Bí thuật trồng và chăm sóc hoa anh thảo cho người mới

Bí thuật trồng và chăm sóc hoa anh thảo cho người mới bắt đầu

Bạn là một người yêu hoa và mơ ước có một khu vườn tràn ngập hương sắc để thả hồn vào xua tan đi bao cái lo âu bộn bề giữa nhịp sống vất vả này, vậy thì đừng chần chừ gì nữa hãy cùng Nông nghiệp phố bắt tay vào trồng ngay những chậu hoa anh thảo nở ngát hương trời này nhé!

hoa-anh-thao

1. Bạn đã biết gì về hoa anh thảo chưa?

Hoa anh thảo hay còn được gọi với nhiều cái tên quen thuộc như cây ngọc trâm, cây liên linh hoa, cây báo xuân… có tên tiếng anh là Primrose hay Cowslip. Cây có nguồn gốc từ vùng ôn đới Địa Trung Hải, miền Nam Châu Âu. Tuy nhiên hiện nay được trồng làm cảnh và chiết xuất tinh dầu nhiều ở vùng nhiệt đới.

Hoa anh thảo là loại cây thân thảo, dạng bụi, sống lâu năm. Cây mọc thẳng và nhìn như không có thân. Chiều cao trung bình cây khi trưởng thành từ 40 – 45 cm. Không những vậy, lá cây còn có cuống dài, gân lá nổi lên rõ rệt, lá có dạng hình tim độc đáo với màu xanh thẫm xen lẫn những đốm trắng nhìn rất nổi bật mọc phủ kín cả gốc. Do đó nên đây là loài cây rất thích hợp trồng chậu trang trí.

Tuy nhiên điều làm người ta thu hút khi đối diện với loài hoa này chính là vẻ đẹp toát ra từ hoa của nó. Anh thảo được đánh giá là loài hoa đẹp với nhiều giống hoa mang màu sắc rực rỡ khác nhau từ đỏ, cam, vàng đến xanh, tím. Hoa dạng kép, những cánh hoa mềm mại, lâu tàn, tỏa hương thơm ngào ngạt được nâng đỡ bởi những cuống hoa thẳng dài và có màu nâu đỏ.

hoa-anh-thao

2. Ý nghĩa đặc biệt của hoa anh thảo

Khi mùa xuân đến cũng là lúc những bông hoa anh thảo bắt đầu nở rộ, mang đến vẻ đẹp đầy màu sắc cho không gian. Có lẽ bởi vậy mà ngoài cái tên anh thảo, người ta còn gọi chúng với cái tên cây báo xuân. Do đó, nhiều người còn cho rằng nếu như sở hữu một cây hoa anh thảo nở hoa vào những ngày đầu năm thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều tiền tài, may mắn đến với gia đình của bạn.

Không những thế, cách nở của những bông hoa anh thảo rất đặc biệt. Khi ánh nắng ấm áp, nhộn nhịp của ánh mặt trời chiếu rọi, hoa anh thảo sẽ vươn những búp nhỏ xinh xắn ra đón nắng. Nhưng khi màn đêm tĩnh lặng buông xuống, mọi vật chìm vào giấc ngủ thì đây mới là lúc những bông hoa anh thảo vươn mình về phía mặt trăng hé nở những cánh hoa lấp lánh ánh bạc đầu tiên.

hoa-anh-thao

Do đó loài hoa này được gọi với cái tên vô cùng lãng mạng là tình yêu thầm lặng, với ý nghĩa tượng trưng cho một tình yêu cao thượng, âm thầm, lặng lẽ luôn luôn dõi theo người mình yêu mà không cần ồn ào, phô trương. Đồng thời, với vẻ ngoài sum suê, rực rỡ thì đây còn là loài cây biểu tượng cho sự duyên dáng, vẻ đẹp của tuổi trẻ sục sôi.

Không chỉ có công dụng về trang trí với nhiều ý nghĩa đặc biệt mà loài hoa này còn được rất nhiều chị em biết đến bởi sản phẩm tinh dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt hoa anh thảo theo công nghệ ép lạnh có nhiều công dụng trong làm đẹp như làm sáng da, giảm mụn, chậm quá trình lão hóa, làm mềm da, dưỡng ẩm da, hỗ trợ sức khỏe sinh sản, bảo vệ sức khỏe tim mạch…

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ

hoa-anh-thao

3. Trồng hoa anh theo cách đơn giản nhất cho người mới bắt đầu

Hoa anh thảo có thể được trồng bằng phương pháp tách cây con tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu trồng lần đầu tiên thì việc kiếm cây con tương đối khó khăn, do đó việc trồng bằng hạt giống sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.

a. Chuẩn bị giống hoa

Tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn loại hoa anh thảo thích hợp. Bạn có thể chọn mua hạt giống hạt giống trên mạng hay tại các cơ sở bán hạt giống, cây cảnh… Tuy nhiên phải là cửa hàng có uy tín thì hạt giống mới đảm bảo là đúng giống và có khả năng nảy mầm cao.

Chú ý nếu được chọn trực tiếp thì bạn nên chọn loại hạt già, sậm màu và to để có sức nảy mầm tốt.

Tiếp theo bạn cho hạt vào ngâm trong nước ấm 2 sôi: 3 lạnh. Tiến hành vớt bỏ những hạt lép nổi lềnh bềnh phía trên bởi vì những chỉ hạt chìm xuống đáy mới là hạt chắc khỏe có khả năng cho ra mầm. Ngâm trong 6 – 8 tiếng rồi vớt ra để cho ráo nước sau đó tiến hành ủ trong vải hoặc bông ẩm đến khi có dấu hiệu nảy mầm thì đem gieo.

Hạt hoa anh thảo là loại hạt có tỉ lệ nảy mầm tương đối thấp nên khi ngâm hạt giống bạn có thể bổ sung thêm một ít các thuốc kích thích hạt nảy mầm như Atonik, Comcat, Litosen, Dekamon… để hạt nhanh bật mầm, ra rễ.

b. Chuẩn bị đất

Đối với cây hoa anh thảo thì bạn nên chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Bạn có thể phối trộn đất theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể đá trân châu Perlite : 2 giá thể mụn dừa.

Sau khi trộn giá thể trồng bạn có thể bổ sung thêm chế phẩm nấm Tricoderma để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, hạn chế được một số nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Nhưng sẽ dề dàng hơn rất nhiều nếu bạn sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng thì việc trồng cây sẽ vô cùng tiện lợi và tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức. Với đất hữu cơ Sfarm, cây con của bạn sẽ được được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong 60 ngày sau trồng mà bạn không cần phải phối trộn thêm bất cứ thành phần nào.

c. Ươm hạt giống

Giá thể ươm hạt bạn có thể sử dụng giá thể ươm giống Sfarm, giá thể mụn dừa, giá thể trấu hun, giá thể Peatmoss… Sau đó bạn cho giá thể vào các khay nhựa, khay xốp ươm hạt chuyên dụng, đặt hạt vào giữa các lỗ rồi phủ nhẹ lại bằng giá thể ươm.

Vì hạt hoa anh thảo có chứa thành phần tinh dầu cao nên dễ thu hút kiến và các loại côn trồng khác tấn công nên chú ý sau khi gieo hạt xong bạn nên dùng phấn diệt kiến và côn trùng Vipesco , rải xung quanh khay ươm hạt để bảo vệ hạt nguyên vẹn.

Đồng thời hoa anh thảo là loài cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập trong quá trình cây con dẫn đến chết rạp, héo rũ nên khi ươm hạt bạn có thể phun phòng bằng một số loại thuốc trừ nấm bệnh như Antracol, Ridomil Gold, Aliette…

hoa-anh-thao

Cuối cùng bạn tưới nước giữ ẩm rồi đặt ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khi cây lên được 4-5 lá thật, thân đã khá cứng cáp thì đem cấy ra đất trồng đã chuẩn bị.

Xem thêm  Hướng Dẫn Trồng Cây Bạc Hà Trong Nhà

4. Chăm sóc hoa anh thảo dễ hay khó?

a. Ánh sáng, nhiệt độ

Hoa anh thảo là loài hoa có nguồn gốc ôn đới, thế nên nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển mạnh là ở 16 – 27 °C. Do đó, cách tốt nhất để cây sinh trưởng khỏe mạnh là trồng cây nơi có ánh nắng yếu hoặc trồng trong bóng râm để nó nhận được ánh sáng mặt trời gián tiếp. Tuy nhiên, nên thỉnh thoảng ta cũng phải đưa cây ra hứng nắng vào buổi sáng để cho cây có thể quang hợp tốt, làm cho cây cứng cáp, lá xanh hơn.

Tốt hơn hết là nên đưa cây ra hứng ánh sáng liên tục trong 2h vào buổi sáng từ 7h đến 9h một tuần ít nhất một lần. Đồng thời cây còn có thể trồng được trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh.

hoa-anh-thao

Ngoài ra loài hoa này thích độ ẩm cao, vì vậy chúng ta có thể được cung cấp thông qua việc sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc bằng cách đơn giản hơn là đặt chậu trong một cái đĩa chứa đầy đá cuội và nước.

b. Tưới nước

Hoa cần khá nhiều nước trong suốt quá trình sinh trưởng, tuy nhiên cây rất dễ bị thối gốc, do đó khi mới trồng cây ta cần tưới thường xuyên 1 lần/ ngày, khi cây đã phát triển khỏe mạnh thì bạn có thể sau 2-3 ngày mới tưới một lần vào buổi sáng hoặc chiều nhưng không nên tưới đẫm, quá tối rất dễ sinh nấm bệnh. Nếu nhiệt độ thấp hoặc mưa nhiều thì nên hạn chế tưới. Cách tốt nhất là dùng bình phun sương tưới trực tiếp lên trên bề mặt lá.

c. Chế độ dinh dưỡng

Hoa anh thảo là cây dễ phát triển nên không đòi hỏi hàm lượng dinh dưỡng nhiều. Tuy nhiên để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa rực rỡ thì bạn nên bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây.

hoa-anh-thao

Sau khi trồng 10-15 ngày thì cây bắt đầu bước vào thời sinh trưởng nên trong giai đoạn này bạn cần bổ sung phân bón hữu cơ hữu cơ dạng nước như Seaweed, Vitamin B1, đạm cá… bón định kì 12-15 ngày/ lần.

Đồng thời bạn cũng có thể bổ sung các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao như 30-9-9, 20-20-15… để cây có điều phát triển thân cành rễ.

Khi cây bắt đầu đẻ nhánh chuẩn bị ra phát hoa thì trong giai đoạn này bạn nên sử dụng phân bón có hàm lượng lân kali cao như NPK 15-30-15, 6-30-30, 10-55-10… để cây ra hoa nhiều, to đẹp.

d. Sâu bệnh hại

Kẻ thù lớn nhất của loài hoa này chính là ốc sên. Chúng phá hoại rất nhiều đến sự phát triên của cây. Do đó bạn cần phải chú ý đến sự hiện diện của chúng bằng cách dùng thuốc diệt ốc sên để loại bỏ ốc nhanh chóng, trước khi chúng bắt đầu ăn hết mầm lá.

hoa-anh-thao

Bên cạnh đó, hoa anh thảo cũng rất dễ bị bệnh đốm lá, biểu hiện là các vết bệnh màu nâu trên lá vàng. Khi đó điều cần thiết là phải nhanh chóng cắt bỏ những lá bị bệnh, đem chậu cây được đặt nơi thoáng đãng và sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh cho cây như Ridomil Gold, Antracol, Aliette, Coc85…

Đồng thời thỉnh thoảng cây còn có thể bị nhện, rầy rệp hay sâu hại tấn công, khi đó bạn có thể sử dụng các chất trừ sâu điều chế từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mà vẫn trừ được sâu hại như GE gừng tỏi ớt, dịch tỏi, Neem Chito, Bio – B…

Xem thêm  Cách Trồng Cây Thủy Sinh và Chăm Sóc Dễ Dàng Tại Nhà

Đặc biệt là bạn có thể sử dụng dầu khoáng SK Enspray 99 EC pha sẵn là dung dịch trừ sâu hữu cơ có thể sử dụng được ngay mà không cần pha nước chuyên đặc trị rầy, rệp, nhện, bọ trĩ, bọ xít… Đây là dung dịch trừ sâu hữu cơ nên không độc hại, không có mùi hôi, hoàn toàn an toàn và hiệu quả.

Chỉ khi cây bị tấn công nặng bạn không thể nào kiểm soát được thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Radiant, Ortus 5SC…

5. Làm sao để cây hoa anh thảo ra nhiều hoa rực rỡ

Để cây trông khỏe mạnh, bụ bẫm hơn thì cách tốt nhất là bạn nên duy trì chiều cao cây khoảng 35-45 cm bằng cách cắt tỉa cây khi sinh trưởng khỏe mạnh. Đồng thời đây cũng là một trong những biện pháp giúp cây phân nhánh, thúc đẩy cây ra hoa nhiều hơn bình thường.

hoa-anh-thao

Bên cạnh đó có thể khiến cho cây ra nhiều bông hoa nhất bằng cách cung cấp nhiều ánh sáng gián tiếp. Và nếu muốn cây ra hoa để đem lại nhiều may mắn vào những ngày đầu năm thì bạn chỉ giữ đất hơi khô vào mùa đông để giúp thúc ra hoa nhiều vào mùa xuân. Tuy nhiên lưu ý là không để đất khô hoàn toàn.

Nếu bạn muốn sau khi hoa tàn vẫn có thể tiếp tục chăm sóc để ra hoa vào những vụ sau thì khi hoa tàn chỉ còn cành thì đừng bao giờ vội vàng cắt bỏ cành đi vì như thế có khi sẽ làm củ thối đi. Cũng đừng nên giờ chôn củ lút đất, phải để chừa lại nửa phần trên chóp củ, không phủ đất. Có như thế thì cây mới có thể sinh trưởng tiếp tục.

6. Hoa anh thảo có độc hay không?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì hoa anh thảo độc nhẹ đối với con người, được xếp vào loại 4 (gây ra các phản ứng viêm da). Chúng hơi độc đối với chó, mèo, và một số động vật khác, nhưng không nguy hiểm như vậy.

Với người, tiếp xúc với da có thể gây phát ban, nổi mề đay và các phản ứng dị ứng khác. Còn vật nuôi đôi khi bị nôn nhẹ nếu ăn phải cây. Vì vậy bạn nên chú ý đặt cây tránh xa tầm tay trẻ em và nên kiểm soát thú cưng của mình khi chúng có ý định đến gần loài hoa này.

hoa-anh-thao

⫸ Xem thêm: Top 2 cách trồng cây dây nhện siêu dễ bạn nên thử

⫸ Xem thêm: Bí quyết sở hữu một chậu cây cá vàng lung linh – bạn đã thử chưa?

⫸ Xem thêm: Trồng và chăm sóc chậu cung điện vàng thủy sinh dễ hay khó?

Nông nghiệp phố rất mong những chia sẻ của mình sẽ là những điều bổ ích giúp cho công việc trồng cây của bạn thêm nhẹ nhàng và giản đơn hơn. Chúc bạn có thể trồng thành công những chậu hoa anh thảo ra hoa rực rỡ như mong đợi. Xin cám ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Source: https://nongnghieppho.vn/blogs/news/bi-thuat-trong-va-cham-soc-hoa-anh-thao-cho-nguoi-moi#4-ch-m-s-c-hoa-anh-th-o-d-hay-kh