Cây Tùng La Hán có 2 loại 1 loại lá ngắn và 1 loại lá dài. Cây có tên khoa học là: Podocarpus macrophyllus là một loài cây cảnh thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae) có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc thường được trồng làm cảnh trong công viên, đình chùa, vườn nhà. Vì lá cây có tuổi thọ khá lâu, nếu ở điều kiện tốt trung bình 5 năm cây mới thay lá. Cây Tùng La Hán được tượng trưng cho chữ Thọ chính vì thế cây mang ý nghĩa phong thủy về sức khỏe. Cây thường được dùng để làm quà tặng, quà mừng thọ với ý nguyện mong gia chủ luôn mạnh khỏe và bình an.
Cây Tùng La Hán
Đặc điểm của cây Tùng La Hán
Cây Tùng La Hán thuộc loại cây gỗ lớn, cành nhánh nhiều, dài, thường cành mọc ngang hoặc rủ xuống. Lá hình giải hẹp, thuôn nhọn ở đỉnh, gốc có cuống ngắn, màu xanh bóng ở mặt trên, hơi xám ở mặt dưới. Cây có hoa trắng, quả giống nhìn tượng La Hán chính vì vậy người ta đặt tên cho cây là Tùng La Hán.
Cây Tùng La Hán có lá xanh thẫm khi lá trưởng thành
Cách chăm sóc cây Tùng La Hán
Thường cây Tùng La Hán được phổ biến làm cây Bon Sai, cây thế, vì thuộc loại thân gỗ nên cây có sức sống khá mãnh liệt, sống được cả ở trong điều kiện mát lẫn nắng gắt, sau này cây cảnh phát triển Cây Tùng La Hán được ươm và bán từ nhỏ để làm cây cảnh để bàn.
Nước
Tùy vào điều kiện nơi đặt cây mà ta tưới nhiều hoặc ít nước, thường nếu để cây Tùng La Hán trong văn phòng 7 – 10 ngày tưới 1 lần, mỗi lần chỉ đủ ẩm đất, tránh tưới nhiều cây dễ bị úng nước, có thể dùng bình xịt hoặc khăn ẩm lau lá để biểu bì trên lá không bị bí.
Ánh Sáng
Tùng La Hán chịu được cường độ ánh sáng lớn, có thể để cây ngoài trời, tuy nhiên cây cũng có thể tự thích nghi với điều kiện môi trường bán râm và phòng máy lạnh. Tránh để cây phía sau cửa kính vì khi trời nắng gắt, ánh sáng chiều qua cửa sẽ làm cây nóng hơn, dẫn đến sốc nhiệt, mất nước héo lá. Nên phơi nắng cho cây vào lúc sáng sớm và chiều muộn, thi thoảng mang ra ngoài trời để cây được trao đổi với không khí bên ngoài.
Cây Tùng La Hán dễ chăm sóc
Gió
Nếu bạn để ý kỹ thì cây Tùng La Hán này trong tự nhiên thường được mọc ở trên núi, cường độ gió lớn, nên yếu tố gió sẽ giúp cho lá cây được dày và khít, nếu thiếu gió, môi trường bí cây sẽ bị thưa lá và xấu.
Đất
Đất trồng Tùng La Hán không cần có quá nhiều dưỡng chất nhưng đất phải thoáng để vừa tạo độ thoáng và mùn ta có thể dùng tro trấu, sơ dừa, xi than, đá perlife, xỉ than trộn vào mới đất.
Nhân Giống
Cây có thể nhân giống bằng hạt, triết cành, tách bụi.
Cây Tùng La Hán có giá 125.000 đ (giá chưa bao gồm chậu sứ)
Source: https://webcaycanh.com/cay-tung-la-han/#Anh_Sang