Cách trồng và chăm sóc cây cảnh để bàn cực kỳ đơn giản

Video Cách trồng cây cảnh để bàn

Cách chăm sóc cây cảnh để bàn tại nơi làm việc là câu hỏi được nhiều người đang làm công việc văn phòng quan tâm. Các loại cây để trong phòng kín thường không hề dễ chăm sóc như bạn vẫn nghĩ, chúng rất dễ bị héo, chết hoặc thiếu sức sống. Vậy phải làm sao để cây cảnh của bạn luôn xanh tốt nhất, câu trả lời sẽ có ngay bên dưới.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh để bàn đúng cách

Cây cảnh để bàn hiện nay có rất nhiều loại khác nhau và mỗi giống cây đều có những đặc tính thích nghi không hề giống nhau. Vì thế, để trồng được một chậu cây cảnh để bàn sống lâu, luôn tươi tốt thì điều đầu tiên các bạn cần chuẩn bị chính là những kiến thức về loại cây mà bạn sẽ hoặc đang trồng.

Cần nắm rõ những kiến thức về loại cây mà bạn sẽ hoặc đang trồng.

Việc tìm hiểu kỹ về những đặc tính của cây sẽ giúp bạn biết được cây mình đang trồng hợp với với loại đất nào, trồng trong loại chậu nào thì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc. Các loại cây cảnh để bàn thường có kích thước nhỏ hơn các loại cây cảnh để trong văn phòng thông thường, chính vì lý do đó, bạn nên cố gắng khéo léo một chút để việc trồng cây trở nên đơn giản hơn.

Các loại cây cảnh mini để bàn thường sẽ được trồng với 2 hình thức chính là: đất và trong dung dịch (nước dinh dưỡng).

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các vật liệu cần chuẩn bị và đến với cách trồng cây cảnh để bàn đúng cách trên đất và trong dung dịch nước dinh dưỡng.

Chuẩn bị vật dụng:

– Đất trồng cây.

– Xẻng để xúc đất.

– Loại cây cảnh bạn muốn trồng.

– Mẫu chậu cây cảnh bạn yêu thích.

– Dung dịch nước dinh dưỡng.

– Nước tưới cây.

Cách trồng cây cảnh với đất:

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị đất trồng cây cảnh. Sẽ có nhiều loại đất và mỗi người sẽ có những cách lựa chọn đất trồng khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách dùng túi đất trồng cây được bán sẵn ở các cửa hàng cây cảnh. Nếu cầu kỳ hơn hoặc có sẵn đất ở nhà, bạn hoàn toàn có thể tự tạo đất trồng cây bằng việc kết hợp: phân bón, mùn, rơm rạ hay vỏ cây, tốt nhất là những loại vật liệu tạo được độ tơi xốp, nhanh phân hủy và tạo chất dinh dưỡng cao.

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc hoàng thảo xoắn từ chuyên gia - Sfarm

Đất trồng cây phải đảm bảo có được độ ẩm và thành phần dinh dưỡng (phân bón) cần thiết cho sự sinh trưởng của cây

Tiếp theo là công đoạn trồng cây vào chậu và tưới nước. Việc đầu tiên là bạn cần ướm chừng phân cho chậu cây thành 3 phần trong đó nên lưu ý phần dưới cùng sẽ là đất lót, phần giữa là bao phủ gốc, rễ cho cây và phần trên cùng là để các tiểu cảnh mini trang trí khác. Khi cố định đất vào thân cây xong thì các bạn nên ấn nhẹ để cây không ngả nghiêng chứ không nên nén cây vào đất quá chặt.

Nên lưu ý phần dưới cùng sẽ là đất lót, phần giữa là bao phủ gốc, rễ cho cây

Việc phân khúc đất trồng cho chậu sẽ giúp bạn dễ dàng cân đối được lượng đất, giúp phủ kín cho cây rễ và gốc. Chú ý là không nên lấp đất đầy khỏi miệng chậu, bởi như vậy lúc muốn tưới nước, đất và nước sẽ tràn ra ngoài gây mất tính thẩm mỹ của cây cảnh. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại phụ kiện cây cảnh bé xinh để trang trí cho chậu cây thêm sinh động.

Trồng cây cảnh với đất

Cách trồng cây cảnh để bàn bằng dung dịch (nước):

Khác với hình thức trồng cây cảnh để bàn bằng đất, các loại cây trồng trong nước sẽ có môi trường sống là nước có dung dịch thủy canh được pha chế theo tỷ lệ thích hợp nhằm đảm bảo cung cấp các dưỡng chất tốt nhất cho cây sinh trưởng và phát triển.

Để đảm bảo chất lượng của nước dinh dưỡng, bạn nên mua sẵn ở cửa hàng để được hỗ trợ các tỷ lệ thành phần dinh dưỡng trong nước cho phù hợp với loại cây bạn trồng.

Dung dịch thủy canh được pha chế theo tỷ lệ thích hợp

Mực nước tiêu chuẩn dành cho cây trồng trong môi trường thủy canh là cao ngang với cổ rễ cây. Bạn cũng cần chú ý là các loại cây trồng trong nước cần phải được thay nước định kỳ 2 – 3 lần mỗi tháng để đảm bảo chúng được phát triển khỏe mạnh, xanh tốt, hạn chế chết yếu.

Xem thêm  Cách trồng dạ yến thảo từ 1 nắm hạt cây, dễ ợt mà kết quả "hú hồn

Bạn cần chú ý nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi dung dịch nước, loại bỏ các lá úa vàng cũng như các phần rễ bị mục để cây sinh trưởng bình thường, hạn chế bệnh tật.

Thay nước định kỳ 2 – 3 lần mỗi tháng

Cách chăm sóc cây cảnh trong văn phòng

– Trồng các loại cây cảnh có tuổi thọ ngắn như: cây lúa, hoa dạ yến thảo, cây may mắn từ hạt thanh long, …

– Chọn trồng những loại cây khó chăm sóc hoặc cần nhiều kỹ thuật như: cây lan, cây xương rồng ghép,…

Khi trồng cây, nếu khi nhận thấy cây có biểu hiện yếu đi thì bạn cần xử lý:

– Không tiếp tục để ánh nắng chiếu gay gắt vào cây: vì lúc này sự quang hợp và sức đề kháng của cây sẽ không được như lúc cây chưa bị bệnh, nên cần tránh nguồn ánh sáng quá mạnh.

– Kịp thời có biện pháp chăm sóc đúng cách: tùy vào tình trạng cây của bạn bị bệnh gì mà thay nước, thay đất, cắt tỉa hay phun thuốc trừ sâu. Nên loại bỏ lá vàng héo, phần rễ bị hỏng tùy theo việc bạn trồng cây cảnh để bàn bằng đất hay nước để có được cách xử lý phù hợp.

– Để cây ở nơi thoáng khí, mát mẻ, tránh gió mạnh: đây là cách đơn giản giúp cho cây lấy lại sức đề kháng và sự xanh tươi trước mầm bệnh đang tấn công.

Vài lưu ý khi chăm sóc cây cảnh để bàn trong văn phòng

Vị trí đặt chậu cây cảnh

Hầu hết các loại cây cảnh trồng trong nhà sẽ lớn nhanh trong điều kiện môi trường nhiều ánh sáng, thoát nước tốt, độ ẩm cao. Tuy nhiên, cũng có những loại cây có nhu cầu đặc biệt, Như cây có hoa và những cây có lá đốm thì đặc tính của chúng là luôn cần nhiều ánh sáng hơn so với những cây có lá màu xanh nhẵn, còn những cây thuộc họ dương xỉ lại thích ở trong tối hơn.

Xem thêm  Cây kim ngân - Hướng dẫn trồng và chăm sóc cho người mới bắt đầu

Loài cây mọng nước như xương rồng và cây ăn thịt thì lại thích được đặt ở chỗ cửa có ánh sáng, tuy nhiên, cần tránh đặt chúng ở cửa chính nam vào mùa hè sẽ dễ bị héo hơn. Cây phong lan thì lại thích ánh sáng mặt trời gián tiếp, độ ẩm cao và nhiều không khí trong lành. Nhìn chung, nếu điều kiện sinh trưởng không phù hợp, cây sẽ phát triển chậm, thậm chí chết.

Tưới nước đúng cách

– Cần tưới nước từ trên xuống và nên đặt một chiếc đĩa để hứng nước dưới chậu tránh làm mất vệ sinh.

– Đối với các cây trồng trong văn phòng thì không nên tưới nước quá nhiều. Cần giữ độ ẩm cho đất ở mức ổn định nhưng phải chờ cho đến khi phân gần khô hết mới tưới nước tiếp. Bạn có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách ấn ngón tay vào đất.

– Nước máy sẽ tốt cho hầu hết các loại cây nhưng một số loại cây đặc biệt như phong lan thì cần chăm sóc cầu kỳ hơn.

– Mùa đông nên tưới nước ít hơn mùa hè. Các loại cây đều cần nhiều nước hơn vào mùa sinh trưởng như mùa xuân và mùa hè so với thời kỳ ngủ đông trong mùa lạnh.

Tưới nước đúng cách

Tạo đủ độ ẩm

Cây dương xỉ, cây dứa, hoa phong lan và các loại cây nhiệt đới đều thích được cung cấp độ ẩm hàng ngày, bạn có thể phun tưới chúng bằng bình xịt cầm tay. Đối với những loại cây trên cạn, có thể tạo độ ẩm bằng cách đặt chúng lên khay sỏi có nước.

Bón phân

– Nhiều giống cây vẫn có thể sinh trưởng tốt mà không cần bón phân nhưng cũng có những cây có hoa lại rất cần được bón phân lỏng hàng tuần.

– Khi chuyển cây từ chậu nhỏ sang chậu lớn hơn, bạn cần cho thêm phân bón dạng hạt theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh gây chết cây.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể tự trồng cho mình một chậu cây cảnh để bàn ưng ý nhất.

Source: https://nhasachvietnam.com.vn/tin-tuc/cach-trong-va-cham-soc-cay-canh-de-ban-cuc-ky-don-gian-post313.html