Tác dụng sức khỏe của cây ngân hạnh – Vinmec

4.1. Công dụng của cây ngân hạnh

Theo y học cổ truyền, Ngân hạnh tính ấm, vị ngọt, hơi đắng. Quả Ngân hạnh ăn chín thì làm ấm mà bổ phổi, tiêu được đờm, trừ được hen, dẹp được ho, khỏi được chứng khí hư, ra huyết trắng ở phụ nữ. Quả Ngân hạnh ăn sống trừ được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu dược độc, sát được trùng. Nhưng không nên ăn nhiều vì tính quá mạnh nên hay sinh chứng đẩy tức khó chịu.

Trong y học dân gian, ngân hạnh được dùng để trị giun, thúc sinh, điều trị viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, cước ở chân tay do lạnh, viêm khớp và phù.

4.2. Liều dùng của cây ngân hạnh

  • Nhân quả Ngân hạnh ngày dùng 10 – 20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng sắc hay nướng chín, tán bột.
  • Thịt quả Ngân hạnh có độc, không ăn sống được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3 – 4 quả. Có thể sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác để sử dụng.
  • Không có nghiên cứu đầy đủ xác định liều lượng chiết xuất Ngân hạnh cần thiết để đạt được hiệu quả có lợi, mặc dù liều lượng khuyến cáo của chiết xuất tiêu chuẩn hóa, là 40 đến 60 mg, 3 đến 4 lần mỗi ngày dựa trên các thử nghiệm lâm sàng. Đối với những bệnh mãn tính, ủy ban của Đức khuyến nghị nên dùng tối thiểu 8 tuần để quan sát các tác dụng có lợi của chiết xuất lá Ngân hạnh.
Xem thêm  Cây ắc ó - Thiết kế cảnh quan sân vườn

5. Bài thuốc chữa bệnh dân gian của cây ngân hạnh

5.1. Chữa cảm lạnh

Dùng quả Ngân hạnh 7 trái nướng chín, cùng với lá Ngải cứu. Dùng lá Ngải là như cái tổ, rồi mỗi quả cho vào một tổ lá Ngải. Sau đó, bọc giấy ướt xung quanh rồi đem nướng cho thơm. Khi dùng bỏ hết giấy, bỏ hết lá Ngải, chỉ ăn nguyên quả, ngày 3 – 4 quả như vậy (Trích trong Bí uẩn phương).

5.2. Trị hen suyễn

Bạch quả định suyễn thang bao gồm:

  • Quả Ngân hạnh 21 quả sao vàng.
  • Ma hoàng 12 g.
  • Tô tử 8 g.
  • Khoản đông hoa.
  • Chế bán hạ.
  • Tang bạch bì đều dùng mật sao các vị đều 8 g.
  • Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn.
  • Hoàng cầm sao qua, đều 6 g.
  • Cam thảo 4 g.
  • Nước 600 ml: Sắc ba lần, gạn lấy nước, chia uống trong ngày (Nhiếp Sinh Phương).

5.3. Tiểu tiện nhiều

  • Chữa đi tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục.
  • Ngân hạnh 10 quả, 5 để sống, 5 để chín. Gom cả 2 thứ vào rồi ăn trong ngày.

Tóm lại, ngân hạnh là một loại dược liệu quý. Trong y học cổ truyền, nó có tác dụng bổ phổi, trị ho suyễn. Trong y học hiện đại lại được dùng với tác dụng chống oxy hóa, chống bệnh thoái hóa thần kinh, bảo vệ tim mạch, chống ung thư. Những thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu muốn sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Xem thêm  Tìm hiểu loài cây Monstera đột biến có giá lên đến cả tỷ đồng

Source: https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/suc-khoe-thuong-thuc/tac-dung-suc-khoe-cua-cay-ngan-hanh/