủng loại để có hướng lựa chọn, gieo trồng tốt. Đặc biệt, bộ rễ của cây phải cực kỳ khỏe mạnh để cọ kiểng hấp thu các chất dinh dưỡng và nuôi cây tốt hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh
Để sở hữu một không gian sân vườn và nhà ở đậm chất thơ, gia chủ nên lưu ý cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh dưới đây:
Cách trồng
Có 2 cánh trồng cây cọ cảnh chính là gieo hạt và thủy canh. Tuy nhiên phương pháp được lựa chọn phổ biến nhất vẫn là hình thức gieo hạt. Khách hàng có thể ươm hạt trong nước ấm từ 2 đến 3 ngày cho hạt giống được nảy mầm và sau đó trồng trong đất. Hoặc trực tiếp gieo hạt xuống chậu đất đã được chuẩn bị sẵn.
Tuy nhiên để cây nhanh lớn và hấp thụ đủ dưỡng chất, gia chủ nên lựa chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt. Đồng thời che chắn, bảo vệ chúng trong thời gian đầu gieo trồng. Sau khi cây đã lớn và thích nghi tốt với môi trường sống, khách hàng có thể di chuyển chúng đến vị trí có ánh sáng hoặc điều kiện thuận lợi hơn.
Cách chăm sóc
Gần giống như cây chuối cảnh, cây cọ cảnh cũng dựa trên các yếu tố chăm sóc như: ánh sáng, nước tưới, đất trồng và sâu bệnh.
– Ánh sáng: chính vì xuất phát từ đặc điểm ưa ánh sáng nên cây cọ cảnh có thể thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên này. Gia chủ nên trồng chúng ở những nơi có hệ thống ánh sáng chan hòa, không quá nắng hoặc không quá gắt để tránh làm héo cây. Đồng thời nên đặt chậu cảnh ở các vị trí thoáng đãng như sân thượng, cửa sổ hay góc ban công…
– Đất trồng: đối với cây cọ cảnh, nên chọn loại đất tơi xốp có khả năng hấp thu thoát nước tốt. Vì bộ rễ của chúng rất dễ bị ngập úng và hứa hại trong điều kiện tưới nước quá nhiều. Đặc biệt, khách hàng cần bổ xung thêm các loại xơ dừa, vỏ trấu, mùi để tăng độ màu mỡ cho đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
– Nước tưới: Ở giai đoạn đầu, khách hàng nên tưới cây từ 2 đến 3 tuần/lần. Tuy nhiên ở giai đoạn sinh trưởng sau, quý khách có thể không tưới hoặc tưới 1 đến 2 lần/ tuần để duy trì độ ẩm cho cây.
– Sâu bệnh: khi phát hiện cây cọ cảnh bị sâu bệnh, vàng lá hoặc héo lá, gia chủ nên ngắn bỏ luôn cành cây đó để hạn chế tình trạng lây lan.
Khi thực hiện đủ quy trình chăm sóc này, gia chủ sẽ sở hữu những chậu cây cảnh trong nhà, trong sân vườn “bền vững”. Vừa tiết kiệm tối đa thời gian lại tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống của mình. Đồng thời, khách hàng cũng nên linh hoạt trong quá trình chăm sóc dựa trên đặc điểm và khả năng thích nghi của cây.
Trên đây là tổng thể về cây cọ cảnh mà Xanhou đã tổng hợp và đúc kết được. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình gieo trồng, lựa chọn.
Source: https://kientrucsanvuon.vn/cay-co-canh/#Cac_loai_cay_co_hien_nay