Chim Sáo: Đặc Điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu, Mua ở đâu?

Video Chim Sáo

Chim Sáo – loài chim được yêu thích và nuôi phổ biến hiện nay để làm cảnh hoặc nuôi kiểng. Chắc hẳn những thông tin về đặc điểm, cách nuôi, giá thành và địa chỉ mua chim Sáo được nhiều người quan tâm khi đang muốn sở hữu cho mình một chú chim Sáo hót hay. Cùng Mypet tìm hiểu những thông tin hữu ích về chim Sáo dưới đây nhé!

Tìm hiểu đặc điểm chung về chim Sáo

Chim Sáo có tên khoa học là Sturnidae có ngoại hình thon dài, kích thước trung bình và khá nổi bật. Giống chim này thường sống thành từng bầy, ưa sống trong môi trường rậm rạp có nhiều cây cối. Tại Việt Nam chim Sáo được yêu thích để nuôi làm cảnh với giọng hót đặc trưng. Chim Sáo có từ Việt Nam từ lâu đời và được tìm thấy tại nhiều khu vực trên thế giới.

Đặc điểm của chim Sáo

  • Kích thước trung bình, dáng người khá dài và thon gọn.
  • Chim Sáo trưởng thành có kích thước trung bình từ 15 – 30cm, nặng khoảng 100g.
  • Đầu chim Sáo rất nhỏ và dẹt, mỏ nhọn, thẳng, dài và cứng.
  • Màu mắt của chim không giống nhau và được quyết định bởi màu lông chim.
  • Lông chim gồm 3 màu chủ đạo: Trắng, đen và nâu.
  • Thân hình nở nang, phần ngực nở.
  • Đôi mắt to, tròn và có viền vàng ở xung quanh.

Tập tính của chim Sáo

Chim Sáo khi sinh sống ở môi trường tự nhiên thường sống theo bầy đàn với số lượng lớn. Đặc biệt, khi có kẻ thù xâm phạm chúng thường tập trung lại thành số lượng lớn. Trong môi trường nuôi nhốt chim Sáo rất hung dữ và có khả năng bắt chước tiếng người chuẩn. Nếu nuôi chim Sáo lâu năm trong nhà chúng có thể nói chuyện được với con người. Với khả năng bắt chước rất giỏi nên chim Sáo được ưa chuộng để nuôi làm cảnh.

Tập tính sinh sản

Chim Sáo thường sinh sản vào đầu mùa xuân tới cuối mùa hè. Sau khi ghép đôi chim Sáo thường làm tổ ở hang đá hoặc hốc cây để đẻ trứng. Mỗi lần sinh sản con mái thường đẻ khoảng 2 – 3 trứng có màu xanh. Sau 14 – 16 ngày trứng sẽ nở và được cả chim đực và mái ấp.

Chim Sáo con mới nở rất ít lông hoặc không có lông, màu nâu nhạt và chưa mở mắt. Sau khi được nuôi dưỡng sẽ bay đi và kiếm ăn cùng bầy đàn. Chim Sáo trưởng thành sẽ thay lông lần đầu tiên vào mùa đông.

Các loại chim Sáo phổ biến hiện nay

Trên thế giới có khoảng 30 loài chim Sáo, mỗi loài sẽ có đặc trưng riêng. Dưới đây là những loại chim Sáo phổ biến nhất hiện nay:

Chim Sáo đá xanh mỏ vàng

Còn được gọi là Sáo sậu có nguồn gốc từ khu vực Tây Á, giống chim này có đặc điểm như sau:

  • Kích cỡ khá lớn, đối với chim trưởng thành dài 20 – 25cm.
  • Trọng lượng trung bình từ 55 – 100g.
  • Chim Sáo đá xanh đực có kích thước lớn hơn so với chim cái.
  • Đôi chân chắc khỏe và có màu đỏ hồng nhạt.
  • Mỏ chim đực màu xanh, chim cái màu vàng.
  • Lông có màu xanh dương kèm theo những đốm sao màu trắng.
  • Đốm của chim đực dày hơn chim cái.
Xem thêm  Cá Đĩa ăn gì? Cách nuôi? Giá bao nhiêu tiền? Mua, Bán ở đâu?

Chim Sáo đen (Sáo trâu)

  • Thân hình thuôn dài, mỏ nhọn và cứng.
  • Lông trên đỉnh đầu giống như mào.
  • Mỏ và chân có màu vàng óng và đen mượt.

Chim Sáo nâu

  • Thân hình của chim Sáo nâu cân đối giữa người và đầu.
  • Cổ, đuôi và đầu của chim Sáo nâu có màu đen bóng.
  • Ngực chim có màu nâu xám, lông cánh, lưng và ngực có màu nâu nhạt.
  • Viền lông cánh có màu trắng hoặc đen.
  • Mắt chim Sáo nâu tròn, xung quanh viền mắt có màu vàng nhạt, lòng mắt màu đỏ.
  • Chân và mỏ chim có màu vàng cam hoặc vàng sáng.

Cách phân biệt chim Sáo đực và mái

Tại Việt Nam chim Sáo được nuôi chủ yếu là Sáo nâu và Sáo đen. Trong đó Sáo đen được nuôi phổ biến hơn với tiếng hót hay khỏe hơn. Dưới đây là cách phân biệt chim Sáo đực và cái mà bạn có thể tham khảo:

Ngoại hình

  • Về vóc dáng chim đực thường có kích thước lớn hơn so với chim mái.
  • Hình dáng đầu chim đực to và bẹt, còn chim mái có đầu nhỏ và tròn.
  • Mỏ chim mái ngắn và gọn, còn chim đực có mỏ dài thô hơn.
  • Sáo đực có mào mỏ trắng ngà, chân đỏ. Chim mái có chân và mỏ màu xám.

Phân biệt chim Sáo non

Đối với chim Sáo non khi chưa thay lông bạn có thể dễ dàng phân biệt con đực và cái qua màu lông. Chim đực có lông màu đen bóng, còn chim mái màu xám tro, đen nhạt. Khi mọc lông chim mái có lông đen nhưng không được mượt bóng như chim đực.

Phân biệt chim trưởng thành

  • Bạn có thể dựa vào ngoại hình và tiếng kêu để phân biệt chim Sáo đực và cái. Chim Sáo trống có giọng hót thanh và cao. Còn chim mái có tiếng hót khàn và trầm thấp.
  • Về hình dáng chim Sáo trưởng thành có hậu môn bằng phẳng còn chim trống là khối cứng hình trụ nổi lên.

Cách nuôi chim sáo mau hót và nói tốt

Cách nuôi chim Sáo cần nhiều thời gian và chăm sóc. Vì vậy, để có chú chim Sáo vừa đẹp vừa hót hay lại thông minh, đòi hỏi bạn cần nắm rõ những kinh nghiệm khi chăm sóc chim. Cụ thể:

Xem thêm  Chim chích chòe than là chim gì? Cách chăm sóc để hót hay

Cách chọn chim

Cách chọn chim rất quan trọng khi nuôi chim Sáo. Cụ thể bạn nên chọn những con chim Sáo có đặc điểm dưới đây:

  • Chim có thân hình to, lanh lợi, khỏe, mắt sáng, đầu to và có dáng đứng cao.
  • Nên chọn những con chim có chân khỏe, lông bóng mượt và chân không bị tróc vảy.
  • Mua chim Sáo hót nhiều, giọng cao và khỏe.
  • Chọn mua chim Sáo nhanh nhẹn, lanh lợi và nhảy hót thường xuyên.
  • Không nên mua chim Sáo ủ rũ và trầm tính.

Lồng nuôi chim Sáo

Chọn lồng nuôi chim Sáo tùy theo vào kích thước chim và điều kiện, mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại lồng phù hợp. Nên chọn lồng bằng tre, kim loại, gỗ hoặc mây. Đẹp nhất là lông mây. Lồng cần đảm bảo có kích thước 50 – 60cm, cao 80 – 90cm để chim có không gian thoải mái bay nhảy.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý chọn lồng nuôi có đầy đủ các dụng cụ gồm: Cây đậu, cóng thức ăn, cóng nước và máng chắn phân. Khi nuôi chim Sáo bạn cũng nên chuẩn bị thêm áo trùm lồng giúp chim dần quen với môi trường sống mới và không bị hoảng. Vị trí treo chim nên chọn nơi thoáng mát, về mùa hè nên treo chim ngoài bóng râm còn mùa đông treo trong nhà cho chim ấm.

Thức ăn của chim Sáo

Bạn đang thắc mắc không biết chim Sáo ăn cái gì?Chim Sáo là loại ăn tạp, khi sống ngoài môi trường tự nhiên chim ăn nhiều loại khác nhau như: Quả mọng, hạt trái cây chín, côn trùng gồm: Châu chấu, cào cào, sâu gạo, nhộng, nhện, bướm, chuồn chuồn…

Thức ăn của chim Sáo khi nuôi nhốt chủ yếu là cám. Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thức ăn tươi cho chim như: Nhộng, sâu chim, cào cào giúp chim khỏe và căng. Cùng với trái cây chín như thanh long, đu đủ, chuối và cà chua. Chim Sáo rất thích các loại hạt như đậu phộng, kê.. Có thể bổ sung thêm các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất giúp chim phát triển tốt.

Cách chăm sóc chim Sáo

Nuôi chim Sáo bạn cũng cần chú ý tới việc cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho chim. Cần dọn dẹp sạch sẽ lồng chim thường xuyên, vệ sinh cóng nước, bỏ máng chắn phân để tránh vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tắm nước cho chim 2 – 3 lần/tuần vào mùa hè. Thời gian tắm từ 10 – 12h trưa. Ngoài ra cần tắm nắng cho chim từ 7 – 9h sáng, mỗi ngày tắm khoảng 20 – 30 phút. Khi đó sẽ giúp chim lông mượt, hót hay và phát triển tốt.

Xem thêm  Giới thiệu, các loại cá mún đẹp, cách nuôi và sinh sản

Cách phòng bệnh cho chim Sáo

Chim Sáo thường mắc các bệnh như: Viêm phổi, tiêu chảy, rụng lông, xơ lông… Vì vậy bạn cần sớm phát hiện để có cách điều trị hiệu quả. Để tránh chim mắc các bệnh ở trên bạn cần đảm bảo cho chim ăn thức ăn tươi sạch, nước sạch, tắm, vệ sinh lồng thường xuyên.

Kinh nghiệm dạy chim Sáo nhanh biết nói

Để chim Sáo nhanh biết nói, bạn có thể “bỏ túi” những kinh nghiệm dưới đây:

  • Nên nuôi chim Sáo từ khi còn nhỏ và nên nhốt chim trong lồng một thời gian rồi dạy chim nói sau.
  • Khi chim Sáo đã quen với chủ, bạn hãy dạy chim tập nói.
  • Thời gian lý tưởng nhất để dạy chim nói là tầm 17 – 18h tối. Nên dạy chim nói vào sáng sớm và khi mới thức dậy.
  • Trong thời gian đầu nên hướng dẫn chim nói với những câu đơn giản như: Tạm biệt, xin chào, có khách…
  • Khi chim thuần bạn sẽ dạy chim học những câu khó hơn.
  • Đặt lồng chim ở nơi cửa ra vào có nhiều người giúp chim nói nhiều hơn.

Giá chim Sáo bao nhiêu tiền 1 con? Mua ở đâu?

Giá chim Sáo còn tùy vào đặc điểm ngoại hình, màu sắc, kích thước, giống chim, giọng hót… Bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Chim Sáo mới nở 1 – 2 tuần, dao động từ 200.000đ – 300.000đ/con. Nhưng để nuôi chim Sáo non bạn cần có kinh nghiệm và thường gặp nhiều rủi ro.
  • Chim Sáo bổi chưa ăn cám, dao động 300.000đ – 500.000đ/con. Mua về nuôi sau 1 thời gian chim thuần và dạn người.
  • Chim Sáo thuần có ngoại hình đẹp, giọng hót hay giá dao động từ 1 – 4 triệu đồng/con.
  • Những con chim Sáo lâu năm có giọng hót hay và khả năng bắt chước người giỏi có giá tới vài chục triệu đồng/con. Tuy nhiên loại chim này thường rất hiếm.

Để mua chim Sáo bạn có thể tới các cửa hàng chim cánh hoặc trại chim ở gần khu vực mình sinh sống hay các thành phố lớn như: Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Sài Gòn… Khi mua chim bạn lưu ý, nên tránh những con yếu, chân bị bong tróc và yếu… Ngoài ra, bạn cũng có có thể mua chim Sáo tại các diễn đàn chim trên Facebook.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về đặc điểm, cách nuôi, thức ăn, giá và địa chỉ mua chim Sáo đẹp, hót hay. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình một chú chim Sáo hay và bắt chước người giỏi nhất nhé!

thức ăn của chim sáo

chim sáo nâu ăn gì

chim sáo con ăn gì

sáo mái có nói được không

cách nuôi chim sáo mau biết nói

cách làm cho chim sáo mau biết nói

Source: https://my-pet.vn/chim-sao/#cach-nuoi-chim-sao-mau-hot-va-noi-tot