Ý nghĩa hoa hàm tiếu – đặc điểm, nguồn gốc, ý nghĩa về hoa hàm tiếu

Cây khế già phủ bóng mát một góc sân trước nhà khách. Mái ngói cổ che mát cả hành lang dài trước phòng khách ấy. Những hôm có gió, hoa khế trải một tấm thảm màu tía trên nền đất. Chú ưa ngồi nơi hành lang ấy, dưới bóng cây khế và dưới mái ngói cổ kính, nhìn những hoa khế tí hon nhảy múa trong con gió mát.

Bạn đang xem: Ý nghĩa hoa hàm tiếu

Một lần, chú bỗng nhận thấy trong con gió nhẹ ấy có một thứ hương rất ngọt, thoáng qua, rồi thôi. Chú không cưỡng lại được mà để cho cái hương vị ngọt thanh ấy trôi xuống cổ họng rồi lan toả khắp các giác quan của mình. Chú cố để ý nhưng con gió không mang lại cái vị ngọt kia cho chú thêm lần nào nữa. Chú cũng tiếc, nhưng rồi cũng buông thả được.

Đó là những tuần đầu cuộc đời xuất sĩ của chú. Chùa vắng, cổ kính, mùa hè và gió mát. Những thứ ấy nghe qua chẳng có vẻ gì là liên hệ với nhau. Thế nhưng trong ký ức chú, chúng kết hợp với nhau thành một thứ độc ảnh cảnh rất tỏ tường. Những buổi trưa mùa hè, góc hành lang nhà khách dưới bóng cây khế cổ kính kia là thiên đường của chú.

Một lần khác, khi đang nhặt một trái khế trong một bụi cây ngay dưới mái hiên, chú bỗng nhận thấy lần nữa cái hương vị ngòn ngọt mà con gió đã đưa tới ấy. Nhưng hôm đó không có gió. Chú hít một hơi thở nữa và biết chắc là vị ngọt ấy không phải từ đâu xa xôi được con gió đưa đến mà phải ở đâu đó ngay cạnh mình. Chú nhìn kỹ những bụi cây chung quanh, những bụi cây lá xanh màu ngọc lục dọc theo phía dưới hành lang. Và rồi chú phát hiện ra những nụ trắng nhỏ nhắn, như những đóa sen tí hon, khép mình trong những nách lá xanh bóng sum suê. Lại gần, cúi xuống, và chú quyết chắc rằng cái hương ngọt rất thanh kia đã được gửi đi theo con gió từ những nụ hoa trắng khiêm tốn ấy.

Thế là thiên đường mùa hè của chú có thêm những nụ trắng khiêm nhường, tinh khôi. Như đã thân thiết nhau, từ đó chú phát hiện ra nhiều hơn, rồi nhiều hơn, những nụ trắng thơm ngọt tinh khôi như thế trong các bụi xanh rậm rạp dọc theo hành lang nhà khách. Có nắng có nước là có hoa. Những năm tháng đầu tiên của cuộc đời xuất gia, chú đã được nuôi dưỡng không ít bởi cái hương thơm thanh ngọt ấy.

Lớn lên, chú phải đi xa, rất xa. Ký ức và tuổi thơ thường đến cùng với những hình dáng, sắc màu và hương vị có dấu vết sâu sắc nhất trong tâm hồn người ta. Nhớ về tuổi thơ ngọt ngào u tĩnh của mình nơi hành lang cổ kính mùa hè dưới bóng mát cây khế già, chú thường dừng lại rất lâu nơi cái hương vị ngọt ngào thanh thanh của những bông hoa trắng tí hon ấy. Nhưng cách nửa địa cầu, ở một môi trường khí hậu thuỷ thổ hoàn toàn khác biệt, chú không dám mong đến chuyện có thể gặp lại kẻ cố nhân kia. Cái gì người ta nhớ mong mà biết là mình không thể nào gặp được, cái ấy sẽ hiển hiện thường trực và tỏ tường hơn những cái khác. May thay, đó chỉ là một dáng trắng nhỏ như hoa sen và một mùi hương ngọt nhẹ như chuối chín. Và, quan trọng hơn cả, là cái dáng nhỏ và cái hương nhẹ kia, mỗi khi biểu hiện, đều làm cho chú trân quý và an trú hơn nơi nếp sống xuất sĩ của mình. Từ bên kia địa cầu, chú vẫn nhớ, vẫn thương và vẫn thường “ngồi” nơi cái hành lang có những bông hoa trắng ấy.

Rồi chú cũng được về thăm chốn xưa, nhiều năm sau đó. Tuy không phải là mong ước chính, nhưng tự trong thâm tâm, chú vẫn đợi để có thể ngồi bên hiên nhà khách, dưới bóng cây khế già để thở lại cái vị ngọt thanh của tuổi thơ kia. Chú về, chốn xưa không còn u tĩnh nữa. Những mái ngói thành đỏ tươi, những hành lang gạch rêu phong thành những hành lang men bóng loáng, gốc khế cổ thụ đã biệt dấu, và hàng cây ngọc lục dọc hành lang với những hoa trắng ngọt thơm của chú ngày xưa đã biến thành sân bê tông để xe gắn máy. Chú đã phải ngơ ngẩn một hồi lâu. Rồi thôi, bởi chú có quyền gì để giữ một gia tài mà chú đã không chọn lựa? Chú đã chọn lựa dựng xây một gia tài khác từ ngày rời chốn xưa. Làm sao người ta có thể cùng lúc đi trên hai con tàu ngược hướng? Rồi thôi, bởi chú muốn giữ được trong ký ức mình cái độc ảnh cảnh ngọt ngào thanh khiết ấy. Rồi thôi, bởi chú về rồi chú lại đi. Rồi thôi.

Xem thêm  Cây giống ổi lê Đài Loan

Gần mười năm sau phút giây ngơ ngẩn ấy, chú đã phải ngơ ngẩn một lần nữa. Và lần này, chú ngơ ngẩn bên cái dáng cây, cạnh cành lá, trong hương thơm và dưới bóng mát của những bông hoa trắng như biểu hiện ra từ thể tánh mình. Đương nhiên đó không phải là chốn xưa, mà là một nơi khác cách nơi xưa vài ngàn dặm. Lòng ta có người, người tự tìm đến ta. Phải vậy chăng? Đây rồi.

Đây rồi, bởi chú đã trả lại được cho mình cái mà mình tưởng là đã mất. Chú đã mất gì đâu? Đây rồi, chú bé ngày xưa đang cười tươi thỏa mãn trong lòng chú. Đây rồi, bông hoa trắng tinh khôi ngọt thơm trên tay đã mang đoàn tàu ngược hướng kia trở về thể nhập với chú trong khoảnh khắc trùng phùng ấy. Đây rồi.

Từ khi cái độc ảnh cảnh ấy hòa tan vào tánh cảnh, chú thấy mình không còn có nhu yếu nhớ, thương hay cố mời gọi những ký ức xưa kia quay về nữa. Và hay thay, một lần khác, một nơi khác, và với sự vô cầu, chú thấy mình đang ngồi bên những chậu hoa xưa ngay hành lang phòng trà của chú. Chú bỗng phát hiện ra mình cười, một nụ cười hàm tiếu, nụ cười nở từ hạnh phúc và sự u tĩnh khiêm nhường tinh khôi trong lòng chú. Bụt hiện hoa hàm tiếu.

Chùa Quy Thiện, dưới chân núi Thiên Thai, Tứ Tây, Thủy An, Huế, là nơi tôi khởi đầu cuộc đời xuất gia của mình. Những năm đầu thế kỷ 20, cự tộc Thái Văn gốc Quảng Trị đã khai kiến ngôi phạm vũ này. Quy Thiện, là tên làng của gia tộc hiển hách này. Quy Thiện, nghĩa là những điều lành, những hoa trái ngọt ngào của sự thực tập quay về nương tựa Tam bảo. Cụ Thượng thư Thái Văn Toản đã thỉnh thiền sư Chơn Đạo Chánh Thống, cao đồ của sư tổ Hải Đức làm trú trì.

Thầy tôi, Hoà thượng húy trước Như sau Phan hiệu Quán Chơn kế truyền trú trì đời thứ ba. Ngày 16 tháng 4 năm 1993, tôi được xuống tóc, chính thức làm người xuất gia, đệ tử đời thứ tư dòng Quy Thiện. Gần một trăm năm tuổi, ngôi chùa tuy khiêm tốn và trẻ ấy lại rất đỗi hùng vĩ và cổ kính đối với một chú bé mười ba. Cái hành lang nền gạch mái ngói chạy dài mát rượi bóng cây, những cội hoa hàm tiếu u nhã xanh tươi dọc theo hành lang ấy là nơi tôi cất giữ tuổi thơ thanh tịnh ngọt ngào của mình. Những câu kinh đầu tiên, những bài thi kệ đầu tiên, những nét sổ nét mác đầu tiên, những điệu tán tụng đầu tiên… tôi được học trong cuộc đời xuất gia của mình đều có sự cổ vũ và sẻ chia của cái nền gạch ấy, của cái mái ngói ấy, của cội khế già ấy và đặc biệt là của mùi hương ngọt lịm thanh khiết nơi những đóa hoa nhỏ nhắn trắng tinh như những đóa sen tí hon khiêm tốn khép mình trong những giậu hàm tiếu tươi tốt sum suê ấy. Thầy tôi rất cưng những cây hàm tiếu ấy. Các sư huynh của tôi cũng rất quý chúng. Và đương nhiên, tôi cũng bắt đầu biết yêu thương những đóa hoa trắng nhỏ xíu hình búp măng như ngón tay Bồ tát ấy. Nghe đâu, những gốc hàm tiếu dọc hành lang nhà khách kia đã có từ thời tổ khai sơn, nghĩa là đã trăm năm tuổi rồi.

Hàm nghĩa là còn ngậm, chưa mở tung ra; tiếu nghĩa là cười; hơn nữa hoa này chỉ cho hương khi đang còn nở hé cho nên mới có tên là hàm tiếu (含笑花). Hàm tiếu thuộc họ Magnoliaceae, cùng gốc với hoàng lan và ngọc lan. Nhưng so với hoàng lan và ngọc lan thì cây hàm tiếu nhỏ hơn, có khi mọc thành bụi hoặc thành cây thân gỗ nhưng rất chậm lớn. Chiều cao tối đa chừng 4-5 mét. Tán lá tuy xanh quanh năm nhưng không rộng. Lá bóng mượt, màu ngọc lục, có loại có gai mềm quanh vành lá. Hàm tiếu có tên khoa học là Michelia Figo hay là Michelia fuscata. Hoa nhỏ, hình búp sen. Hương hàm tiếu ngọt như mùi chuối chín nên Trung Hoa gọi là hương tiêu (香蕉花), tiếng Anh dịch là Banana Shrub. Người phương Tây cho nó có hương thơm của một loại rượu nên gọi nó là Port Wine Magnolia. Khi lớn, cây hàm tiếu khá giống với cây tulip bên phương Tây nên người phương Tây cũng gọi là Chinese tulip tree. Người Nhật gọi loài hoa này là đường chủng chiêu linh (唐種招霊). Ngoài ra, bởi nó cùng họ với hai loài hoa lan và có hương thơm của chuối chín nên cũng có tên là lan tiêu. Hoa thường màu trắng, có loại màu hạt dẻ, và cũng có loại khác màu trắng với nhiều vệt tía. Không như hai kẻ đồng tộc của mình, hàm tiếu ngậm hương và một khi đã nở tung ra rồi thì không những là không hương mà còn rụng liền ngay sau đó. Hơn thế nữa, hương hàm tiếu tuy đượm ngọt nhưng không khoe khoang, chỉ trong gang tay và đối với kẻ thiếu duyên, là đã có thể không cảm nhận được mùi hương. Phải đến thật gần, thật khẽ và thật cẩn trọng thì may ra mới có thể hưởng được cái hương thơm ngọt lịm thanh khiết của nó. Không biết có phải là do cái ẩn nghĩa vi diệu ấy mà người xưa ví nó với những kẻ xuất trần ẩn dật không?

Xem thêm  Hoa Hồng Trắng: Ý Nghĩa, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc

“Trước sân tôi có trồng một cây hoa hàm tiếu, hoa nó vàng lợt mà thơm, thường lúc đêm khuya người vắng, mùi hương càng nồng; mà lạ nhất là hoa nó chỉ ngậm nụ cho đến khi kết quả mới thôi. Người thưởng hoa chẳng bao giờ thấy lòng hoa. Ở trong làng hoa như nó, có sắc mà chẳng lòe đời, có hương mà chẳng cầu tục biết, có lẽ một bực dật nhân sĩ trong loài hoa chăng?”- (Phan Bội Châu, lời mở bài “Vịnh Hoa Hàm Tiếu”, 1937)

Tôi thích một nụ hàm tiếu trong túi áo nhật bình. Trên con đường đạp xe đến trường, không khí núi non trong lành hòa với hương chuối nhè nhẹ của nụ hàm tiếu làm tôi phấn chấn và sảng khoái lắm. Bạn bè tôi, những ai được tặng một đóa hàm tiếu là vui mừng không giấu được. Những buổi trưa vắng người, nhất là sau một cơn mưa đêm, những đóa hoa trắng ngà kia càng trở nên tươi vui gấp bội. Những buổi tối mùa trăng, hương hàm tiếu quyện vào ánh trăng thành những hơi thở ngọt lịm chảy tan trong cổ họng.

Xem thêm: Máy Tính Xách Tay Apple Macbook Pro, Macbook Pro

Nhưng tôi không được ở Quy Thiện lâu, mùa thu năm 1996, tôi phải chuyển sang Từ Ân, một ngôi cổ tự khác mà thầy tôi trú trì, để tiện việc theo chương trình trung học. Từ Ân khiêm tốn nhưng nên thơ, nằm sát dòng Hương, dưới bóng những cội mít già trăm tuổi. Mỗi lần có dịp về Quy Thiện không khi nào tôi quên trở lại ngồi yên bên góc thiên đường tuổi thơ của tôi.

Và tôi cũng không được ở Huế lâu, mùa thu năm 2000, tôi theo tiếng gọi của lý tưởng sang Làng Mai cầu học. Mai Thôn là cõi tịnh ở trần gian và tôi không nghĩ rằng mình có thể mong cầu một nơi khác huyền thoại và nên thơ hơn. Tôi an trú được và được nuôi lớn từ cõi tịnh ấy. Nhưng thi thoảng tôi cũng nhớ cái góc tịnh tuổi thơ của tôi quá chừng, đặc biệt là hương hàm tiếu. Nhớ, chỉ thế thôi.

Mùa xuân năm 2004, tôi về thăm quê và đương nhiên là cũng đã về Quy Thiện. Nhưng ngôi chùa cổ kính khiêm tốn xưa không còn nữa. Sư huynh của tôi tiếp nhiệm giám tự và đã hoàn tất sở nguyện đại trùng tu. Tôi chỉ thấy lạ. Là kẻ hoài cổ chăng? Tôi còn thấy tiếc. Là kẻ vọng cổ chăng? Kẻ đi xa nào mà không hơn một lần thấy mình vọng hoài cổ niệm? Ký ức về chốn cũ luôn sống động trong lòng kẻ đi xa. Không còn ngôi cổ tự, không còn mái hiên dài che cái hành lang mát rượi, không còn cái sân đất ngập hoa khế, không còn dãy hàm tiếu xanh mướt ngọt lịm hương… Chẳng thà không về. Về mà thấy những kẻ cố nhân mất biệt dấu tích thì lại càng nhớ. Thì phải thế, phát triển mà. Tôi lại phải rời đi. Thì nhớ, thế thôi.

Tôi tiếp tục ở Mai Thôn và thi thoảng cái nhớ ấy vẫn về. Nhưng bởi biết chắc rằng góc thiên đường tuổi thơ của mình đã thực sự đi vào huyền thoại, tôi, từ từ phải cố tập thả cho nỗi nhớ ấy bay lên tít mù cao. Rồi cũng qua. Thế nhưng lâu lâu nỗi nhớ ấy lại ập về, nhất là những khi thực tại buộc tôi phải kiếm tìm một góc yên bình và ngọt ngào trong ký ức. Nhưng đến rồi đi. Rồi thôi.

Xem thêm  Top 33 Các Loại Cây Công Trình Nhanh Lớn Nhất | VƯS1

Tháng 10 năm 2013, trong một chuyến hoằng pháp đến Indonesia, tôi được thầy phó viện trưởng Ekayana đưa đi thăm đảo Java, nơi dự định sẽ thiết lập trung tâm Làng Mai Indonesia. Đoàn nghỉ chân ở một ngôi cổ tự thuộc giáo hội Ekayana. Sau chuyến bay và chuyến xe dài, đến nơi, tôi thấm mệt. Cái vườn nhỏ và những hành lang trong khuôn viên tòa kiến trúc chữ khẩu mời mọc những bước chân. Tôi lại đang cần những bước chân như thế. Tôi đi, thực sự nghỉ ngơi được trong từng bước chân. Những giao động và ồn ào của chuyến đi cũng đang theo cách riêng của mình mà tìm chỗ nghỉ. Tôi không lo cho chúng, chúng cũng không lo cho tôi. Tôi hoàn toàn hóa thành bước chân và hơi thở. Bỗng có một thứ gì đó rất quen lại vừa rất lạ xuất hiện trong sự lóe sáng của một góc khuất nào đó từ chiều sâu tâm thức. Tôi không muốn để tâm. Nhưng đến một góc khác của khu vườn, ánh chớp kia lại lóe sáng và lần này tôi nhận ra nó xuất phát từ tỷ căn của mình. Ghi nhận như thế rồi tôi tiếp tục mang tôi về nơi bước chân. Thế nhưng khi trở lại lần thứ hai nơi chỗ tôi phát hiện ra sự lạ ấy lần đầu thì tia lửa kia đã trở thành một đám cháy lớn: trước mặt tôi là một cội hàm tiếu đầy hoa cao tới mái chùa. Trong giây phút ngẩn ngơ, bao nhiêu giao động, mệt mỏi và ồn ào của chuyến đi đồng loạt tan chảy cả vào mùi hương thân thương ấy. Đây rồi. Tôi thấy một nụ cười ngọt ngào nở trong lòng mình. Tôi ngồi xuống trên hành lang, bên hiên ngói cổ kính, dưới bóng mát cội hàm tiếu, và dáng lá xanh, và những bông hoa trắng, và hương xưa. Đúng, đây rồi.

Thứ mình tìm kiếm có khi chẳng phải dành cho mình. Cái thật sự dành cho mình tự sẽ đến tìm mình. Chỉ cần mình có mặt cho trọn vẹn. Thật thế.

Từ cái ngày tôi tình cờ tìm lại được góc tịnh tuổi thơ của mình tôi bỗng thấy mình nhẹ nhõm. Tôi trở lại Thái Lan, nơi tôi nhập chúng mấy tháng trước “chuyến đi tìm thấy” kia, và cái nỗi nhớ ngày xưa tôi đã phải nhiều lần cố phải tập thả cho nó bay lên tít mù cao ấy, bấy giờ bỗng tan biến đâu mất trong tuyệt mù sâu mà không cần một sự để tâm nào cả. Cái khoảnh khắc tôi khám phá ra rằng mình đã giải thoát được một nỗi nhớ kia thật khoái hoạt làm sao!

Một lần, cũng ở Thái Lan, ra phố cùng huynh đệ, anh em tôi ghé vào một chợ hoa để mua hoa cúng Bụt. Tôi không phải xuống xe bởi chẳng cần phải làm gì cả. Nhưng muốn cho đôi chân được đi vài bước, tôi xuống xe, đi vài bước và trước mặt tôi là một dãy mấy chậu hoa hàm tiếu như từ tít tắp cao và tuyệt mù sâu kia biểu hiện. Và chúng cùng về với tôi. Tết Giáp Ngọ này tôi có mười mấy chậu hàm tiếu rộ hoa ở “góc tịnh tuổi già” của mình.

Hàm tiếu hoa trắng thơm hay còn gọi là dạ hợp hương, lan tiêu. Đây là loại cây có xuất xứ từ Châu Á. Cây được dùng để trang trí cảnh quan sân vườn thêm đẹp bởi vẻ đẹp quyến rũ của hoa mang lại.

Cây hàm tiếu dễ trồng và chăm sóc

Nếu bạn thuê cây Hàm tiếu hoa trắng thơm thì hãy để nhân viên kỹ thuật của đơn vị cho thuê cây tự chăm sóc theo lịch của họ.

Nếu bạn mua cây thì cần biết cách chăm sóc cây Hàm tiếu hoa trắng thơm cơ bản như sau:

Bạn có thể trồng cây hàm tiếu trong đất hoặc trong chậu để tiện chăm sóc. Bạn tưới nước ngày 1 lần cho cây và bón phân đầy đủ.

Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.

Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.

Source: https://ttv.edu.vn/y-nghia-hoa-ham-tieu/