Hoa lồng đèn – Đặc điểm sinh trưởng, cách trồng và chăm sóc – iuHoa

Video Hoa lồng đèn

Lồng đèn – loài hoa nhỏ nhắn, xinh xắn được rất nhiều người yêu thích. Với vẻ đẹp và hình dạng độc đáo của mình, loài hoa này nổi bật hẳn so với các loài hoa khác và có thể thu hút ánh nhìn của bất kì ai.

Link gợi ý mua trên Shopee: https://shorten.asia/sqJUW2YT

Tên gọi và nguồn gốc của loài hoa lồng đèn

Loài hoa lồng đèn nhỏ nhắn có tên khoa học là Fuchsia X Hybrida, thuộc họ Anh thảo chiều (Onagraceae), hoa có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ và được những người dân bản địa nơi đây rất ưa chuộng, thường sử dụng để trồng làm cảnh trước hiên nhà.

Cây hoa lồng đèn còn có nhiều tên gọi độc đáo khác như: phu nhân sành điệu, bông hồng xứ Castle, hoa bông tai công nương, hoa vân anh, áo dạ hội, hồng hoa đăng…

Loài hoa nhỏ bé với nhiều tên gọi độc đáo

Đặc điểm của cây hoa lồng đèn

Hoa lồng đèn có cả hai loại là dạng bụi và dây leo, loại thân bụi với chiều cao trung bình khoảng 40 – 100cm, trong điều kiện thời tiết thích hợp, bụi cây có thể cao lên tới 2m, còn đối với lồng đèn dây leo, cây có thể leo cao từ 1 – 3m và có nhiều cành nhánh.

Khi cây còn non, thân của loài hoa này có màu xanh và chuyển dần sang nâu đỏ khi cành đã cứng cáp, trưởng thành.

Khi nở rộ, những bông hoa có đa dạng màu sắc từ hồng, đỏ, vàng, trắng đến xanh tím, mép nguyên, mọc đối xứng, nhìn không khác gì những chiếc lồng đèn xinh xắn được treo lủng lẳng vào những dịp lễ hội. Đặc biệt, lồng đèn có hoa mọc ra từ nách lá nên số lượng hoa khá nhiều mỗi mùa nở rộ. Chính vì vậy, đây là một loài hoa trồng làm cảnh được rất nhiều người ưa chuộng.

Toàn cảnh cây hoa lồng đèn

Có khoảng gần 100 loài thuộc giống hoa đăng Fuchsia, tức cùng họ với hoa đèn lồng. Chính vì vậy, đây là loài hoa có hình dáng bên ngoài và màu sắc cực kỳ ấn tượng và phong phú: Với dòng Fuchsia Gracilis có xuất xứ từ Mexico thì hoa đơn thường có màu đỏ hồng và khá nhỏ, còn được biết đến tại Việt Nam với tên gọi cây tiểu hoa đăng; Dòng Fuchsia Macrostemma lại có hoa mọc đôi màu hồng nên thường được gọi là hoa đăng kép…

Xem thêm  Những giống cây ăn quả ngắn ngày mang lại kinh tế cao

Loài hoa này có lá hình xoan, khá dày và nhỏ, mang màu xanh lục trông đầy sức sống.

Hoa lồng đèn treo chậu
Hoa lồng đèn giàn leo

Vậy ý nghĩa của loài hoa lồng đèn là gì nhỉ?

Cũng như những loài hoa khác, mỗi loài sẽ có những ý nghĩa riêng biệt.

Là một loài cây mọc thành bụi nhỏ, hoa lồng đèn có hình dáng bên ngoài rất giản đơn và nhẹ nhàng, tuy nhiên chúng có thể thu hút mọi ánh nhìn của người ngắm nhìn.

Với nhiều màu sắc rực rỡ và đầy cảm xúc, hoa lồng đèn có ý nghĩa tượng trưng cho những cung bậc đầy thăng hoa và lãng mạn trong tình yêu. Từ thuở ban đầu còn ngây thơ trong trắng, dần dần tình yêu được hâm nóng và đạt đến độ thăng hoa như những ánh lửa màu đỏ rực, và rồi dần dần chuyển sang dịu dàng, sâu lắng nhưng vô cùng thủy chung với sắc màu tím biếc.

Hoa lồng đèn mang màu tím với ý nghĩa thủy chung

Vẻ đẹp độc đáo riêng có của loài hoa này cũng khiến nhiều người gắn liền hoa lồng đèn với ý nghĩa tượng trưng cho những ý tưởng thăng hoa và đặc sắc trong nghệ thuật. Là một ngành nghề luôn đòi hỏi sự sáng tạo, có rất nhiều họa sĩ, nhà thiết kế,… đã sử dụng hoa lồng đèn để trang trí tại văn phòng làm việc giúp kích thích tiềm năng sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm để đời.

Bên cạnh đó, với kích thước bé nhỏ nhưng luôn thu hút sự quan tâm của mọi người, hoa lồng đèn muốn nhắn nhủ một chân lý sống rất đơn giản: Sự vui sống có thể chỉ nhen nhói trong những điều rất nhỏ bé và giản dị, chỉ cần bạn chú tâm quan sát thì niềm vui chẳng ở đâu xa.

Loài hoa nhỏ bé mang niềm vui đến mọi người

Phương pháp nhân giống hoa lồng đèn

Là loại cây sinh trưởng và phát triển theo dạng cây bụi, nếu biết cách chăm sóc, lồng đèn sẽ cho hoa quanh năm.

Kỹ thuật chăm sóc loài hoa này cũng không quá khó khăn, các bạn chỉ cần ghi nhớ một vài lưu ý cơ bản sau:

Xem thêm  Cách làm hoa lan hồ điệp từ vải voan cực xinh - Thegioihoa.vn

Thời điểm trồng

Thời điểm thích hợp để trồng hoa lồng đèn tùy vào đặc điểm mỗi vùng trồng. Đối với các vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sapa, Mộc Châu…có thể trồng quanh năm. Đối với các vùng có những thời điểm nhiệt độ cao hơn 30 độ C thì nên tránh trồng hoặc nếu trồng cần che bóng cho cây. Các vùng miền Bắc nên trồng bắt đầu vào mùa thu, từ tháng 8 – tháng 4 năm sau theo dương lịch.

Chọn giống

Người ta thường nhân giống hoa lồng đèn bằng cách giâm cành. Khi chọn cây giống, nên chọn những khóm cây phát triển tốt, lựa chọn vị trí gần gốc sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh và mạnh hơn. Cần sử dụng kéo thật bén để vết cắt dứt khoát, tránh ảnh hưởng đến những dây tơ trên cành đem giâm vì sẽ giảm số lượng và chất lượng của hoa trong mùa sau.

Cắt hom cành có độ dài 8 – 15cm với 2 hay 3 cặp lá trưởng thành và đem cắm ở môi trường ráo nước có PH 6 – 6,5. Khi cây đang mọc rễ, giữ môi trường nhân giống ở nhiệt độ 20 – 25 độ C (cây sẽ phát triển tốt nhất ở môi trường này, dưới 150C hay trên 300C là cây mọc yếu, nơi có nắng nhẹ hoặc bóng râm và tưới nước thường xuyên (1 lần/ngày).

Khoảng 3 tuần thì hom sẽ mọc rễ và bắt đầu phát triển.

Chọn chậu và xử lý đất

Loại chậu phù hợp nhất để sử dụng trồng loài hoa này là những chậu treo có đường kính vào khoảng 20 – 30cm, có thể sử dụng chậu nhựa hoặc sành, sứ,…, miễn là chức năng thoát nước tốt. Đất được dùng để trồng hoa lồng đèn phải đạt độ tơi xốp vì bộ rễ của loài hoa này khá mong manh và sức đâm xuyên không lớn.

Để xử lý đất, cần tiến hành trộn đất với các loại phân tự nhiên (phân bò, phân gà, phân trùn quế,… ) kết hợp cùng xơ dừa, vỏ trấu, than đập mịn, mùn hữu cơ,… và nhào thật kỹ để chúng hòa quyện vào nhau. Trong quá trình xử lý đất cần tiến hành bón lót với vôi để xử lý các mầm bệnh có trong đất, sau đó phơi 2 – 3 nắng rồi mới đem vào sử dụng để trồng cây.

Xem thêm  Cây ngọc ngân có độc không? Hợp mệnh gì? Ý nghĩa và cách chăm
Cây khi phát triển sẽ cho rất nhiều hoa

Lưu ý cách chăm sóc hoa lồng đèn nhé!

Tưới tiêu và độ ẩm

Là loại cây háo nước, hoa lồng đèn cần được tưới thường xuyên để duy trì độ ẩm đều đặn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Nếu thời tiết không thuận lợi, bạn cần tưới hoa nhiều lần trong ngày, tốt nhất vào sáng sớm và chiều tối khi mặt trời đã lặn. Tuyệt đối không tưới cây vào lúc ánh nắng đang gay gắt, có thể dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt và cây sẽ chết.

Vào mùa mưa cần chú ý nhiều hơn đến yếu tố thoát nước của chậu, nếu để cây ngập trong nước sẽ rất nhanh chóng bị úng rễ.

Phân bón

Là loài cây dây leo có bộ rễ khá mong manh, hoa lồng đen đòi hỏi lượng phân bón tương đối nhiều để có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt vào những giai đoạn khi cây đang mọc rễ hoặc lên cành non, cần cung cấp thêm các loại phân bón có chứa nitrogen, potassium, các nguyên tố vi lượng,… để cây có thể phát triển tốt nhất.

Vị trí đặt cây

Là loài hoa không phù hợp với ánh nắng toàn phần, khi trồng và chăm sóc hoa lồng đèn, bạn cần đặt chúng tại những vị trí râm mát và ít có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu đặt cây ở nơi lạnh quá hoặc nóng quá sẽ làm cây sinh trưởng kém, ít ra hoa và màu sắc kém chất lượng.

Phòng chống dịch bệnh cho cây

Căn bệnh phổ biến và thường gặp nhất đối với loài hoa lồng đèn là rệp ăn lá. Nếu không biết cách xử lý, dễ dàng dẫn đến tình trạng cây xơ ngọn.

Để tránh hiện tượng này, các bạn cần vệ sinh thật sạch sẽ khu vực trồng hoa để hạn chế những nơi loài rệp có thể ký sinh, định kỳ phun thuốc diệt rệp để hạn chế và tiến tới tiêu diệt loài ký sinh này.

Video tham khảo cách trồng, chăm sóc và trị bệnh cho hoa lồng đèn

Một số hình ảnh đẹp khác của hoa lồng đèn

Source: https://iuhoa.com/hoa-long-den/