Cây ngọc ngân để bàn làm việc hợp mệnh gì, tuổi gì?

Cây ngọc ngân là một trong những cây cảnh tiêu biểu tượng trưng cho tình yêu. Cây có vẻ đẹp thanh tao, nhẹ nhàng mà có sức cuốn hút đến lạ kỳ nên thường được đặt trên bàn làm việc. Bài viết sẽ chia sẻ những tuổi nào, mệnh nào nên trồng cây ngọc ngân.

Những thông tin có trong bài viết:

  • Ý nghĩa phong thủy của cây ngọc ngân
  • Cây ngọc ngân hợp với mệnh gì
  • Bài trí cây ngọc ngân ở đâu trong văn phòng

1. Ý nghĩa phong thủy của cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân mang ý nghĩa về sự may mắn và thịnh vượng

Cây ngọc ngân có vẻ ngoài thanh tao, sang trọng, thoát tục. Cây dễ trồng sễ sống và phát triển tốt trong môi trường điều hòa và luôn xanh tốt quanh năm. Thế nên, trong phong thủy, cây ngọc mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng. Cây mang niềm vui đến cho người trồng bởi những khóm cây nhỏ xinh, luôn tràn đầy sức sống, lá cây màu lạ mắt với những đốm trắng trên nền phiến lá xanh rất cuốn hút người nhìn.

Cây ngọc ngân mang ý nghĩa về sự may mắn và thịnh vượng

Cây ngọc ngân mang ý nghĩa xua đuổi tà khí

Theo quan niệm phong thủy, cây ngọc ngân còn có ý nghĩa xua đi tà khí, ma quỷ, những điều không may mắn, bất an. Vẻ đẹp thanh tao, quý phái của cây như một tấm bình phong tuy mỏng manh nhưng vô cùng chắc chắn giúp bảo vệ bạn khỏi những là khí xung quanh.

Cây ngọc ngân mang ý nghĩa về một tình yêu chung thủy

Cây ngọc ngân còn có tên gọi khác là cây Valentine. Đúng nhưu tên gọi, cây ngọc ngân tượng trưng cho một tình yêu dịu dàng, trong sáng, một tình yêu đẹp có khởi đầu và kết thúc hạnh phúc. Chính bởi ý nghĩa đó, các cặp đôi thường tặng cho nhau một chậu cây ngọc ngân với lời chúc và mong muốn về một tình yêu thủy chung, son sắt và hy vọng có một happy ending cho cuộc tình của mình.

Xem thêm  Các Loại Hoa Cúc Nhỏ Nhiều Màu Đẹp Nhất - Trangtintuc.net

Cây ngọc ngân mang đến cảm giác bình yên

Bày một cây ngọc ngân trên bàn làm việc hay trong nhà sẽ giúp bạn cảm giác được sự yên tâm, thanh thản. Vẻ đẹp thoát tục của loại cây này khiến người ngắm có cảm giác tâm hồn được thư thái, thoải mái, và bình yên. Cây còn giúp cho không gian sống trong nhà bạn điểm thêm màu xanh thiên nhiên dịu dàng, mát mắt, xóa tan mọi căng thẳng, lo lắng thường ngày.

Cây ngọc ngân mang đến cảm giác bình yên

Ngoài cây ngọc ngân, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số loại cây cảnh để bàn làm việc khác như:

  • Cây phất lộc để bàn làm việc
  • Cây phát tài để bàn làm việc

2. Cây ngọc ngân hợp với mệnh gì, tuổi gì?

Với những ý nghĩa tốt đẹp, cây ngọc ngân phù hợp với hầu hết các cung mệnh theo phong thủy. Cây đem lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho mọi người. Tuy nhiên, người mệnh Hỏa thì nên tránh đặt cây ngọc ngân trong phòng làm việc. Với người mệnh Hỏa, cây ngọc ngân không hợp cũng không xung khắc. Người mệnh Hỏa có thể thay thế cây ngọc ngân bằng loại cây khác phù hợp với bản mệnh của mình hơn (Tham khảo trong bài Cây cảnh hợp người mệnh Hỏa).

Chỉ cần một chậu ngọc ngân trên bàn làm việc cũng đủ đem lại cảm giác thư thái, an nhiên cho người làm việc. Thế nên, nếu muốn tìm một loại cây cảnh có màu sắc dung hòa với màu không gian sơn tường, nội thất màu sáng thì ngọc ngân chính là lựa chọn hàng đầu. Dù bạn là người mệnh Kim, Mộc, Thủy hay Thổ thì ngọc ngân vẫn luôn mang đến ý nghĩa nguyên vẹn như ban đầu.

Xem thêm  TÙNG BỒNG LAI- CÓ MẤY LOẠI CÁCH TRỒNG  VÀ Ý NGHĨA GÌ?

Cây ngọc ngân hợp mệnh gì?

Cây ngọc ngân không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà còn được biết đến là cây cảnh có thể làm sạch không khí một cách nhanh chóng. Cây có thể hút các chất độc gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Lá cây có khả năng hút các chất độc hại phát ra từ thiết bị điện tử, khói thuốc lá, giúp thanh lọc không khí, giữ ẩm cho không gian phòng của bạn, nhất là với những không gian sử dụng máy điều hòa liên tục.

Dựa theo mệnh, những tuổi thích hợp để trồng cây ngọc ngân là:

Mệnh Kim: 1932, 1992, 1955, 2015, 1984, 1924, 1933, 1993, 1962, 2022, 1985, 1925, 1940, 2000, 1963, 2023, 1941, 2001, 1970, 2030, 1954, 2014, 1971, 2031.

Mệnh Mộc: 1942, 2002, 1959, 2019, 1988, 1928, 1943, 2003, 1972, 2032, 1989, 1929, 1950, 2010, 1973, 2033, 1951, 2011, 1980, 2040, 1958, 2018, 1981, 2041.

Mệnh Thủy: 1936, 1996, 1953, 2013, 1982, 1922, 1937, 1997, 1966, 2026, 1983, 1923, 1944, 2004, 1967, 2027, 1945, 2005, 1974, 2034, 1952, 2012, 1975, 2035.

Mệnh Thổ: 1938, 1998, 1961,2021, 1990, 1930, 1939, 1999, 1968, 2028, 1991, 1931, 1946, 2006, 1969, 2029, 1947, 2007, 1976, 2036, 1960, 2020, 1977, 2037.

3. Bài trí cây ngọc ngân ở đâu trong văn phòng là hợp lý nhất?

Giới văn phòng rất ưa thích bày cây ngọc ngân trong phòng làm việc. Vị trí thông thường là bày chậu cây có kích thước vừa phải trên bàn làm việc và bày chậu lớn hơn ở góc phòng làm việc. Cây còn được trồng ở khu vực vườn hoa, sân vườn, khuôn viên của công ty.

Xem thêm  Cây Sen Đá Mặt Trăng biểu tượng của sự công minh

Cây ngọc ngân gây ấn tượng bởi những chiếc lá không phải màu xanh đơn thuần mà có sự pha trộn màu sắc độc đáo. Lá ngọc ngân có hình bầu dục giống ngọn giáo, mọc không đối xứng, màu xanh đốm trắng, đốm bạc hoặc vệt bạc cuốn lá đầy bao bọc một phần thân cây. Có loại lá màu trắng bạc, lốm đốm xanh. Cuống lá dài, màu trắng xanh, mềm mảnh. Nhiều cuốn lá tập hợp lại tạo thành thân giả của cây. Điểm dễ nhận thấy của cây ngọc ngân là lá có màu trắng chiếm 80% màu sắc còn lại là 20% màu xanh của viền lá và thân lá, lá cây mềm.

Bài trí cây ngọc ngân ở đâu trong văn phòng là hợp lý nhất?

Thông thường, niều người thích bày cây ngọc ngân trên bàn làm việc để ngắm khi mệt mỏi. Cây không có màu xanh mát mắt nhưng lại có màu lá pha trộn đem lại cảm giác vui mắt, thích thú cho người ngắm.

Cây ngọc ngân thanh tao, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sang trọng, tạo cho ta cảm giác mát mẻ, thoải mái, thanh khiết. Bày cây ngọc ngân trên bàn làm việc giúp tạo không gian thêm gần gũi với thiên nhiên vừa tạo nên vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút. Mời bạn tham khảo thêm những sản phẩm bàn làm việc giá tốt dành cho văn phòng:

Xem thêm 300+ mẫu bàn làm việc đẹp tại Đức Khang

Source: https://noithatduckhang.com/blog/phong-thuy/3667-cay-ngoc-ngan-hop-menh-gi-cach-cay-ngoc-ngan-trong-phong-lam-viec.html