Cây công trình bao gồm các loại cây như: cây cho bóng mát, cây lá màu, cây trồng viền (thảm cỏ cho công trình), Cây có hoa, kiểng lá các loại,…
Nên chọn loại nào cho phù hợp với khí hậu và cảnh quan?
Hãy cùng Vườn Ươm Số 1 tìm hiểu về các loại cây trồng công trình dưới đây nhé!
Các loại cây xanh công trình phổ biến:
1. Cây hoa ban
Cây hoa ban ( Ban Tây Bắc ) được biết đến là loại cây trồng trong các công trình rất phổ biến, đặc biệt là trồng trên các tuyến đường hoặc công viên.
Đây là loại cây thân gỗ, có tán lá rộng nhằm tạo nên một không khí vô cùng trong lành và mát mẻ. Bên cạnh đó, cây còn cho ra hoa rất đẹp giúp bạn vừa được tận hưởng bóng râm, vừa được ngắm nhìn cảnh đẹp nữa. Tất cả tạo nên một mỹ quan vô cùng hoàn hảo.
2. Cây hoàng nam
Bạn có biết cây hoàng nam? Nhắc đến các loại cây trồng công trình thì không thể không nhắc đến loại cây này. Cây hoàng nam còn có tên gọi khác là cây Huyền Diệp.
Cây được sử dụng rất nhiều trong các công trình như công viên, khu dân cư, khu công nghiệp… Hoặc làm đồ thủ công cũng rất tốt và bền bỉ.
Cây hoàn nam có chiều cao trung bình dao động từ 5-10m. Khi còn non, cây sẽ có màu sắc hơi ngà đỏ. Còn đến khi cây trưởng thành, toàn bộ phần lá của cây sẽ dần chuyển sang màu xanh thẫm, nhìn khá đẹp và bắt mắt. Toàn bộ phần tán lá của cây sẽ tạo thành hình dáng tháp cong, che kín hết thân cây.
Loại cây này có sự phát triển rất nhanh, ưa thích môi trường khí hậu ẩm ướt, sức sống của cây cũng rất bền bỉ. Cây có thể thích nghi tốt với môi trường ở bên ngoài. Bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với độ che phủ của cây.
3. Cây bàng Đài Loan
Trong khoảng hơn 1 thập kỷ trở lại đây, cây bàng Đài Loan là loại cây mới được du nhập vào Việt Nam. Loại cây này là loại cây có tán lá rất đẹp, đan chéo với nhau. Công trình có trồng cây này sẽ mang đến một cảnh quan đô thị hiện đại và xanh mát.
Loại cây này thường được trồng trong khuôn viên của các đường phố lớn, công viên, trường học lớn, khu đô thị, khu công nghiệp… Đây là những nơi cần bóng mát lớn và loại bỏ được khí độc hại trong không khí.
4. Cây phượng vĩ
Một trong các loại cây trồng công trình nổi tiếng không thể không nhắc đến là cây phượng vĩ. Cây phượng vĩ là một loại cây thân gỗ, chiều cao của cây từ khoảng 10-15m, tán lá rộng lên tới 7-10m.
Cây hoa phượng vĩ rất nổi bật mỗi khi mùa hè đến và thường gắn liền với tuổi học trò đầy thơ mộng. Thông thường, vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5, bạn sẽ được thấy những chùm hoa phượng đỏ nở rộ rất cuốn hút.
Chính vì vẻ đẹp của hoa cùng với khả năng che bóng mà cây phượng vĩ được trồng ở rất nhiều nơi. Không chỉ giới hạn trong khuôn viên trường học mà còn được trồng cả ở trong công viên, đường phố, vỉa hè… để tạo cảnh quan cho môi trường.
5. Cây lộc vừng
Cây lộc vừng là một trong bộ tứ về lĩnh vực cây phong thủy theo quan niệm của người phương Đông, trong đó có Việt Nam. Loài cây này còn có tên gọi khác là cây mưng, với tên khoa học đầy đủ là Baringtoria acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag.
Cây lộc vừng trồng trong công viên
Tại Việt Nam hiện nay, người ta ưa chuộng trồng loại cây này trước hiên nhà, trong khu vườn hay khuôn viên các trường học, khách sạn…
Theo những người chuyên về cây cảnh thì cây lộc vừng còn có ý nghĩa vô cùng to lớn là mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Cây có thời gian sinh trưởng và phát triển kéo dài nên nhiều người còn trồng loài cây này để lấy gỗ.
Nếu bạn đang tìm mua cây lộc vừng thì Vườn ươm số một là nơi bạn có thể liên hệ. Chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây công trình. Đặc biệt sản phẩm chủ lực là Cây Lộc Vừng.
Số lượng 1 lần ươm chúng tôi có thể cung cấp 2000 – 3000 cây. Đảm bảo chất lượng để cung cấp cho các công trình xây dựng, các công ty cây xanh, thi công cảnh quan sân vườn nhà phố đô thị.
Về phần vận chuyển có thể thương lượng khi đặt mua. Chúng tôi có thể hỗ trợ 1 phần bằng hệ thống cơ giới của mình.
Hãy liên hệ ngay với Vườn Ươm Số 1 theo thông tin dưới đây để được báo giá cây công trình
Bán cây công trình tại Vườn ươm số một
CÔNG TY CÂY XANH VƯỜN ƯƠM SỐ 1
Công ty cổ phần Vườn Ươm Số 1
Địa chỉ: Tổ 7, Ấp Bầu Chiên, Xã Tân Lâm, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hotline: 0903.773.993 – 0917.255.877
FB: https://www.facebook.com/vuonuomsomot/
6. Cây me tây công trình
Me tây là loại cây thân gỗ có chiều cao trung bình rơi vào khoảng 15-25cm. Thân cây to, tán lá rậm. Đặc biệt, cây luôn luôn duy trì được độ xanh tốt cho dù trồng ở nhiều nơi có điều kiện khắc nghiệt như thế nào đi nữa.
Cây me tây thường được sử dụng làm cây che bóng mát ở trong công viên, trong các khu dân cư, bệnh viện, kí túc xá… Bạn có thể yên tâm vì cây bám rất chắc, khó bị lật do gió bão.
7. Cây chuông vàng
Cây phong linh là một trong các loại cây trồng công trình rất ưa ánh sáng, bộ rễ khỏe mạnh, phát triển nhanh và khả năng lan rộng tốt. Cây rất thích hợp cho việc trồng lấy bóng mát, tạo nên vẻ đẹp cho cảnh quan của các khu công trình lớn.
Được biết đến là loại cây có thân và lá rất đẹp. Đến mùa khô, cây sẽ bắt đầu rụng hết lá, đâm chồi và cho ra những bông hoa vàng rực rỡ, có hình giống như chiếc chuông đang nở to. Thời điểm mà hoa nở rộ nhất chính là vào mùa hè
Chính bởi vẻ đẹp cuốn hút của hoa mà đây là loại cây được ưa chuộng rất nhiều trong các công trình lớn. Cây phong linh được trồng rất nhiều trong các khu nghỉ dưỡng, các khu biệt thự cao cấp.
Không những đẹp mà cây chuông vàng còn giúp cải thiện không khí rất tốt nên nó rất được ưa chuộng trong các công trình hiện nay.
8. Cây hoa đậu biếc công trình
Hoa đậu biếc mang một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp cho gia chủ. Loài hoa này tượng trưng cho niềm vui, sự tươi mới. Hoa đậu biếc có màu xanh tím dịu dàng, không quá chói lóa nên rất dịu mắt mỗi khi nhìn vào
Giàn hoa đậu biếc sẽ mang đến cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho người nhìn. Đồng thời, mang đến sự bình an, may mắn cho gia chủ. Nếu trong những ngày hè nắng oi ả mà có một giàn cây leo công trình này ở cạnh nhà thì thật tuyệt. Đảm bảo ngôi nhà sẽ thêm đẹp, thêm thoáng đãng và mát mẻ hơn rất nhiều.
9. Cây lim xẹt
Cây lim xẹt là một loại cây cũng khá phổ biến và thường được biết đến với tên gọi khác như cây phượng vàng. Đây là loại cây có thể thích nghi tốt với mọi môi trường sống và được phân bố rộng rãi trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
Nhất là những nơi có thời tiết nắng gắt, hay kể cả những nơi đất pha cát, đất chua thì cây cũng phát triển tốt.
Chính vì vậy mà cây được ưa chuộng trồng ở những công trình cảnh quan đô thị, các khu công nghiệp, công viên, các tuyến đường quốc lộ… Cây vừa có hoa vàng nở đẹp mắt lại vừa có bóng mát tuyệt vời cho mùa hè.
10. Cây bụi
Cây bụi công trình là những loại cây được trồng trong những công trình công cộng như công viên, sân vườn, khu công nghiệp,… Điểm phân biệt cây bụi với những loại cây khác là chúng sở hữu thân cây nhiều nhánh, có chiều cao trung bình dưới 5m.
Những loại cây bụi công trình sẽ mang đến một không gian tuyệt đẹp – điều mà những loại cây công trình khác chưa làm được. Theo đó, cây được cắt tỉa tốt và trồng theo nhóm, kết hợp cùng với thảm có hoặc cây thân thảo góp phần tạo nên một không gian tươi mát và thoải mái.
11. Cây bưởi công trình
Cây bưởi công trình là loại cây thân mộc nhỏ với chiều cao trung bình của cây thường nằm trong khoảng 5 – 8m. Đặc biệt, cây bưởi công trình có tuổi thọ hằng chục năm sẽ cao tới khoảng 10 – 15m.
Loại cây này cũng có rất nhiều gai mọc xung quanh các các cành. Khi cây còn nhỏ, gai thường nhọn và chỉ dài khoảng 7cm. Khi lớn lên, gai mọc lan ra phần thân cây và phát triển cả về chiều rộng. Theo đó, chiều rộng của gai ước tính vào khoảng 2cm. Lá của cây bưởi công trình là loại lá đơn, phiến lá to và bề mặt lá rất dày. Hai mặt trên và dưới của lá được phân biệt với nhau bởi cấp độ của màu xanh. Cụ thể, mặt trên có màu xanh đậm và mặt dưới có màu xanh nhạt.
12. Cây cau vua công trình
Cây cau được trồng tại các công trình hiện nay chủ yếu là giống cau vua, còn có tên gọi khác là cau bụng. Roystonea regia là tên khoa học của loại cau này và chúng thuộc họ Arecaceae.
Cây cau vua có nguồn gốc tại Mexico, một phần ở Trung Mỹ và phía nam của Florida. Theo thời gian, giống cau này ngày càng xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới để tạo cảnh quan cho các công trình, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, tại Việt Nam hiện nay, cau vua rất được ưa chuộng và có mặt phổ biến tại nhiều công trình.
13. Cây cau đuôi chồn
Đây là loại cây hay được dừng làm cây bóng mát trên đường phố, tạo cảnh quan tại các công viên …
Hình dạng thân cột, cao, tán lá mọc trên đỉnh ngọn. Cây cau đuôi chồn dễ trồng, dễ chăm sóc nên thường được trồng ở công trình giao thông, không gian vườn nhà, công trình đô thị hay có thể trồng ở các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, nhà máy, xí nghiệp… Cây có tác dụng lọc khí bụi ô nhiễm, tạo không khí trong lành cho khu vực xung quanh.
14. Cây Dầu Rái
Dầu rái hay dầu con rái, dầu nước là loài thực vật thuộc họ Dầu. Cây dầu rái phân bố trong rừng nhiệt đới ẩm ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Tại Việt Nam, loài cây này thường quần tụ dọc bờ sông và là cây chủ yếu tại các khu rừng phục hồi dọc theo sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên
Dầu rái là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40 – 50 m, có thể đạt đến 70 m. Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thô, bền. Dầu rái là cây nguyên liệu chế biến sơn, vecni.
15. Cây Sao đen
Sao đen là loài thực vật thuộc chi Sao, họ Dầu. Loài này có ở Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam.
Theo thông tin từ Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, (vafs.gov.vn) Sao đen là gỗ nhóm 2, lớn tương đối nhanh (tăng trưởng đường kính trung bình năm là 1.1-14 cm/năm), sau 25 năm cây đạt đường kính 25-30 cm.
Hiện nay cây sao đen là cây công trình dễ tìm thấy ở các thành phố của Việt Nam vì tính chất lớn nhanh, cho bóng tốt, tán lá trên cành cao trên 5 m.
Ngoài ra ờ nhiều tỉnh phía nam, cây sao đen được trồng lấy gỗ. giống cây sao đen dễ dàng được mua ở các vườn ươm giống khắp phía nam.
16. Cây osaka đỏ
Tên khoa học: Erythrina fusca
Hay còn được gọi là cây muồng hoa đỏ, hoàng hậu đỏ, cây vông đồng, cây vông kê, cây móng quỷ, cây hoàng hậu đỏ, cây đậu san hô đỏ, cây vông màu gà, cây hoa hồng môi, thuộc họ: Fabaceae. Có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới châu Á.
Đây là loại cây gỗ trung bình, cao 10-20m, có gai, vỏ non màu xanh, vỏ chín màu nâu dày, xốp. Cành nhỏ thẳng, khẳng khiu, lá tập trung ở gần đỉnh. Lá có 3 lá phụ, lá phụ cuối cùng lớn nhất
17. Cây muồng hoa đào
Muồng hoa đào, thuộc phân họ Vang của họ Đậu. Loài này có nguồn gốc từ rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phổ biến rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai…
Điểm đặc biệt của loài cây này đó là bông hoa nở rộng, màu hồng rất đẹp. Thường được dùng trồng cảnh quan, công trình
18. Cây long não
Long não hay còn gọi là rã hương là một loại cây thân gỗ, lớn và thường xanh, có thể cao tới 20-30 m. Các lá nhẵn và bóng, bề mặt như sáp và có mùi long não khi bị vò nát trong tay. Về mùa xuân nó sinh ra các lá màu xanh lục nhạt với nhiều hoa nhỏ màu trắng.
Cây long não có thân cây chắc khỏe với vỏ cây hơi thô và có các đốm nhạt màu, bị nứt nẻ theo chiều dọc.
19. Cây sứ đại
Các tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là cây đại, bông sứ, hoa sứ, chăm pa. Chi này chủ yếu là cây bụi hay cây gỗ với lá sớm rụng. P. rubra (cây đại thông thường hay đại hoa đỏ), có nguồn gốc México, Trung Mỹ và Venezuela, sinh ra hoa có màu từ vàng tới hồng, phụ thuộc vào giống cây trồng.
Cây sứ đại là loại thân gỗ trung bình cao từ 3-10m, thân tròn mập, có nhiều nhánh. Vỏ cây có màu xám và xốp với những vết sẹo lá để lại, cây có nhựa khá độc. Lá cây có hình dạng bầu dục, thuôn dài
20. Cây cọ dầu
Cọ dầu hay còn gọi dừa dầu là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được Jacq. mô tả khoa học đầu tiên năm 1763.
Cây cao tới 20m, thân thuộc nhóm thân cau dừa. Cọ dầu để lại cuống bẹ trên thân. Lá dài 3-5m, thuộc loại lá xẻ thùy lông chim tận gân. Cuống lá (tàu lá) thường có gai. Lá thứ cấp (thùy xẻ) thường dài 0,5-1m rộng 5 cm.
Mỗi cây cọ dừa ít hơn 10 tuổi thường sinh ra mỗi năm khoảng 30 tàu lá, đối với cây trên 10 năm thường sinh ra 20 lá mỗi năm.
Cọ dầu là loài cây có hoa đơn tính cùng gốc, có buồng hoa đực và buông hoa cái là khác biệt nhau nhưng nằm cùng trên một cây. Hoa đơn lẻ, thường mẫu 3, có 3 cánh đài hoa, 3 cánh tràng hoa. Quả chín thu hoạch sau 5-6 tháng, có màu đỏ.
21. Cây phát tài núi
Tên gọi khác là Cây Đại Lộc, Cây Phất Dụ Rồng hay Cây Huyết Rồng. Tên khoa học: Dracaena draco L thuộc họ Dracaenaceae (Bồng Bồng), chiều cao trung bình từ 1 – 5m.
Cây Phát Tài Núi mang hình dáng hùng vĩ, uy nghiêm,vẻ đẹp lạ. Đây là cây thân gỗ với nhiều phân cành từ gốc,rễ phụ mọc từ thân. Đó là lý do tại sao nhiều người thường trồng Cây Phát Tài Núi trong chậu sứ đặt ở trong nhà hoặc tại các tòa nhà văn phòng lớn.
22. Cây kè bạc
Cây kè bạc có tên khoa học: Bismarckia nobilis, thuộc họ Cau. Nguồn gốc từ: Madagasca, phân bố ở miền Nam Việt Nam.
Cây kè bạc có thân cột ngắn, lá có cuống dài, dài tới 2m, phiến gần tròn, đường kính gần 1m, chia thùy sâu thành các phiến rộng, có mũi nhọn, cứng thẳng, màu xanh bạc.
Cụm hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực hình trụ màu nâu đỏ, hoa cái hình cầu màu xanh. Kè bạc thì có nhiều loại có loại lá bạc nhiều có loại lá bạc ít. Trên mỗi tàu lá có những tơ chỉ kéo dài tán lá tạo thành hình trứng rất tự nhiên.
23. Giáng hương công trình
Cây giáng hương có nguồn gốc tại Đông Nam Á, bao gồm các nước: Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam. Ngoài ra, cây còn có xuất xứ tại Ấn Độ.
Tại Việt Nam, giáng hương có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến Đắc Lak, Kontum, Gia Lai, Đồng Nai, Tây Ninh, Phú Yên.
Ngoài tên gọi là giáng hương, cây còn còn những tên gọi khác là cây đinh hương, cây giáng hương trái to. Pterocarpus macrocarpus Kurz là tên khoa học của cây này. Giáng hương thuộc họ thực vật là Fabaceae, tức họ Đậu.
24. Cây hoa mẫu đơn
Cây hoa mẫu đơn công trình có nguồn gốc khác nhau tùy theo màu sắc của hoa. Cây mẫu đơn hoa to có xuất xứ từ Nhật Bản. Trong khi đó, loại mẫu đơn cây nhỏ, hoa màu đỏ lại có xuất xứ tại Thái Lan.
Cây hoa mẫu đơn thuộc loài cây bụi trong họ Cà Phê, còn có tên gọi khác là: hoa trang Thái, cây bông trang đỏ, cây mẫu đơn ta… Cây có vẻ đẹp rất bình dị nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng nên được nhiều người ưa chuộng.
25. Cây khế
Cây khế là loài cây thuộc họ Oxalidaceae và được trồng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loài cây này có nguồn gốc ban đầu tại Sri Lanka với đặc điểm là phát triển rất mạnh tại các vùng đất có khí hậu nhiệt đới.
Cây khế được dùng nhiều trong các công trình cây xanh vì sức sống mãnh liệt và có thể cho trái quanh năm. Chăm sóc cây khế công trình cũng không mất nhiều thời gian và công sức nên độ phổ biến của loài cây này ngày càng gia tăng trên khắp đất nước Việt Nam.
26. Cây lát hoa
Cây lát hoa có tên khoa học là Chukrasia Tabularis, thuộc họ Meliaceae ( Xoan – Sầu Đông). Loài cây này có nhiều loại như: cây lát hoa trái nhỏ, cây lát hoa Đồng Nai, cây lát hoa lá lông…
Nguồn gốc của cây lát hoa chủ yếu phát triển ở các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia…. Việt Nam cũng là nước có sự xuất hiện loài cây này từ rất sớm. Ngoài ra, lát hoa cũng được tìm thấy nhiều ở Nam Phi, Hoa Kỳ, Costa Rica, Cameroon…
Riêng tại Việt Nam, cây lát hoa chủ yếu được trồng từ các tỉnh miền Trung trở ra Bắc, dọc từ Hà Tĩnh cho đến Lạng Sơn. Loài cây này chủ yếu trồng ở khu rừng kinh tế hay cây cho bóng mát ở các khu đường phố, khuôn viên khách sạn, trường học…
27. Cây mít
Cây mít công trình có nguồn gốc tại Nam Ấn Độ và được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu. Loài cây này ưa sống ở những nơi có mưa nhiều, thời tiết thiên về nhiệt độ cao.
Ngoài ra, ở các nước Đông Nam Á cũng trồng khá phổ biến cây mít, có thể kể đến như Thái Lan, Philippin…
Có nhiều loại mít khác nhau như mít dai, mít mật, mít tố nữ… Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt nhưng về công dụng thì hầu như đều giống nhau.
Tính riêng tại Việt Nam, cây mít công trình khá dễ trồng và mang lại giá trị cao nên được nhiều người yêu thích. Không những mít có thể cho trái ngon, che bóng mát mà người ta còn sử dụng gỗ mít để chế tác thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị kinh tế. Loại gỗ mít không nứt, thớ g
28. Cây ngọc lan
Cây ngọc lan công trình thuộc họ thực vật, có tên khoa học đầy đủ là Michelia champaca L.
Ngoài ra, loài cây này còn có tên gọi tắt là champa, champaca, shamba, champak.
Cây ngọc lan có hai loại là cây ngọc lan trắng (bạch lan hoa, cây sứ trắng, mộc lan trắng) và cây ngọc lan vàng (mộc lan vàng, ngọc lan ngà, sứ vàng).
Cây ngọc lan có xuất xứ từ vùng Ấn Độ. Trải qua thời gian, loài cây này đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam.
Đặc biệt, hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia ưa chuộng sử dụng cây ngọc lan cho các công trình.
29. Cây nhãn
Cây nhãn có tên khoa học đầy đủ là Dimocarpus longan Lou. Cây nhãn không những chịu được thời tiết lạnh mà dễ sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, không kén đất.
Nhãn có tán xòe rộng nên có thể mang lại bóng mát, quả nhãn lại có nhiều dinh dưỡng giúp thanh nhiệt, giải độc…
30. Cây sấu
Cây sấu công trình thuộc họ Anacardiaceae (đào lộn hột), có tên khoa học là Dracontomelon duperreanum. Cây sấu còn có những tên gọi khác như long cóc, sấu trắng, sấu tía.
Cây sấu được trồng chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam. Nhiều nhất là rừng Cúc Phương và xung quanh hồ Ba Bể của Bắc Kạn. Thậm chí, khi đến đây, các bạn có thể được nhìn thấy những cây sấu có tuổi thọ rất cao, thậm chí tới cả ngàn năm tuổi.
31. Cây vú sữa công trình
Cây vú sữa thuộc họ Sapotaceae (họ hồng xiêm), có tên khoa học là Chrysophyllum cainino. L. Loài cây này có nguồn gốc tại Châu Mỹ và đảo Antilles.
Cây cho trái thơm ngọt và mang lại giá trị kinh tế cao nên gần đây được trồng phổ biến tại Việt Nam. Những giống vú sữa nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như:
- Vú sữa lò rèn được trồng nhiều ở tỉnh Tiền Giang.
- Vú sữa bắc thảo có ở hầu hết các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Cần Thơ, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp…
- Vú sữa bảy núi ở An Giang.
- Vú sữa bơ Đồng Tháp và vú sữa hoàng kim.
32. Cây xoài
Tên gọi khoa học của cây xoài là Mangifera indica L. Đây là 1 loài cây ăn quả nhiệt đới, có họ hàng với cây đào. Các giống xoài ở nước ta rất đa dạng. Hiện này, có đến hơn 100 giống xoài khác nhau. Ví dụ như Xoài Thanh ca, Xoài tượng, Xoài tròn Yên Châu, Xoài cát Hòa Lộc, Xoài Canh nông ở Cam Ranh, và còn rất nhiều loại khác.
Ngoài ra, còn có những giống xoài được nhân giống như Xoài GL1,GL2, GL6. Những giống xoài này rất thích hợp trồng ở điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng miền Bắc. Rễ cây xoài công trình khá nông, phân bố ở tầng đất từ 0 – 50cm.
Nếu được trồng ở vùng đất cát, rễ xoài có thể ăn rất sâu từ 5 -8m. Tuy nhiên, rễ xoài tập trung chủ yếu trong phạm vi cách gốc khoảng 2m.
Thân cây xoài công trình thuộc loại cây gỗ lớn. Trung bình thân cây cao từ 10 – 30m, mọc rất khỏe, có tán rậm. Độ dày của tán cây sẽ tùy theo từng loại giống cây trồng khác nhau.
33. Cây móng bò tím
Móng bò tím, lan móng bò hay móng bò hoa tím là loài thực vật có hoa thuộc họ Đậu, bản địa của Hoa Nam và Đông Nam Á.
Người bản địa thường dùng loại lan này trị các bệnh về hệ tim.
Bằng cách nấu lá, cành, hoa thành thuốc nước uống. Nhân giống bằng cách chiết cành.
Kiến thức cơ bản về cây công trình là gì?
Cây công trình là các loài cây được trồng tại các sân vườn tòa nhà, văn phòng, trường học, bệnh viện, trạm y tế, công viên, chung cư,…các công trình dân dụng khác nhau, gọi tắt là cây xanh công trình
Cây xanh công trình
Theo kiểu phân loại này, sẽ rất dễ dàng trong việc lên bản vẽ thiết kế thi công công trình, định mức quản lý, quản lý cây xanh công trình, quan điểm hệ thống sinh xã hội – hệ sinh thái cây xanh công trình.
Theo thành phần thực vật: Theo chiều cao tự nhiên: Theo mục đích sử dụng
- Cây lá rộng
- Cây lá kim
- Cây vùng ôn đới
- Cây vùng nhiệt đợi
- Đại mộc: cao trên 20 – 25m
- Trung bình: cao 10 -20m
- Tiểu mộc: cao dưới 10m
- Cây công trình dùng để che bóng
- Cây công trình dùng để che phủ nền
- Trồng Cây công trình dùng để trang trí
Bảng báo giá cây xanh công trình bạn có thể tham khảo
- Cây xanh công trình che bóng mát: Giá từ 200.000đ
- Cây lá màu công trình: Giá từ 150.000đ
- Cây trồng viền – nền, thảm cỏ cho công trình: Giá tính theo diện tích m2 phủ nền, trung bình khoảng từ 40.000 – 99.000đ/m2
- Cây có hoa, kiểng lá các loại: : Giá từ 150.000đ
Báo giá cây công trình
Dưới đây là bảng giá tham khảo, Vườn ươm số 1 hiện tại chỉ có bán cây lộc vừng thôi ạ. Nhưng quý khách hãy cứ tham khảo các giá cây dưới đây nhé.
Mua, bán, báo giá cây xanh công trình tại Hà Nội, Hồ Chí Minh 2020 Tên cây Đường kính gốc Chiều Cao Giá Lộc Vừng 10 – 12cm 4m 3,000,000đ Cau Bụi Vàng 0,5m 200,000đ Cau Hoàng Đế 50cm 2m 400,000đ Cau Tam Giác 60cm 3m 500,000đ Chuối Rẽ Quạt 50cm 3m 500,000đ Chiêu Liêu 60cm 200,000đ Cẩm Lai 1m 300,000đ Chuông Vàng 25cm 3m 450,000đ Cọ Dầu 180cm 5m 550,000đ Điệp Phèo Heo 40cm 3m 450,000đ Dong Thái 15cm 3m 350,000đ Đỗ Tùng 50cm 0,5m 250,000đ Giáng Hương 2m 350,000đ Hoàng Nam 2m 400,000đ Kè Nhật 1m 200,000đ Kè Tàu 80cm 5m 500,000đ Lát Hoa 1m 300,000đ Lim Xanh 1m 300,000đ Long Não 1m 300,000đ Móng Bò 20cm 3m 500,000đ Nhạc Ngựa 1m 200,000đ Mỡ 1m 200,000đ Phượng Vĩ 60cm 4m 500,000đ Sanh Lá Bóng 50cm 2m 400,000đ Sanh lá Dài 10cm 1m 400,000đ Sứ Ngọc Lan 20cm 3m 500,000đ Thiên Tuế 60cm 1m 200,000đ Tràm Liễu 5cm 2m 300,000đ Tre Vàng 10cm 2m 400,000đ Tùng Búp 10cm 2m 400,000đ Tùng La Hán 6cm 2m 400,000đ Tùng Bách Tán 15cm 1m 400,000đ Vạn Niên Tùng 20cm 2m 500,000đ
Lời kết
Trên đây là tổng hợp tất cả các loại cây được dùng trong công trình, tạo bóng mát, nếu bạn thấy hay, đừng quên theo dõi Vườn Ươm Số Một để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé
Nếu bạn muốn chọn một trong các loại cây trồng công trình cho bóng mát trên, hãy liên hệ với Vườn Ươm Số 1 để được tư vấn nhé!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
CÔNG TY CÂY XANH VƯỜN ƯƠM SỐ 1
Công ty cổ phần Vườn Ươm Số 1
Địa chỉ: Tổ 7, Ấp Bầu Chiên, Xã Tân Lâm, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hotline: 0903.773.993 – 0917.255.877
Tài liệu tham khảo:
- What are Different Timber Producing Trees for Use in Construction? (1)
- The five tree species most often used for building construction (2)
Tôi là My Loan, quản lý vấn đề sổ sách và nội dung bài viết trên website Vườn ươm số 1
[Kỹ thuật] Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Mới BứngTác dụng của cây TRINH NỮ HOÀNG CUNG trị bệnh gì?
Source: https://vuonuomsomot.com/cac-loai-cay-cong-trinh-ua-chuong/