Những tác dụng ít người biết của hoa quỳnh đối với sức khỏe

Hoa quỳnh được biết đến là loài hoa chỉ nở về đêm, mang vẻ đẹp bí ẩn. Thực tế, hoa quỳnh thường trồng làm cảnh chứ ít ai biết được rằng loài hoa bóng đêm này lại có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Cùng MEDLATEC khám phá những tác dụng ít người biết của loài hoa này nhé.

05/08/2022 | Kiểm chứng thông tin hoa cứt lợn có thể chữa được bệnh viêm xoang05/08/2022 | Khám phá năng lực chữa lành cơ thể từ đóa hoa bồ công anh03/08/2022 | Tác dụng hoa đậu biếc là gì mà ai cũng mê mệt loài hoa này?

1. Tìm hiểu về loài hoa quỳnh

Cây quỳnh vốn có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập về Việt Nam và yêu thích trồng làm cảnh. Quỳnh có nhiều loại:

  • Hoa quỳnh đỏ: thân cây nhỏ, hoa có màu đỏ hoặc đỏ pha cam

  • Hoa quỳnh trắng: đây là loại phổ biến nhất, hoa to, đẹp, nở sau 2h đêm vào mùa hè, cụp vào khi gần sáng.

  • Nhật quỳnh: đây là kết quả của quá trình lai tạo giữa cây hoa quỳnh và thanh long. Cây cho hoa nở ban ngày, hoa to đẹp và nhiều màu sắc.

Hoa quỳnh là loài hoa đẹp chỉ nở về đêm

Hoa quỳnh là loài hoa đẹp chỉ nở về đêm

2. Hoa quỳnh trong đông y

Ít ai biết được rằng, loài hoa chỉ nở về đêm này không chỉ mang vẻ đẹp bí ẩn mà còn ẩn chứa những công dụng mà con người vẫn chưa khám phá hết. Hoa quỳnh trắng tự nhiên được dùng như một bài thuốc trong đông y có nhiều tác dụng.

Một số dạng bào chế của hoa quỳnh

Trên thực tế, hoa quỳnh tự nhiên đã được bào chế để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Mà mục đích chính là hỗ trợ điều trị một vài loại bệnh thông thường. Hoa thường được bào chế thành các dạng như:

  • Trà: hoa quỳnh khô kết hợp với một số nguyên liệu khác làm thành trà để uống thanh nhiệt.

  • Hoa khô: hoa quỳnh phơi khô dùng làm bài thuốc trong đông y

  • Ngâm rượu: hoa quỳnh ngâm rượu dùng cùng với mục đích chữa bệnh

  • Dịch chiết từ cây quỳnh tươi, dùng với nhiều mục đích khác nhau trong y học.

Xem thêm  CÙNG TÌM HIỂU VỀ LAN HOÀNG THẢO THÁI BÌNH

Công dụng của hoa quỳnh

Trong nghiên cứu của đông y, hoa và thân của cây quỳnh có nhiều lợi ích dùng để chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe. Hoa quỳnh có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tốt trong các trường hợp tiêu viêm, thanh phế, long đờm,…. Hoa quỳnh hái về phơi khô, ngâm rượu hay sử dụng tươi cho những mục đích như:

  • Hoa quỳnh dùng làm bài thuốc trị ho, đờm, bệnh về đường hô hấp

  • Thân và hoa quỳnh dùng làm bài thuốc điều trị bệnh về tim, chống co thắt ngực, chống nhiễm trùng bàng quang, giảm đau bụng thời kỳ kinh nguyệt,…

  • Hoa quỳnh ngâm rượu dùng để giảm đau bụng, giảm vết bầm tím do chấn thương, giảm tình trạng viêm mụn nhọt trên da,…

Hoa quỳnh được biết đến là một bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh lý

Hoa quỳnh được biết đến là một bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh lý

3. Những bài thuốc hay từ hoa quỳnh

Hoa quỳnh trong đông y có rất nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nguyên liệu này có thể được dùng với những cách điều chế, liều lượng khác nhau. Dưới đây là gợi ý một số bài thuốc từ hoa quỳnh người dùng có thể tham khảo:

Hoa quỳnh trị ho, giúp long đờm

Bài thuốc này rất đơn giản, ai cũng có thể áp dụng được để chữa ho, long đờm cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Cách dùng như sau: hoa quỳnh mới nở, hái về hấp cách thủy cùng với mật ong. Hoặc lấy hoa quỳnh thái nhỏ, nấu với trứng gà để ăn chữa ho. Liều dùng: trẻ em dùng 1 bông hoa, người lớn dùng từ 2-3 bông.

Xem thêm  Tổng hợp các giống lan hài nổi tiếng nên sưu tầm ở Việt Nam

Chữa ho, viêm họng

Với trường hợp ho do viêm họng cũng có thể dùng hoa quỳnh làm bài thuốc chữa trị khá hiệu quả.

Cách kết hợp như sau: hoa quỳnh (khoảng 30gram) + 10 gram lá xương xông. Cả 2 nguyên liệu thái nhỏ, đựng vào bát con, thêm 10ml mật ong. Mang bát hỗn hợp này đi hấp cách thủy chừng 30 phút. Sử dụng khi còn nóng. Các chất trong hoa quỳnh và lá xương xông có tác dụng rất tốt giúp giảm viêm, kháng khuẩn, mật ong làm dịu họng, giảm ho rõ rệt.

Hoa quỳnh được dùng làm bài thuốc chữa nhiều bệnh thường gặp

Hoa quỳnh được dùng làm bài thuốc chữa nhiều bệnh thường gặp

Hỗ trợ điều trị ho do lao phổi

Với những bệnh nhân lao phổi, ho lâu ngày, ho ra máu thì có thể dùng hoa quỳnh làm giải pháp giúp cải thiện triệu chứng. Các thành phần trong hoa không chỉ giúp kháng viêm, kháng khuẩn mà còn tiêu đờm, giảm ho, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu.

Cách dùng như sau: sử dụng 3 – 5 bông hoa quỳnh + 15gr đường cát trắng đem sắc để lấy nước uống trong ngày. Duy trì trong khoảng vài tuần đến khi nào thấy giảm và đỡ hẳn triệu chứng.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Dùng hoa quỳnh và kim ngân với lượng bằng nhau sắc lên lấy nước uống. Bài thuốc này giúp làm giảm cơn hen tái phát, giảm triệu chứng hen suyễn khá tốt.

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về sỏi

Kết hợp hoa quỳnh với kim tiền thảo, diếp cá, rễ cỏ tranh, sắc lên uống. Hoặc dùng hoa quỳnh khô tẩm mật, sao vàng hãm uống như uống trà. Đây là bài thuốc làm tiêu sỏi thận, sỏi mật trong dân gian.

Xem thêm  Chuyện quanh cây sấu trên phố - Nhịp sống Hà Nội

Chữa mụn nhọt

Dùng hoa quỳnh hoặc thân cây quỳnh giã nát để đắp lên mụn nhọt. Hoa giúp giảm sưng tấy, mụn nhọt nhanh xẹp.

Hoa này còn được dùng làm bài thuốc chữa nhiều bệnh lý như: các bệnh lý về khớp, giun sán, lợi tiểu, điều trị đái tháo đường, đau bụng do kinh nguyệt, đầy hơi,…

Hoa quỳnh được dùng làm bài thuốc chữa bệnh trong dân gian

Hoa quỳnh được dùng làm bài thuốc chữa bệnh trong dân gian

4. Những lưu ý khi sử dụng hoa quỳnh

Hoa quỳnh từ lâu đã được dùng làm nguyên liệu phổ biến trong đông y hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng liều lượng có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như: tiêu chảy, nôn mửa, nổi mụn phồng rộp…

Bên cạnh đó, khi sử dụng hoa này làm thuốc cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ sử dụng làm thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc uy tín.

  • Không dùng hoa quỳnh làm thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Không dùng cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng phấn hoa, thảo mộc.

  • Cẩn trọng khi dùng kết hợp với thuốc tây y. Vì hoa quỳnh tương tác với một số thành phần như Digoxin hoặc các thành phần trong thuốc chống trầm cảm,…

Tuy hoa quỳnh có nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh nhưng không phải vì thế mà người dùng có thể tùy tiện sử dụng. Hoa phải được bào chế hoặc phơi khô đúng cách khi dùng làm thuốc đông y. Liều lượng cách dùng cũng phải đúng chuẩn đối với từng trường hợp điều trị các bệnh cụ thể để phát huy tác dụng chữa bệnh của chúng và đề phòng các tác dụng phụ không mong muốn.

Source: https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-tac-dung-it-nguoi-biet-cua-hoa-quynh-doi-voi-suc-khoe-s51-n29589