Cây Hạnh Phúc – Hiểu đúng và đủ về cây hoa hạnh phúc – Mẹo Hay

1. Cây hạnh phúc là cây gì?

Cây Hạnh Phúc (tên khoa học: Radermachera sinica) thuộc chi Heteropanax được phát hiện đầu tiên ở các khu rừng mưa nhiệt đới ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Không chỉ giúp làm đẹp không gian sống, cây còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành

Cây hạnh phúc được xếp vào giống cây cảnh phong thủy cát tường, phù hợp bài trí nơi làm việc để đem lại sự thư thái đồng thời cải thiện năng lượng cho người sở hữu.

Cây hoa hạnh phúc là loại cây thích nghi với môi trường trong nhà, nên rất thích hợp cho việc trang trí văn phòng, cơ quan. Cây Hạnh Phúc thường được trưng bày ở những không gian rộng rãi, nơi có tiền sảnh, văn phòng rộng lớn hay những vị trí thích hợp

2. Đặc điểm của cây hạnh phúc

Là cây cảnh để bàn thân gỗ với kích thước khá nhỏ bé chỉ từ 20 cm – 30cm. Cây có những tán lá xanh tốt, màu xanh của niềm tin và hy vọng.

Cây thuộc cây thân gỗ, lá lớn, cuốn lá dài có bẹ ôm thân ở gốc, màu xanh và bóng ở mặt trên. Hoa mọc thành cụm, cuống hoa mọc từ đỉnh cây có chiều dài 25 -30cm, cụm hoa xếp dài hình nón giống như chiếc đuôi chồn. Thật ra, hoa có màu trắng mọc ở kẽ lá bắc cao 5 cm; đài cao 2,5 cm, tràng có ống cao, nhị lép cao 1,5 cm.

Hạnh Phúc là một trong những cây được ưa chuộng ở Việt Nam có tên khoa học là Heteropanax Chinensis là chi thực vật có hoa trong họ Araliaceae còn gọi là họ Nhân Sâm tương tự giống với cây Ngũ Gia Bì.

3. Điều kiện sống của cây Hạnh phúc

Cây Hạnh phúc là dòng cây cảnh thân gỗ dáng cao, có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Nam Âu và Tây Á. Chiều cao trung bình của cây trong khoảng từ 1,8m đến 2m. Những tán lá cây Hạnh phúc xanh mát, mượt mà thể hiện cho sự hy vọng và niềm tin mạnh mẽ.

Cây cảnh này sinh trưởng và phát triển rất tốt trong điều kiện thiên nhiên khí hậu Việt Nam.

4. Vị trí đặt cây hạnh phúc

Vì là loài cây mang ý nghĩa hạnh phúc, ngày nay cây không chỉ được trồng trong phạm vi nhà ở mà còn được dùng trang trí không gian công cộng như siêu thị, công viên, sân bay…

Cây cũng rất thích hợp trồng trong văn phòng, ở những nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát. Bạn cũng có thể đặt chúng ở hành lang, trong phòng ngay cạnh cửa sổ… nơi bạn có thể nhìn ngắm và chăm sóc mỗi ngày. Cái tên ý nghĩa của cây đem lại cho người sở hữu và những người xung quanh cảm giác ấm áp và kết nối với nhau.

Không chỉ riêng Việt Nam ta mà cả những nước như Nhật Bản và Trung Quốc cũng rất chuộng loại cây này.

5. Ý nghĩa của cây hạnh phúc

Hạnh Phúc toát ra ý nghĩa từ tên gọi. Mang sắc xanh chủ đạo, cây hạnh phúc mang ý nghĩa tượng trưng cho niềm tin, hy vọng mãnh liệt với cuộc sống. Cây toát ra ý nghĩa từ hình dáng cây to cao, vững chãi cùng với kết cấu lá hình trái tim.

Xem thêm  Hoa Lan Cattleya: Nhận biết, phân loại, cách trồng và chăm sóc - Eva

Bên cạnh ý nghĩa về hạnh phúc, thứ mà con người vẫn luôn tìm kiếm trong cuộc sống thì Hạnh Phúc còn tạo nên sự sang trọng, uy nghiêm, thể hiện sự tinh tế và độc đáo trong tính cách gia chủ.

– Ý nghĩa trong cuộc sống

Mang những ý nghĩa tốt đẹp nên cây hoa hạnh phúc thường được trồng trong nhà như một loại cây trang trí, làm đẹp cho không gian thêm tươi mới và tràn đầy sức sống. Đặt một chậu hạnh phúc ở phòng ngủ, phòng làm việc tạo nét đẹp độc đáo, truyền cảm hứng cho bạn đấy.

Đúng với cái tên của mình, cây hạnh phúc được coi là lá bùa may mắn giúp người sở hữu giữ các mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, giữ gìn hòa khí, gia tăng sự sung túc cho cả gia đình. Vì vậy, cây thường được dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè để thể hiện sự yêu thương và mong muốn người nhận nhận được những điều tốt đẹp nhất.

Giống như bất kỳ loại cây cảnh trong nhà nào, cây hạnh phúc với tán lá xum xuê cùng là trợ thủ đắc lực giúp cung cấp lượng oxi lớn cho không gian nhà bạn. Ngoài ra, cây còn có khả năng hấp thụ những chất độc hại mà con người, máy móc thải ra, thanh lọc không khí một cách hiệu quả, đem lại sự an toàn, khỏe mạnh cho các thành viên trong gia đình, văn phòng. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng làm quà tặng sinh nhật, họp mặt, ra mắt, làm quà khai trương, quà kỷ niệm, quà chúc thọ…v.v

– Cây Hạnh Phúc có thực sự mang hạnh phúc đến chủ nhân hay không?

Khi nhắc đến tên cây Hạnh Phúc nhiều người không tránh được sự xao xuyến. Bởi, nhiều người đã nghĩ ra rằng cái tên này muốn ám chỉ cây sẽ mang đến hạnh phúc cho nhiều gia đình. Liệu sự thật có thực sự như vậy?

Trong phong thủy, tên loài cây này đã gắn liền với niềm tin hạnh phúc sẽ đến với mọi nhà. Nhiều người đã cho rằng, chỉ cần nghĩ đến loài cây này, dù trong lòng giông bão nhưng bỗng trở nên ấm áp đến lạ thường. Những tán cây xanh mướt thể hiện sự khỏe khoắn và tượng trưng cho niềm tin, hy vọng vào tình cảm gia đình luôn hạnh phúc, lứa đôi luôn gắn bó.

Cây Hạnh Phúc giúp con người thoát ra được những chán chường dường như vô tận. Cây giúp chủ nhân lấy lại được sự tự tin vốn có và mang đến những suy nghĩ tích cực hơn. Cây còn nhắn nhủ chủ nhân rằng khi mình cảm thấy đủ thì mình sẽ hạnh phúc. Cây Hạnh Phúc còn mang đến chủ nhân cảm giác bình yên, thư thái sau chuỗi ngày vật lộn với cơm áo gạo tiền.

Xem thêm  Có nên trồng cây Hoàng Nam (Tùng Ấn Độ) trước nhà

Với những ý nghĩa phong thủy này bạn đã phần nào hiểu ra tại sao cây mang tên Hạnh Phúc. Đồng thời, bạn có thể tự khẳng định được rằng cây thực sự mang hạnh phúc đến cho chủ nhân khi trồng hay không?

– Đối tượng nào hay sử dụng?

Đối tượng hay sử dụng nhất là các gia đình có ban công, có cửa sổ, thích hợp cho cả không gian nhỏ, các ngôi nhà trong thành phố. Hoặc sử dụng trong các văn phòng làm việc, các quán Café, các nhà hàng….

6. Cây hạnh phúc hợp tuổi nào, mệnh gì?

Với màu xanh đậm bao phủ, cây hạnh phúc rất hợp với mệnh Kim. Người mệnh Kim khi trồng cây này trong nhà sẽ cân bằng lại được cuộc sống, giúp họ thư thái và có nhiều động lực làm việc hơn.

Trong phong thủy, Kim sinh Thủy nên đây cũng là loại cây gắn bó nhiều với người mệnh Thủy, đem đến cho mệnh này nhiều may mắn, tài lộc. Thực tế, cây hạnh phúc để bàn hợp với 12 tuổi theo 12 con giáp. Do đó, ai cũng nên sở hữu loại cây này trong nhà để gia tăng sung túc.

7. Kỹ thuật chăm sóc cây hạnh phúc đúng cách

Thuộc loại cây thân gỗ nên cây sống rất lâu và bền, cây dễ sống và dễ chăm sóc có thể thích nghi với điều kiện môi trường máy lạnh.

Cây được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Khi giâm cành đã sinh rễ thì tiến hành cưa tách khỏi cây mẹ và trồng vào chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất vườn.

Khi cưa cần thao tác dứt khoát và nhanh chóng, hạn chế thấp nhất sự tổn thương đến cây mẹ. Trường hợp trồng cây trong chậu cần chú ý hạn chế chiều cao cây khi giâm cành. Đường kính cây phải đạt từ 10 – 12 cm.

Muốn Cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần chăm sóc cây theo quy trình, tuân thủ đúng chế độ ánh sáng, nước tưới và phân bón cho cây, cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 18 – 25 đô C. Tránh để cây ở nhiệt độ >40 độ C cây sẽ bị héo lá, thân mất nước có thể dẫn đến chết cây.
  • Nước: Nước chiếm hàm lượng lớn trong cây(70-90%) khối lượng cây, và nước tham gia cấu tạo chất nguyên sinh của tế bào để cấu tạo nên các bộ phận của cây. Ngoài ra nước còn giúp cây hòa tan và vận chuyển các chất trong cây và tham gia quá trình sinh lý, quá trình thoát hơi nước của cây.Cần chú ý: Nếu cây thiếu nước sẽ bị héo, không quang hợp được… ảnh hưởng đến quá trình sống của cây. Cũng cần chú ý nếu cây thừa nước, sẽ khiến cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với các bệnh gây hại. Vì thế cần phải cung cấp đầy đủ, kịp tời nước cho cây để cây phát triển.
  • Yếu tố ánh sáng: Ánh sáng giúp cây quang hợp tạo các chất hữu cơ, cấu tạo nên bộ phận cảu cây, và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây. Cây hạnh phúc là loại cây ưa sáng, tuy nhiên khi bạn đưa cây vào trong phòng dưới ánh sáng của bóng đèn có dây tóc, đèn huỳnh quang cây cũng có thể quang hợp, và sinh trưởng phát triển bình thường.Tuy nhiên ở những nơi thiếu ánh sáng, cây hạnh phúc sẽ có xu hướng vươn cao lên để hướng sáng, đồng thời lá của cây cũng chuyển thành màu xanh nhạt hoặc màu xanh vàng, không còn màu xanh đặc trưng của cây như bình thường, là do màu xanh đặc trưng do diệp lục được hình thành ít, và bị phân hủy nhiều trong điều kiện thiếu anh sáng, thân cây nhỏ bé, mềm lướt vươn dài.
  • Đất trồng: Nên chọn loại đất trồng thoáng khí, tơi xốp, có khả năng thoát nước cao để thích hợp với các chậu cây để bàn.
  • Sâu bệnh: Cần chú ý quan sát kỹ để phát hiện ra những cành nhánh kém phát triển để loại bỏ đi cũng góp phần giúp cây hạnh phúc phát triển tốt hơn với hình dáng đẹp hơn, bắt mắt hơn. Việc quan sát này sẽ giúp chúng ta phát hiện ra sau bệnh hai cây hoa hanh phúc để có biện pháp kịp thời điều trị cho giúp cây phát triển tốt nhất. Các bệnh thường gặp của cây hoa hạnh phúc là: rầy, đốm lá , thối rễ. Nên tìm hiểu và chọn các sản phẩm phù hợp để điều trị cho cây.
Xem thêm  Tất tần tật về các loại lan phi điệp hiện nay - Sfarm

8. Cây Hạnh Phúc có hoa không?

Đáp án chính là có. Cây thường nở hoa vào mùa xuân và mùa hè. Hoa Hạnh Phúc có màu trắng tinh khôi đại diện cho một tình yêu trong sáng, thuần khiết. Hoa thường mọc ra từ những nách lá hoặc cành. Sau khi cây ra hoa sẽ kết quả thành hình quả đậu.

Khi cây Hạnh Phúc ra hoa cũng báo hiệu quãng thời gian hạnh phúc của bạn đang đến gần. Tình yêu của bạn sẽ nảy nở, đơm hoa kết trái.

9. Giá cây hạnh phúc bán trên thị trường

Cây Hạnh Phúc có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với từng không gian.

– Cây hạnh phúc cao 20 – 30cm

Loại cao từ 20 – 30 cm tán lá tròn giá: 155.000 VNĐ (giá chưa bao gồm chậu sứ)

Loại cao từ 45- 55cm gốc đơn giá: 230.000 VNĐ (giá chưa bao gồm chậu sứ)

– Cây hạnh phúc cao 100cm

Loại nhỡ cao tầm 1m giá 350.000 VNĐ (giá chưa bao gồm chậu sứ). Cây Hạnh Phúc cao tầm 1m phù hợp để trang trí các shop, quán cà phê, tặng khai trương, tân gia…

– Cây hạnh phúc cao 130cm

Loại to cao tầm 1m3 giá 480.000 VNĐ (giá chưa bao gồm chậu sứ). Cây Hạnh Phúc cao tầm 1m3 phù hợp làm cây to để văn phòng, nơi tiếp khách, phòng sếp, phòng họp…

Source: https://meohay.vn/cay-hanh-phuc/#7-ky-thuat-cham-soc-cay-hanh-phuc-dung-cach