Cây dã hương có tác dụng gì? – Vinmec

  • Thân cây: Chứa 2% tinh dầu, 0,5% long não đặc
  • Thân, rễ và lá cây: Có chứa phellandrene, Caryophyllene, hợp chất hữu cơ, chất Safrole và nhiều thành phần hóa học khác
  • Toàn thân cây: Chủ yếu chứa tinh thể băng phiến, tinh dầu. Cây có tuổi thọ càng cao thì hàm lượng băng phiến và tinh dầu càng cao.

3. Cây dã hương có tác dụng gì?

Cây dã dương có vị cay, hơi đắng, tính nhiệt, ấm

Theo nghiên cứu hiện đại, cây dã hương có tác dụng:

  • Kháng khuẩn: Thành phần azulen và một số chất khác có tác dụng ức chế sự phân chia tế bào của các loại vi khuẩn, giảm sưng, sát trùng ngoài da.
  • Tác dụng lên hệ tiêu hóa: Sử dụng liều lượng dã hương vừa đủ sẽ giúp cho đường tiêu hóa dễ chịu, tuy nhiên, nếu sử dụng với liều cao thì sẽ gây buồn nôn, ói mửa, kích thích dị dày
  • Tác dụng lên hệ thần kinh và hô hấp: Chiết xuất từ cây dã hương sẽ giúp kích thích hệ thần kinh, mang đến cảm giác hưng phấn khi sử dụng theo đường tiêm dưới da, đồng thời giúp cho hệ hô hấp trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Tác dụng lên hệ tim mạch: Giúp nâng cao các chức năng hoạt động của hệ tim mạch

Theo đông y, cây Dã hương có tác dụng:

  • Kháng viêm, trừ đờm, thông kinh lạc, kích thích ra mồ hôi, khai khiếu, tiêu đờm, trừ thấp.
  • Liệt dương
  • Phong thấp
  • Lở loét ngoài ra, ngứa ra
  • Đau nhức xương khớp
  • ….
Xem thêm  Cây Phát Tài Núi hợp mệnh gì

4. Cách dùng và liều dùng dã hương

Cách sử dụng: Người dùng có thể sử dụng cây dã hương bằng đường uống, thoa rửa bên ngoài, nhỏ tai, xông hơi, súc miệng.

Liều dùng:

  • Liều dùng bằng đường miệng: Sử dụng 0.1 – 0.2g dưới hình thức thuốc tán hoặc ngâm rượu.
  • Liều dùng bằng bên ngoài: Sử dụng lượng tinh dầu hoặc lượng cồn vừa đủ theo diện tích da cần điều trị.

Lưu ý:

  • Sử dụng liều từ 0.5 – 1g cây dã hương có thể gây nhức đầu, hoa mắt, nhức đầu, nôn mửa, nói sảng, nóng rát trong người và chóng mặt.
  • Sử dụng liều lớn hơn 2g: Người dùng có thể bị co giật, suy hô hấp, thậm chí dẫn đến tình trạng tử vong

5. Một số bài thuốc chữa bệnh từ dã hương

Sử dụng dã hương để điều trị viêm họng, ho nhiều đờm, thở khò khè:

  • Dùng 1,5g dã hương tán bột, 7g mã xĩ phàn, cồn và nước ấm, hòa tan thành hỗn hợp. Sau đó lấy 1 cái tăm bông tiệt trùng, chấm vào dung dịch đã pha và cho vào trong thành họng. Sử dụng lặp lại bài thuốc này từ 2 đến 3 lần trong ngày để giảm được tình trạng viêm họng, long đờm, làm thông thoáng đường hô hấp và giúp người bệnh dễ thở hơn.

Sử dụng dã hương để điều trị bệnh chàm ở chân khi có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn:

  • Dùng 2 miếng đậu hũ giã nhuyễn và trộn cùng với 2g dã hương, sau đó đắp lên khu vực vị bệnh chàm 1 lần/ ngày.
Xem thêm  Tổng hợp 32 loại cây trồng ban công chịu nắng tốt, dễ sống - JYSK.vn

Sử dụng dã hương để điều trị viêm loét ngoài da

  • Cách 1: Sử dụng 2g dã hương, 2g não bsa, 200ml cồn trộn đều với nhau, sau đó bôi vào vùng da bị tổn thương. Bài thuốc này thường áp dụng để điều trị cho những vùng da sắp bị lở loét.
  • Cách 2: Sử dụng dã hương, 2g não sa và hoàng tố liên đã được sao mềm, sau đó đem bôi hỗn hợp vào khu vực da cần được điều trị.

Sử dụng đã hương để điều trị tình trạng ngứa và viêm loét ngoài da cho trẻ nhỏ:

  • Dùng hoa tiêu, du tử miên, dã hương liều lượng bằng nhau. Sau đó nghiền nát thành bột mịn, cất vào lọ và đậy kín để có thể sử dụng nhiều lần. Mỗi ngày người dùng nên lấy một ít bột thuốc, trộn cùng với 1 ít vaseline để thành một hỗn hợp đặc sệt. Sau đó bôi một lượng mỏng nhẹ lên vùng da mà bé bị tổn thương, 2 lần/ngày.

Sử dụng dã hương để điều trị sâu răng, đau nhức chân răng:

  • Dùng dã hương, chu sa tán thành bột mịn. Sau đó hòa bột thuốc cùng với 1 chút nước đun sôi để nguội và bôi vào chỗ răng bị sâu, bị đau. Áp dụng từ 2 đến 3 lần/ ngày để mang lại hiệu quả.

Source: https://vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/suc-khoe-thuong-thuc/cay-da-huong-co-tac-dung-gi/